2008, cả nước xuất khẩu được 104.000 tấn chè theo đường chính ngạch, đạt kim ngạch 147 triệu USD, giảm 5,4% về khối lượng và tăng 12,4% về giá trị so với năm 2007. Ngoài ra, chúng ta còn xuất được 8.000 tấn qua đường tiểu ngạch, giá trị kim ngạch đạt 13 triệu USD. Đại diện của một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất, kinh doanh chè cho rằng, khoảng 6 tháng đầu năm 2008, tình hình xuất khẩu tương đối ổn định nhưng sau đó thì khó khăn liên tiếp ập đến.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản của cả nước tính lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 3/2009 đã giảm trên 8% về cả khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Do ảnh hưởng của khủng hoảng, sức mua của các thị trường nhập khẩu chính đều giảm. Giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Âu giảm gần 15%. Nhật Bản tuy vẫn đứng thứ hai trong tốp các thị trường xuất khẩu chính, nhưng giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm trên 9%. Xuất khẩu sang Mỹ giảm 3,3% so với cùng kỳ...Việc đóng cửa của thị trường Nga đối với mặt hàng cá tra cũng góp phần đáng kể làm giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Về sản phẩm xuất khẩu, cá tra, basa với kim ngạch 208 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm cũng đã tụt xuống vị trí thứ hai với giá trị xuất khẩu trên 181 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ. Đối với mực và bạch tuộc, với trên 38 triệu USD xuất khẩu, mặt hàng này giảm gần 15% so với cùng kỳ tuy tháng 3 có dấu hiệu phục hồi. Còn mặt hàng khô, xuất khẩu đạt 19,2 triệu USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ. Giảm mạnh nhất là mặt hàng cá ngừ với mức giảm gần 40% so với cùng kỳ, đạt 19 triệu USD và cũng là mức thấp nhất trong 4 năm. Theo VASEP, đây là sự tụt dốc đáng lo ngại so với tốc độ tăng trưởng của năm trước.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đã dẫn đến tình trạng làm giảm giá quá nhanh đối với một số vật tư nguyên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp, làm cho không ít doanh nghiệp đã nhập hoặc ký hợp đồng nhập một khối lượng lớn vật tư phân bón trước đó bị lỗ nặng. Tình trạng này sẽ tác động đến hoạt động nhập khẩu phân bón trong thời gian từ nay đến tháng 3-2009 và có thể gây thiếu hụt phân bón phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
Đặc biệt, hiện nhiều loại nông sản trên thị trường thế giới và ở các nước láng giềng đang giảm giá mạnh từ giữa năm 2008 và tiếp tục giảm trong năm 2009. Các chuyên gia lo ngại rằng, nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu như đưa ra hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn kiểm dịch, thuế suất… thì nhiều loại nông sản sẽ tràn vào nước ta, gây khó khăn cho sản xuất trong nước.
Trong khi đó, do cầu giảm nên thị trường tiêu thụ của các mặt hàng nông sản trong nước đều bị co hẹp, ứ đọng, càng làm cho giá lúa gạo, cà phê, cao su… giảm nhanh, không kích thích nông dân sản xuất. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và các doanh nghiệp hiện vẫn còn tồn đọng khá nhiều lúa hàng hóa. Nhiều hộ trồng cao su tiểu điền, nuôi cá tra, tôm… cũng đang rất khó khăn. Hàng hóa không tiêu thụ được, cả nông dân và doanh nghiệp đều thiếu vốn cho sản xuất vụ tới.
Theo dự báo của TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN-PTNT), trong năm 2009 giá các loại nông sản như lúa, cà phê và cao su sẽ còn giảm nữa. Đồng thời, không chỉ rau củ quả Trung Quốc mà có thể cả sản phẩm chăn nuôi của Trung Quốc cũng sẽ tràn vào nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Cắt Giảm Chi Phí Của Một Số Doanh Nghiệp Trên Thế Giới
- Tác Động Của Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Tới Nền Kinh Tế Và Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Tác Động Tới Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam - 11
- Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện CSCL PTNNNT, www.agro.gov.vn
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) chưa có năm nào giá cà phê trong nước lại giảm nhanh, giảm mạnh như mấy tháng cuối năm 2008. Hồi đầu năm, vào dịp tháng 2/2008 giá cà phê ở vào thời kỳ hoàng kim 40.000 - 42.000 đồng/kg, tháng 8-9 còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, giảm hơn 30% so với đầu năm. Vào dịp trung tuần tháng 10, giá cà phê ở Tây Nguyên chỉ còn 26.000 - 27.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá cao su cũng “ tuột dốc không phanh”, với sản lượng khoảng trên 300.000 tấn/năm, cao su tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang 2 thị trường chủ yếu là Trung Quốc (khoảng 60%) và Nhật Bản (trên 15%). Hai quốc gia này nhập khẩu cao su Việt Nam về để sản xuất săm, lốp xe hơi bán vào thị trường Mỹ và châu Âu.Cụ thể, vào thời điểm tháng 7/2008 giá mủ cao su xuất khẩu đang đứng ở đỉnh (khoảng 58 triệu đồng/tấn) thì đến trung tuần tháng 10 chỉ còn khoảng 30 triệu đồng/tấn. Chỉ hơn 2 tháng, giá cao su đã tuột khỏi tay các doanh nghiệp xuất khẩu 28 triệu đồng/tấn.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cũng cho rằng, suy giảm kinh tế hiện đang kéo theo một hậu quả rất đáng lo ngại là tác động rõ rệt đến việc làm và thu nhập của không ít người nông dân và cả lao động ở nông thôn đang mưu sinh bằng các hoạt động phi nông nghiệp ở các khu đô thị, khu công nghiệp…
* Ngành thủ công nghiệp
Theo kết quả điều tra của Tổ chức JICA (Nhật Bản), hiện nay cả nước ta có 52 nhóm nghề thủ công truyền thống thì riêng ở HN có tới 47 nhóm, được phân bổ ở cả 20 huyện, thành phố như: Sơn mài, khảm trai; mây, tre, giang đan, tăm, quạt, làm lồng chim; làm nón lá, mũ; chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp; thêu ren; dệt - may; da - giày, khâu bóng; gốm, sứ; kim khí, điện và dao kéo... Các làng có nghề tập trung nhiều ở một số huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Thanh Oai, Ba Vì. Giá trị sản xuất của 1.270 làng nghề đạt hơn 5.203 tỉ đồng, với 165.793 hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã... thu hút khoảng 626.557 lao động tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Nhưng hiện nay do khó khăn, nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động, theo thống kê chưa đầy đủ thì làng thép Đa Hội hiện đã cắt giảm khoảng trên
3.000 LĐ. Còn tại làng nghề thủ công mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Nội), các doanh nghiệp nhập nguyên liệu về bán cho dân đan lát rồi thu mua lại sản phẩm, nhưng hiện nay giá nguyên liệu đầu vào quá cao, trong khi đó sản phẩm không bán được, 6 tháng nay người dân phải ngồi chơi. Theo ông Nguyễn Xuân Quý - chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ Tùng Hiển (Minh Đức, Ứng Hòa, Hà Nội): Hiện gần 100 lao động đang có thu nhập bình quân 70.000đ/ngày công. Do khó khăn chung, sản xuất của Tùng Hiển bị giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, sản xuất, kinh doanh đang phải cầm chừng, trong khi đó mọi chi phí đều tăng nhưng sản phẩm lại không tăng giá, do vậy trong thời gian tới sẽ phải cho người lao động nghỉ việc luân phiên, vừa để đảm bảo đời sống và giữ chân họ trong lúc khó khăn.
Tình trạng các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình phải vật lộn để duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động đang diễn ra ở rất nhiều làng nghề. Một nghịch lý là vốn đầu vào doanh nghiệp không có, sản xuất, kinh doanh cầm chừng đang làm các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hợp tác xã lao đao, còn người lao động có nguy cơ mất việc theo đó cũng tăng lên.
* Ngành công nghiệp
2008 là năm đầy khó khăn đối với ngành công nghiệp. Những yếu tố bất lợi xảy ra gần như đồng thời đã có tác động tiêu cực đến tốc độ phát triển chung của toàn ngành. Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm nay đạt mức thấp
hơn mức tăng của năm 2007, chủ yếu do sản xuất của ngành công nghiệp khai thác giảm nhiều so với năm trước (giá trị tăng thêm giảm 3,8%); công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 63,5% trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá trị tăng thêm chỉ tăng 10%, thấp hơn mức tăng 12,8% của năm 2007; đặc biệt giá trị tăng thêm của ngành xây dựng năm nay không tăng, trong khi năm 2007 ngành này tăng ở mức 12%. Trong công nghiệp, chịu tác động nhiều nhất là các ngành dệt may, sản xuất thép, ô tô, thuỷ tinh, công nghiệp cao su, dầu thực vật, phân bón và hoá chất, giày dép và vật liệu xây dựng…
Nửa đầu 2008, chịu ảnh hưởng mạnh vì tình trạng chống lạm phát, thắt chặt tín dụng, nhiều doanh nghiệp dệt may không tiếp cận được nguồn vốn vay, hoặc phải vay với lãi suất quá cao kinh doanh thua lỗ. Ngành dệt may VN tiếp tục với cơn địa chấn nghiêm trọng đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đơn hàng bắt đầu thưa dần kể từ tháng 9 năm ngoái tới nay. Dệt may VN có ba thị trường xuất khẩu quan trọng là Hoa Kỳ chiếm 55% tổng kim ngạch, thứ đến là Âu Châu chiếm 18% và Nhật Bản chiếm 12%. Cả ba thị trường này đều có dấu hiệu suy giảm mạnh. Tổng kết cuối năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may 2008 của VN đạt 9 tỷ 100 triệu đô la.
Trong buổi giao ban trực tuyến với doanh nghiệp dệt may và da giày, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: Ngành Dệt may bước vào thực hiện kế hoạch năm 2009 trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến xấu, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ngày càng nặng nề và khó dự đoán. Thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp do sức mua tại các nước nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh, cùng với Ấn Độ, Bănglađet và việc Trung Quốc vừa được dỡ bỏ hạn ngạch đã gây áp lực rất lớn đối với hàng dệt may, da giày của Việt Nam .
Bên cạnh đó, từ tháng 2/2009, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng của Hoa Kỳ sẽ kiểm tra nghiêm ngặt hơn các quy định an toàn sản phẩm như tính dễ cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có thắt dây ở vùng cổ trên áo... Việc giám sát hàng dệt may vẫn còn nguy cơ bị áp đặt trở lại. Tại thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam không được hưởng quy chế GSP cho mặt hàng da giày Việt Nam nhập
khẩu vào EU, việc kiện chống phá giá với giày mũ da chưa được giải quyết đã ảnh hưởng lớn đến mặt hàng này của Việt Nam.
Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định nền kinh tế Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đều có mức tăng trưởng âm trong năm 2009, ngành Dệt may đã cảm nhận sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu. Vì đây là những thị trường nhập khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam, nên theo ước tính của ngành dệt may, trong năm 2009, nhu cầu sử dụng hàng dệt may ở các nước trên có khả năng giảm 15%. Thị trường sẽ chật hẹp hơn rất nhiều, và các nhà sản xuất trong và ngoài nước cũng phải cạnh tranh gay gắt hơn. Khối doanh nghiệp dệt may vốn nước ngoài bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, thậm chí sa thải gần hết số công nhân. Ước tính đơn hàng của công ty dệt may có vốn nước ngoài trong quí I /2009 có thể giảm khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm 2008. Đứng trước khó khăn về thị trường, các Hiệp hội dệt may, da giày dự báo năm 2009: Xuất khẩu hàng dệt may phấn đầu đạt khoảng 9,5 tỷ USD tăng 5% so với thực hiện năm 2008. Xuất khẩu hàng da giày phấn đấu đạt khoảng 5,3 tỷ USD tăng 12% so với thực hiện năm 2008.
*Ngành du lịch - dịch vụ
Năm 2008 là năm có nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động du lịch. Trên thế giới, tình hình xung đột vũ trang, bất ổn chính trị diễn ra ở nhiều nơi. Hoạt động du lịch trên toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính. Sự sụt giảm của ngành du lịch được nhận thấy rõ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Một số quốc gia du lịch hàng đầu trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore giảm sút rõ rệt.
Trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, ngành du lịch Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong 6 tháng đầu năm 2008, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2007, nhưng cộng dồn 11 tháng năm 2008, lượng khách quốc tế chỉ tăng 1,1% so với 11 tháng năm 2007, đạt 3.877.745 lượt. Nhiều thị trường có lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trong nhiều năm qua, sang năm 2008 bị giảm sút như: Hàn Quốc giảm 4,5%, Nhật Bản giảm 5,9%, Đài
Loan giảm 2,1%. Tuy nhiên, một số thị trường vẫn tăng trưởng như: Trung Quốc tăng 14,7%, Mỹ tăng 1,7%, Úc tăng 3,8%, Malaysia tăng 13,5%, Singapore tăng
14,3%.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, sản lượng hàng xuất khẩu sẽ giảm đi nhiều do cầu giảm, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó là khó khăn bởi các rào cản thương mại từ khi chúng ta gia nhập WTO. Vì vậy, nhà nước và các doanh nghiệp phải có những phương pháp, kế hoạch mới để kịp thời chống chọi với những khó khăn giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng ổn định, cải thiện đời sống người lao động. Đặc biệt, cần có những biện pháp phù hợp để cắt giảm chi phí giúp cho doanh nghiệp sớm phục hồi sau cơn bão tài chính và tiếp tục tăng trưởng.
II. Một số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc cắt giảm chi phí 1.Đề xuất cho chính phủ
Chiều ngày 31/3/2009, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, nhằm thông báo với báo giới những nội dung quan trọng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2009 về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội quí I/2009, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp tăng trưởng kinh tế trong những tháng tiếp theo của năm 2009.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Sự nỗ lực, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân là yếu tố cần thiết đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì đà tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.
Trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tới kinh tế xã hội nước ta, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội là: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng; thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ linh hoạt; đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường công tác tổ chức và điều hành hiệu quả.
Và để đạt được những điều đó, ngoài những giải pháp trên, em xin được đề xuất lên Chính phủ một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, cắt giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn này, giúp doanh nghiệp không rơi vào tình trạng phá sản và có thể tiếp tục phát triển
*Kéo dài hơn thời hạn bù lãi suất cho các tổ chức
Về vấn đề lãi suất cho vay, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay, kiến nghị Thủ tướng xem xét kéo dài hơn thời hạn bù lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh đến hết tháng 12/2010 (thay vì đến hết tháng 12/2009). Đối với các khoản vay ngắn hạn phát sinh trước thời điểm 1/2/2009 nhưng chưa đến hạn trả, kiến nghị cho hưởng hỗ trợ lãi suất vay như các trường hợp ký kết sau ngày này. Đối với các hợp đồng tín dụng đã ký kết trong thời điểm lãi suất tăng cao trước đây, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại triển khai việc thương thảo, thanh lý hợp đồng tín dụng trước hạn đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay theo mặt bằng lãi suất hiện nay. Thêm vào đó, Chính phủ chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện chính sách phân loại đối tượng cho vay, ưu tiên đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Như vậy giúp cho các doanh nghiệp khắc phục tình trạng mất cân đối dòng tiền tại các doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, và tránh tình trạng các dự án phải "nằm chờ vĩnh viễn", giảm bớt khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và giảm bớt được chi phí lãi vay để ổn định sản xuất.
*Trợ cấp hợp lý
Theo Giáo sư- tiến sĩ Trần Ngọc Thơ, trường ĐH Kinh tế TP.HCM khẳng định: Nợ nần, thâm hụt ngân sách và thâm hụt mậu dịch cần phải được đánh giá chuẩn xác hơn nữa. Vì vậy, Chính phủ phải kiên quyết cắt giảm trợ cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, tạo thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Bên cạnh đó, cần có sự kiểm soát hợp lý các tập đoàn kinh tế độc quyền để tránh lũng đoạn giá cả.