ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
HOÀNG THỊ KIM UYÊN
CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾTHEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2014
Có thể bạn quan tâm!
- Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam - 2
- Khái Quát Chung Về Quản Lý Nợ Thuế:
- Khái Quát Pháp Luật Về Quản Lý Nợ Thuế Và Cưỡng Chế Thi Hành Nghĩa Vụ Nộp Thuế:
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
HOÀNG THỊ KIM UYÊN
CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Hoàng Thị Kim Uyên
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ, PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ 5
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG Về Nợ THUế VÀ QUảN LÝ Nợ THUế 5
1.1.1. Khái quát chung về nợ thuế 5
a. Khái niệm nợ thuế 5
b. Những đặc trưng cơ bản của nợ thuế 8
c. Phân loại: 9
1.1.2. Khái quát chung về quản lý nợ thuế 15
a. Khái niệm về quản lý nợ thuế 15
b. Các nội dung cơ bản của công tác quản lý nợ thuế 16
c. Đặc trưng của quan hệ quản lý nợ thuế 18
1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUậT Về QUảN LÝ Nợ THUế VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ 19
1.2.1. Vai trò của pháp luật trong quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế 19
1.2.2. Cấu trúc pháp luật về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế 21
1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM Về QUảN LÝ Nợ THUế TRÊN THế GIớI 23
1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 23
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 25
1.3.3. Kinh nghiệm tại Anh 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT – THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30
2.1. THựC TRạNG PHÁP LUậT VỀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM 30
2.1.1. Hệ thống các quy phạm pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở Việt Nam: 30
2.1.2. Nội dung pháp luật về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế 33
a. Các trường hợp bị cưỡng chế: 33
b. Trốn tránh thực hiện cưỡng chế 34
c. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 35
d. Thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế thuế 38
2.1.3. Những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế hiện hành ở Việt Nam: 38
a. Ưu điểm 38
b. Hạn chế 40
2.2. THựC TIễN THI HÀNH PHÁP LUậT Về CÁC BIệN PHÁP CƯỡNG CHế THI HÀNH NGHĨA Vụ NộP THUế ở NƯớC TA HIệN NAY 45
2.2.1. Tình hình thực thi pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở nước ta trong thời gian qua 45
2.2.2. Những hạn chế phát sinh trong thi hành pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở nước ta. 48
2.2.3. Những bất cập trong công tác thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại một số địa phương 57
2.2.4. Nguyên nhân: 67
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM 72
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở Việt Nam: 72
a. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật: 72
b. Mục tiêu: 73
c. Yêu cầu 74
3.2. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở Việt Nam: 74
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Luật quản lý thuế đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Luật quản lý thuế ra đời đã làm thay đổi căn bản cơ chế quản lý thuế nước ta từ quản lý thuế chuyên quản, trực tiếp trước đây sang tự khai, tự tính, tự nộp thuế. Người nộp thuế căn cứ vào hoạt động kinh tế của mình, căn cứ vào các quy định của pháp luật về thuế để tự xác định, tự kê khai, tự tính số thuế phải nộp và tự giác nộp số tiền thuế cho Ngân sách Nhà nước theo đúng thời hạn quy định của pháp luật. Mục tiêu của cơ chế tự khai, tự nộp thuế là phát huy tính tự giác, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế của mình trước pháp luật. Chính từ sự thay đổi căn bản này đặt ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Kể từ khi Luật quản lý thuế ra đời, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành ra hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ở các lĩnh vực quản lý thuế khác nhau, trong đó có một bộ phận pháp luật có vị trí khá quan trọng và khá phức tạp là bộ phận các biện pháp cưỡng chế để thi hành nghĩa vụ nộp thuế. Trong thời gian thực hiện Luật quản lý thuế bước đầu đã thu được nhiều những thành tựu nhất định trong quản lý thuế. Bên cạnh đó, qua quá trình thực hiện pháp luật quản lý thuế nói chung và pháp luật quản lý nợ thuế nói riêng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đồng thời phát sinh một số vướng mắc cần được giải quyết. Đặc biệt, trong khoảng thời gian gần đây, tình trạng người nộp thuế vi phạm nghĩa vụ nộp thuế, nộp phạt dẫn đến nợ đọng tiền thuế, tiền phạt hàng năm đang trở thành mối lo hàng đầu của Chính phủ và các cơ quan quản lý tài chính quốc gia, trong đó có cơ quan thuế. Tình trạng này đòi hỏi Nhà nước sớm phải tìm ra các biện pháp nhằm triệt để thu hồi nợ đọng tiền thuế, tiền phạt. Một trong các biện pháp đã và đang được áp dụng khá phổ biến trên thế
giới - đó chính là biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nợ thuế. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này như thế nào cho hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, cả từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn.
Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và đưa ra một số đánh giá về thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở nước ta. Trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng và giải pháp hoàn thiện bộ phận pháp luật này ở nước ta trong giai đoạn tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, đánh giá thực trạng bộ phận pháp luật này và trên cơ sở đó đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật quản lý thuế.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài:
Liên quan đến các nghiên cứu về quản lý thuế và pháp luật quản lý thuế có một số công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ “Xây dựng mô hình quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý thuế” của Nguyễn Thành Danh – Đại học kinh tế Hồ Chí Minh, luận văn tiến sĩ "Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Vũ Văn Cương - Đại học Luật Hà Nội, hay “Giải pháp công tác cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế quận Gò Vấp”,…và rất nhiều những bài viết chuyên sâu của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ dừng lại ở các vấn đề chung về mô hình tổ chức bộ máy quản lý hay việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tại một khu vực rất nhỏ. Nhìn chung là thiên về lĩnh vực kinh tế, và vấn đề về các biện pháp cưỡng chế để thi hành nghĩa vụ nợ thuế