Tác Động Tới Các Doanh Nghiệp Việt Nam


Diễn biến tỷ giá USD VND năm 2008 Nguồn BIDV Về thị trường chứng khoán 1

Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 - Nguồn: BIDV


Về thị trường chứng khoán luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam suy 2


Về thị trường chứng khoán, luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam suy giảm và đã có hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong những tháng gần đây có những chuyển biến tích cực, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục sụt giảm. VN-index giảm liên tục và lập đáy mới xuống dưới 350 điểm. Việc nhà đầu tư nước ngoài có biểu hiện rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước.

Biểu đồ VN-Index năm 2008


Nguồn VNDS Về đầu tư nước ngoài Cuộc khủng hoảng đã bước đầu có 3

Nguồn: VNDS.

- Về đầu tư nước ngoài

Cuộc khủng hoảng đã bước đầu có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Số dự án FDI đăng ký mới có xu hướng chững lại, trong tháng 10-2008, tổng số dự án đăng ký mới là 68 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với các tháng đầu năm (9 tháng đầu năm có 885 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký là 56,27 tỉ USD).

Khả năng giải ngân vốn FDI và ODA trong năm 2008 cũng đã chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Tổng vốn FDI thực hiện trong 10 tháng năm 2008 so với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm chỉ đạt khoảng 15%. Số vốn ODA giải ngân năm 2008 không đạt được như dự báo trước là 2,3 tỉ USD.

Trong những năm tới, khủng hoảng tài chính thế giới có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Về ngắn hạn, khủng hoảng ở Mỹ chưa có tác động lớn đến Việt Nam do dòng vốn đầu tư vào Việt Nam hầu hết bắt nguồn từ các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... Mỹ chỉ đứng thứ

11 trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 419 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 4,1 tỉ USD.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đã không chỉ dừng lại ở Mỹ mà đã lan sang khắp toàn cầu, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các nước châu Á, nơi chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, cũng đang chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng. Việc huy động vốn trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn. Hậu quả là các nhà đầu tư sẽ hạn chế tăng thêm đầu tư mới và thực hiện các dự án đã cam kết. Đã có xu hướng một số công ty mẹ ở chính quốc yêu cầu các chi nhánh tại Việt Nam phải giảm đầu tư để rút vốn về nhằm tháo gỡ khó khăn cho các công ty mẹ. Do vậy, trong dài hạn, nếu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới không bị chặn lại thì chắc chắn nó sẽ tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Trên thực tế, FDI vào Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009 đã chậm lại so với cùng kỳ năm trước, cả về lượng vốn đăng ký và lượng vốn thực hiện. Lượng vốn đăng ký tháng 4 chỉ đạt 342 triệu USD, giảm 52% so với tháng 3 và giảm 87% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng mới đạt 6.357 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Số vốn FDI thực hiện trong quý I giảm 32% so với cùng kỳ. Như vậy, việc gia nhập WTO, làn sóng FDI đầu tư vào Việt Nam đã tăng tốc trong hai năm đầu tiên (năm 2007 FDI đăng ký đạt 21.348 triệu USD, thực hiện đạt 8.030 triệu USD; năm 2008 tăng mạnh tương ứng là 64.100 triệu USD và 11.500 triệu USD), nhưng do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã làm cho làn sóng này bị chậm lại so với năm 2008, dự báo triển vọng cả năm sẽ vẫn cao hơn năm 2007.

Giải ngân vốn FDI cũng có thể sẽ giảm, khi mà trong tình hình khó khăn hiện nay, các công ty đầu tư vào Việt Nam sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch tài chính và đầu tư. Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường chiếm một tỷ phần rất lớn trong tổng vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn sẽ

không được ký kết hoặc không thể giải ngân. Ngay cả các dự án FDI đang triển khai cũng có thể bị chững lại, vì rất có thể, các công ty sẽ phải cân đối lại nguồn vốn, bảo đảm tài chính an toàn trong khủng hoảng. Riêng các dự án mới cấp phép, nếu chủ đầu tư bị tổn thương lớn từ cuộc khủng hoảng này, thì có thể bị tạm dừng triển khai, thậm chí rút bỏ. Do vậy, năm 2009 - 2010, tốc độ giải ngân vốn FDI được dự báo là sẽ theo xu hướng chậm lại.

Những dự báo ban đầu cho thấy, số vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt Nam trong những năm tới sẽ có xu hướng giảm do nguồn vốn đầu tư của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và dự trữ cho vay của các nước phát triển được cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính.

Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn. Việc bán tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao, do tính thanh khoản và quy mô của thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao.

Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất nhằm hưởng chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường mang tính đầu cơ ngắn hạn cao. Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và chính sách tỷ giá neo VND vào USD của Việt Nam trong khi lãi suất VND vẫn ở mức cao, có thể dòng vốn này sẽ chảy vào trong một số giai đoạn nhất định nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái vốn, dòng vốn này có thể tạo áp lực tỷ giá cho VND.

Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn và chi phí tăng cao. Chính phủ Việt Nam hiện có kế hoạch phát hành 1 tỉ USD và Vinashin có kế hoạch huy động 400 triệu USD trên thị trường quốc tế vào năm 2009. Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính, việc thực hiện kế hoạch nêu trên sẽ gặp phải những trở ngại đáng kể trong thời gian tới.

Dòng kiều hối từ trước đến nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khó khăn. Trong một vài năm trở lại đây, dòng kiều hối về Việt Nam tăng mạnh, với mức doanh số 8 tỉ - 10 tỉ USD/năm. Ngoài mục đích hỗ trợ thân nhân và đầu tư vào kinh doanh, một phần không nhỏ của dòng kiều hối này được đầu tư vào chứng khoán và bất động sản - những lĩnh vực hiện nay không còn "nóng" như trước. Hơn nữa, một phần lớn nguồn kiều hối về Việt Nam lại từ nước Mỹ, nơi tăng trưởng kinh tế đang sa sút và tình trạng thất nghiệp gia tăng. Điều này khiến cho dòng kiều hối trong các năm tới có thể cũng sẽ suy giảm.

Tuy đầu tư nước ngoài được dự báo là sẽ khó khăn hơn trong những năm tới, nhưng Việt Nam có thể có những cơ hội nhất định qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định, mà Việt Nam lại đang có những lợi thế trong hai nhân tố này.

Hiện tại, hầu hết các nhà đầu tư vẫn cam kết nhiều vì họ tin tưởng vào tương lai và triển vọng đi lên của nền kinh tế nước ta. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, tác động của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức độ nhất định và sẽ được khắc phục trong thời gian tới.

Một điểm thuận lợi nữa của chúng ta là các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, EU đã hướng vào khu vực Đông - Nam Á và có chiến lược đầu tư dài hạn trong 10 năm tới. Tại khu vực Đông - Nam Á, Nhật Bản hướng nhiều nhất vào Việt Nam với chiến lược đầu tư nhất quán từ Chính phủ cho đến các tập đoàn lớn. Các động thái gần đây của Nhật Bản đã rất rõ ràng và kiên quyết, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Việt Nam vẫn sẽ là nơi Nhật Bản phân bố lại sản xuất của họ. Nhật Bản cũng đã sáp nhập JICA và JBIC thành một quỹ viện trợ ODA khổng lồ. Mục tiêu của quỹ này cũng hướng vào Đông - Nam Á, trong đó có Việt Nam.

- Về tăng trưởng kinh tế

Những tác động trực tiếp và gián tiếp nêu trên của khủng hoảng tài chính thế giới đang và sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước ta trong năm 2008. Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 chỉ đạt khoảng 6,23%,

thấp hơn chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 7%, và giảm đi nhiều so với hai năm trước.


Tổng sản phẩm trong nước năm 2008


Tốc độ tăng so với

năm trước (%)


Đóng góp của mỗi

khu vực vào tăng trưởng 2008

(Điểm phần trăm)


2006

2007

2008

Tổng số

8,23

8,48

6,23

6,23

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

3,69

3,40

3,79

0,68

Công nghiệp và xây dựng

10,38

10,60

6,33

2,65

Dịch vụ

8,29

8,68

7,20

2,90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Nguồn : Tổng cục thống kê

Với những tác động ban đầu của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư nước ngoài, thương mại, tài chính tiền tệ,... trong thời gian vừa qua, cũng như phạm vi ảnh hưởng của khủng hoảng đến kinh tế thế giới như đã phân tích ở trên, nền kinh tế nước ta cũng sẽ còn gặp khó khăn trong năm 2009 và các năm tiếp theo.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, biến động của kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng GDP của Việt Nam. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm trong năm 2009, những thị trường xuất khẩu lớn của chúng ta như Mỹ, Nhật Bản, EU và một số khu vực có nguy cơ bị thu hẹp, đồng thời thu hút đầu tư, cả gián tiếp và trực tiếp của chúng ta cũng sẽ bị giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 dự báo sẽ tăng 13%, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2009 dự báo bằng 39,5% GDP, thấp hơn so với dự báo trước đây là 40% GDP. Nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn do tiêu thụ hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tư.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế của Việt Nam năm 2009, theo dự báo, sẽ đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2008, với tốc tăng trưởng khoảng 6,5%. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 7,4%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến sẽ tăng khoảng 2,8%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trong năm 2008. Ngành dịch vụ sẽ đạt mức tăng trưởng xấp xỉ năm 2008.

Năm 2010 và các năm tiếp theo, kinh tế thế giới và khu vực châu Á được dự báo khả quan hơn. Điều này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Dự báo tăng trưởng kinh tế của nước ta sẽ phục hồi sau năm 2009, với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ và cao hơn năm 2008.

2. Tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, khoảng 95% là nhỏ và vừa, song phần lớn đang gặp khó khăn. Một số chuyên gia dự báo, quý IV năm 2008 và đầu năm tới có thể tiếp tục chứng kiến sự biến mất của nhiều doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì sản xuất, 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt.

Trong một cuộc trao đổi gần đây với VnExpress.net, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cảnh báo, nếu không được hỗ trợ kịp thời, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ biến mất do không còn khả năng bám trụ trong khó khăn kinh tế. Bà Lan nhận định : "Quý IV năm 2008 và quý I năm sau sẽ là thời điểm vất vả nhất cho các doanh nghiệp, bởi đến lúc đó, việc duy trì các nguồn lực là rất khó, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa huy động vốn theo 2 cách, vay ngân hàng và từ bạn bè hoặc từ chính các đối tác thông qua việc ứng tiền trước, hay được chấp nhận trả chậm tiền hàng. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn huy động từ bạn bè, đối tác không còn, bởi họ đều khan vốn và tìm cách thu về.

Những tháng cuối năm 2008, một số ngân hàng công bố hạ lãi suất cho vay và ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song các nhà băng đều có tiêu chí ưu tiên vốn cho từng nhóm doanh nghiệp nhất định. Theo ông Vũ Duy Thái, Chủ tịch Hiệp hội công thương Hà Nội, chỉ khoảng 50% doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp cận được vốn ngân hàng.

Trong buổi trao đổi với các doanh nghiệp tại Hội thảo Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Vai trò, thách thức và triển vọng tại Hà Nội, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt cũng nhận định, khi nền kinh tế đặt ưu tiên cho việc kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó khăn hơn cả, ông nói: "Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó chống đỡ hơn các công ty khác bởi hạn chế về tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, kinh nghiệm thương trường, cũng như ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực". Tuy nhiên, theo Luật gia Vũ Xuân Tiền, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn quản lý và Đào tạo VFAM, bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có nhiều hạn chế mà đến khi nền kinh tế hội nhập sâu hơn mới lộ diện ngày càng rõ. Sự thiếu minh bạch, làm ăn theo lối "gia đình trị" và nguyên tắc thuận tiện là hiện tượng thường xảy ra và làm cho các đối tác nước ngoài không hài lòng, thậm chí họ có thể chấm dứt hợp đồng.

Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp trên các lĩnh vực như nông - lâm nghiệp và thuỷ sản, thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng, du lịch- dịch vụ.

* Ngành nông – lâm nghiệp và thuỷ sản

Ngày 25-11-2008, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và cùng với các cơ quan chức năng tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, tiếp sức cho nông dân vượt khó.

Theo Bộ NN-PTNT, những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã bắt đầu bộc lộ từ giữa tháng 9-2008 và từ đó cho đến nay, hầu hết mặt hàng nông sản xuất khẩu đều có số lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm và thủy sản của tháng 11- 2008 ước đạt 1,2 tỷ USD, giảm gần 32% so với tháng 7-2008 (tháng đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục với 1,75 tỷ USD).

Ví dụ sản phẩm chè cũng gặp khó do ảnh hưởng của “cơn bão” khủng hoảng tài chính trên toàn cầu. Theo TS.Trần Văn Giá, Phó chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, năm 2009 tình hình xuất khẩu chè càng thêm khó.Theo thống kê của Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Công Thương), năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022