Biện Pháp Pháp Lý Hạn Chế Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ

1.1.3. Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ


Về biện pháp pháp lý, ở Việt Nam hiện nay chưa có một khái niệm nào mang tính học thuật về biện pháp pháp lý. Do đó, theo quan điểm của tác giả có thể hiểu biện pháp pháp lý trên cơ sở tìm hiểu khái niệm “biện pháp” và khái niệm “pháp lý” như sau:

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.


Pháp lý (juridique) xuất phát từ tiếng La-tin “Jus” nghĩa là các quy định của pháp luật. Theo giải thích của Đại từ điển Tiếng Việt thì: "pháp lý là căn cứ , cơ sở lí luận của luật pháp"[35]. Từ điển Pháp – Việt, pháp luật – hành chính định nghĩa: "pháp lý mang tính chất cưỡng bức của pháp luật, đặt dưới quyền lực của pháp luật bắt buộc phải thi hành"[33].

Như vậy, khái niệm pháp lý không đồng nghĩa với khái niệm pháp luật, bởi xét về khái niệm pháp luật (droit) xuất xứ La-tin “directum” nói lên khái niệm ngay thẳng, sự chính trực. Theo Đại từ điển Tiếng Việt giải thích: "pháp luật là quy tắc, hành vi của công dân do nhà nước quy định, ban hành, buộc phải tuân theo không được trái phạm"[35]. Theo định nghĩa này chúng ta có thể thấy sự chưa đầy đủ và chuẩn xác như định nghĩa trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: "pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội"[34].

Trên cơ sở các định nghĩa trên, tựu trung lại có thể thấy rõ pháp lý có các thuộc tính khác biệt so với pháp luật sau đây: Tính liên quan đến hệ thống các quy phạm pháp luật, mọi lí lẽ, cơ sở hay căn cứ đều dựa trên các quy tắc hay đúng hơn là dựa vào pháp luật; Tính lệ thuộc vào pháp luật, không có các quy phạm pháp luật thì không thể chứng minh thế nào là đúng, sai, phù hợp

hay không phù hợp, cho phép hay không cho phép; Pháp lý chính là cơ sở của lí luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu pháp luật một cách có hệ thống. Với ý nghĩa này, pháp lý được xem là hệ quả tất yếu của pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu biện pháp pháp lý là cách giải quyết một vấn đề trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Tóm lại, biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT là các biện pháp hạn chế trục lợi trong lĩnh vực BHNT trên cơ sở các quy định của pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT (vận dụng, áp dụng khoa học các quy định của pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT).

Đặc điểm của các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT

Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 4


Thứ nhất, là những biện pháp dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật điều chỉnh về hạn chế trục lợi BHNT.

Các quy định về pháp luật điều chỉnh về hạn chế trục lợi BHNT không chỉ giới hạn ở một số quy phạm pháp luật trong Luật KDBH hiện hành mà còn được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh sổ số và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.

Cụ thể, các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT là việc áp dụng các chế tài trong các quy phạm pháp luật để xử lý các chủ thể có hành vi trục lợi BHNT, đây là hậu quả pháp lý bất lợi mà các chủ thể thực hiện hành vi trục lợi BHNT phải gánh chịu hay nói cách khác là chủ thể phải gánh chịu các chế tài trong các quy phạm pháp luật là chủ thể thực hiện hành vi TLBH.

Thứ hai, chủ thể thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT bao gồm:

DNBH là một bên của HĐBH, do đó trong quá trình thực hiện hợp đồng doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ nhất định được quy định cụ thể trong hợp đồng và trong các văn bản pháp luật có liên quan như Luật KDBH, Bộ Luật Dân sự, do đó DNBH là một chủ thể pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong việc hạn chế trục lợi BHNT, DNBH tự kiểm soát bằng quyền pháp luật trao cho mình và thỏa thuận trong hợp đồng để hạn chế hành vi trục lợi bảo vệ quyền lợi của mình. Lúc này DNBH là chủ thể sử dụng pháp luật, cụ thể là sử dụng các quy phạm pháp luật trong Luật KDBH để thực hiện quyền của mình trong việc xử lý các hành vi TLBH. Chẳng hạn: Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH quy định: “DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐBH khi bên mua bảo hiểm có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường”[27].

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực KDBH trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động KDBH và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực KDBH theo quy định của pháp luật. Từ vị trí và chức năng trên có thể nhận thấy, một trong những nhiệm vụ của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm là xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH theo quy định của pháp luật. Đối với việc thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm là chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH trong đó TLBH cũng là một trong những hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Do vậy, trên cơ sở áp dụng

những quy định của pháp luật, mà cụ thể là một số quy định trong Nghị đinh

93/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh sổ số, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện biện pháp pháp lý, mà cụ thể là biện pháp trách nhiệm pháp lý hành chính đối với những chủ thể thực hiện hành vi TLBH nhằm hạn chế TLBH.

Tòa án, hầu hết các tranh chấp hợp đồng BHNT đều được thực hiện tại tòa án trong đó có rất nhiều vụ việc TLBH được phát hiện thông qua giải quyết các tranh chấp bảo hiểm tại tòa án, phổ biến là hành vi khai báo không trung thực tình trạng của người được bảo hiểm để được chấp nhận bảo hiểm và sau đó được trả tiền bảo hiểm. Như vậy, trên cơ sở áp dụng các quy định của pháp luật tòa án đưa ra phán quyết của mình. Do đó, tòa án cũng chính là một trong những chủ thể thực hiện biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT.

Thứ ba, mục đích của việc thực hiện các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế tiến tới loại bỏ hành vi trục lợi BHNT

Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ


Một là, DNBH đưa các điều khoản loại trừ trách nhiệm khi có hành vi TLBH vào hợp đồng BHNT, là cơ sở để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi có hành vi trục lợi xảy ra. Đây chính là những biện pháp phòng ngừa và dự liệu trước đối với những hành vi trục lợi BHNT. Bên cạnh đó, khi đã có hành vi TLBH diễn ra, DNBH sử dụng các chế tài trong Luật KHBH để từ chối giao dịch hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng (bồi thường/ trả tiền bảo hiểm) bằng cách tuyên bố “hợp đồng vô hiệu” hoặc “đình chỉ hợp đồng”.

Hai là, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH trong đó TLBH cũng là một trong những hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

Do vậy, trên cơ sở áp dụng một số quy định trong Nghị đinh 93/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh sổ số, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện biện pháp pháp lý, mà cụ thể là biện pháp trách nhiệm pháp lý hành chính đối với những chủ thể thực hiện hành vi TLBH nhằm hạn chế TLBH.

Ba là, khi có tranh chấp về hợp đồng BHNT mà người tham gia bảo hiểm khởi kiện ra Tòa án yêu cầu DNBH phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm, trên cơ sở những điều khoản loại trừ khi có hành vi TLBH đã dự liệu trước trong HĐBH cùng với những quy định của pháp luật, đặc biệt là những kết quả thu được từ phía DNBH về việc giám định, xác minh những hành vi có dấu hiệu TLBH, Tòa án giải quyết các tranh chấp về hợp đồng BHNT, từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm và áp dụng các chế tài được quy định trong Luật KDBH đối với những hành vi có dấu hiệu TLBH. Thêm vào đó, khi những hành vi TLBH, có đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm chẳng hạn liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Tòa án sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể theo quy định của Bộ luật Hình sự.

1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay

1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ

Như đã trình bày ở phần trước, có thể thấy trục lợi BHNT là một hành vi nguy hiểm cho xã hội và chứa đựng nhiều nguy cơ đe doạ đến sự phát triển của hoạt động KDBH nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, xuất phát từ sự nhận thức này mà trục lợi BHNT phải được pháp luật điều chỉnh nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT.

1.2.1.1. Xuất phát từ bản chất của bảo hiểm nhân thọ và sự gia tăng hoạt động trục lợi đối với loại hình này ở Việt Nam

Bảo hiểm là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông với một số ít trong số họ phải gánh chịu những rủi ro. Trong cuộc sống, không ai có thể biết trước chính xác mọi việc sẽ xảy ra như thế nào, có những rủi ro không lường trước được, rủi ro luôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai. Không ai khẳng định là mình chưa bao giờ gặp rủi ro, trước rủi ro của cuộc đời, con người thường có 4 sự lựa chọn: Chấp nhận rủi ro, né tránh rủi ro, kiểm soát rủi ro, chuyển giao rủi ro, trong đó chuyển giao rủi ro là phương án tốt nhất để con người có thể đối phó với rủi ro, hình thức này được hiểu là chuyển giao rủi ro cho một công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ thay cho con người chịu gánh nặng rủi ro khi chuyện không may xảy đến với họ, mọi người sẽ cùng chia sẻ rủi ro, đó cũng chính là ý nghĩa của BHNT.

Có những rủi ro lớn của cuộc đời, nó không chỉ làm con người ta đau đớn mà còn ảnh hưởng đến những người thân, con cái, bố mẹ, gia đình. Những rủi ro làm bản thân họ thiệt hại lớn về tài chính, mà gánh nặng thuộc về những người thân, một điều chắc chắn rằng không ai muốn gia đình phải đau khổ khi chịu những gánh nặng đó cho bản thân mình, đó là những rủi ro về thương tật, bệnh hiểm nghèo, tính mạng. BHNT ra đời, rủi ro sẽ chuyển giao lại cho các công ty bảo hiểm, khi rủi ro xảy đến, một khoản tài chính sẽ được bù đắp đảm bảo cho người được bảo hiểm an tâm rằng gia đình sẽ không phải chịu những khoản tài chính lớn. BHNT bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm và gia đình để sự không may mắn đó được giảm nhẹ đi chứ không bị nhân lên do phải gánh chịu thêm khoản tài chính lớn sau đó.

Như vậy, thực chất BHNT là một bản hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm và công ty BHNT, với mục đích bảo hiểm cho người đó hoặc người

thân (bố, mẹ, con cái) của họ… khi rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ căn cứ trên HĐBH để chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm với một điều cơ bản là không có phí bảo hiểm nào lại cao hơn tổng số tiền bảo hiểm mà công ty bảo hiểm thanh toán khi đáo hạn hợp đồng. Chính điều này đã khơi gợi sự tham vọng lợi ích kinh tế của những người tham gia bảo hiểm, bản thân người tham gia bảo hiểm không mong muốn rủi ro sẽ xảy ra với mình hay với người thân của mình, nhưng họ vẫn muốn nhận tiền bảo hiểm, tiền bồi thường bảo hiểm từ phía công ty bảo hiểm do đó đã thực hiện những hành vi tạo dựng sự kiện bảo hiểm giả nhằm mục đích TLBH từ công ty bảo hiểm, thậm chí có những trường hợp khi biết việc tham gia BHNT khi sự kiện bảo hiểm xảy ra sẽ đem lại cho bản thân và gia đình một khoản tiền lớn, người tham gia bảo hiểm đã tìm cách cung cấp những thông tin sai sự thật để nhằm che đậy tình trạng thực tế của mình hay người được bảo hiểm (ví dụ: mắc các căn bệnh hiểm nghèo, hay người đã chết mua bảo hiểm xong mới khai tử…) trước khi giao kết HĐBH, để trục lợi BHNT với sự tin tưởng chắc chắn rằng sự kiện bảo hiểm sẽ xảy ra.

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng trục lợi BHNT ở nước ta hiện nay, dù chỉ là một loại hình bảo hiểm mới xuất hiện trên thị trường bảo hiểm, nhưng hoạt động trục lợi xảy ra đối với lĩnh vực BHNT lại có sự gia tăng nhanh về số lượng. Bằng chứng là, theo Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, toàn thị trường BHNT thống kê được khoảng 52.860 vụ trục lợi với số tiền bị trục lợi ước tính khoảng 530 tỷ đồng. Trung bình hàng năm có khoảng 9.000 trường hợp TLBH được phát hiện[20], gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng của các DNBH, gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm trung thực cũng như gây mất an ninh, trật tự xã hội. Từ lẽ đó, việc đặt ra một cơ chế pháp lý vững chắc hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

1.2.1.2. Xuất phát từ hậu quả nguy hại của hành vi trục lợi BHNT

Trục lợi BHNT nói riêng và TLBH nói chung là một hoạt động không chỉ gây bất lợi đối DNBH mà còn ảnh hưởng đến khách hàng và nguy hiểm hơn là tác động tiêu cực đến xã hội nói chung.

Thứ nhất, TLBH để lại những hậu quả rất nặng nề đối với DNBH. Nó không những làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của DNBH mà còn gây tác động xấu đến uy tín của DNBH đó trên thị trường. Rõ ràng, cơ quan truyền thông, báo chí có xu hướng đứng về phía về phía người tham gia bảo hiểm. Cho nên, khi xảy ra bất kỳ trường hợp nào DNBH từ chối giải quyết quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm thì truyền thông, dư luận thường lên án DNBH đó, mặc dù việc từ chối giải quyết quyền lợi có thể xuất phát từ hành vi trục lợi từ phía người tham gia bảo hiểm nhưng do sự thiếu chuyên môn về pháp luật nên các cơ quan truyền thông chỉ chú trọng vào việc bảo vệ người tham gia bảo hiểm chứ ít khi quan tâm đến những mất mát, thiệt hại của DNBH.

Thứ hai, TLBH cũng gây ra tác động xấu đến quyền lợi của các khách hàng đã ký hợp đồng với DNBH bị trục lợi. Có thể thấy, bản chất của hoạt động bảo hiểm là việc DNBH gom góp, tích luỹ những khoảng phí bảo hiểm mà khách hàng đã đóng và dùng khoảng tiển đã tích luỹ đó để giải quyết quyền lợi cho các trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm. Cho nên, hành vi TLBH cũng gây thiệt hại một cách gián tiếp đến quyền lợi của các khách hàng tham gia bảo hiểm chân chính vì khoảng phí mà họ đã đóng được sử dụng để chi trả cho những hành vi gian lận, lừa đảo.

Thứ ba, đối với xã hội, TLBH cũng gây ra những tác động xấu đến đạo đức, cách hành xử của con người trong xã hội. Bỡi lẽ, TLBH sẽ làm mất đi tính lành mạnh, công bằng của môi trường kinh doanh, hơn nữa còn tha hoá,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023