Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 2

lịch sử và phương pháp liên ngành sẽ giúp cho đề tài luận văn hệ thống được nội dung, trình bày và phân tích những vấn đề cơ bản của tư tưởng học thuyết Donghak qua hai tác phẩm “Đông Kinh Đại Toàn” “Long Đàm Di Từ”. Bên cạnh đó, phương pháp liên ngành và phương pháp tổng hợp còn giúp cho đề tài xử lý cũng như sắp xếp các nguồn tài liệu phục vụ cho các bước nghiên cứu được thuận tiện hơn. Trên cơ sở nêu và phân tích những nội dung cơ bản của đề tài, đề tài sẽ đưa ra một số nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Donghak cũng như những ảnh hưởng của nó đối với cuộc cách mạng của nông dân trên bán đảo Korea trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

Về công tác sưu tầm tài liệu, nhìn chung tài liệu được sử dụng chủ yếu trong luận văn là nguồn tài liệu xuất bản tại Hàn Quốc và được viết bằng tiếng Hàn Quốc. Hai cuốn sách của SuUn Choi Jae U là “Đông Kinh Đại Toàn”

“Long Đàm Di Từnhư đề cập ở trên, một được viết bằng chữ Hán, một được

viết bằng chữ Hangul. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng các tài liệu của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã biên dịch qua tiếng Hàn hiện đại trong quá trình nghiên cứu. Sau công tác thu thập tài liệu là quá trình biên dịch. Luận văn sử dụng các biên dịch từ tiếng Hangul qua tiếng Việt của hai tác phẩm chính – “Đông Kinh Đại Toàn” “Long Đàm Di Từ”. “Đông Kinh Đại Toàn” đã được học viên dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 2008.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Như đã nêu, “Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó vào nửa cuối thế kỷ XIX ở bán đảo Korea” là một chủ đề khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.

Đây là chủ đề khoa học lớn đề cập đến sự hình thành và phát triển của một học thuyết tôn giáo do SuUn Choi Jae U khởi xướng và sau đó là sự ảnh hưởng sâu rộng của nó trong xã hội Korea. Chủ đề khoa học này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau của nhiều ngành khoa

học: lịch sử, triết học, xã hội học, chính trị học đã cho công bố các bài nghiên cứu, bài báo, các ấn phẩm… Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, trên một phương diện nào đó, các nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ nhất định mà chưa đi sâu phân tích một cách có hệ thống về nội dung tư tưởng. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy một số hướng nghiên cứu liên quan đến chủ đề như sau:

4.1. Tại Hàn Quốc

Trước hết có thể thấy, các nhà xuất bản tôn giáo ở Hàn Quốc thường tập trung vào khai thác hai cuốn sách do SuUn Choi Jae U viết là “Đông Kinh Đại Toàn” “Long Đàm Di Từ” vốn được coi như kinh điển của tổ chức tôn giáo Thiên chủ. Các cuốn sách này thường đưa cả phần chữ Hán và chữ Hangul cổ, sau đó có phần phân tích, chú giải ở dưới. Bởi tư tưởng Donghak là cội rễ của một số tôn giáo hiện tồn tại Hàn Quốc, nên việc tư tưởng này trở thành đối tượng nghiên cứu của các tôn giáo tiếp nối là điều dễ hiểu. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phạm trù niềm tin hoặc tôn giáo nên chúng thường đi theo hướng vừa kiến giải vừa “ca tụng”, có khi bao gồm cả mục tiêu nâng cao uy tín của tôn giáo mình nên phần lớn mặc dù có tính hệ thống nhưng thiếu tính khách quan khoa học và cũng mới dừng lại ở mức độ nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Các nhà ngôn ngữ học Hàn Quốc luôn coi hai tác phẩm của SuUn Choi Jae U như tài liệu quý về chữ Hangul thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tương tự, các nhà xã hội học, chính trị học thường luận giải về các vấn đề như: chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Donghak, tư tưởng Donghak với sinh mệnh con người; tư tưởng Donghak và xã hội “thị Thiên chủ”... Về mặt triết học, các học giả thường tập trung nghiên cứu các khái niệm xuất hiện trong tư tưởng Donghak như: thần Trời, thị Thiên chủ, chú văn, thần dược, các phạm trù như nhân sinh quan, thần luận.

Các nghiên cứu về Donghak ngày càng tăng về mặt số lượng nhưng các hướng nghiên cứu chính về Donghak một mặt cũng chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội Hàn Quốc hiện đại: “vào những năm 1970 có khoảng 102 tài liệu

Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak và ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX - 2

nghiên cứu về Donghak được công bố, chính thức mở đầu cho việc nghiên cứu về SuUn Choi Jae U và tư tưởng Donghak. Sang những năm 1980 thì số lượng công trình nghiên cứu đã lên tới con số kỷ lục là 209 công trình. Tương tự, những năm 1990 có 165 công trình nghiên cứu được công bố. Vào thập niên 80 và 90, khối xã hội học và chính trị học cũng bắt đầu quan tâm tới Donghak. Điều này không phải không có mối quan hệ với các phong trào vận động dân chủ trong những năm 1980 tại Hàn Quốc” [26, 64].

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về tư tưởng Donghak của SuUn Choi Jae Uchưa đạt được nhiều thành quả. Một mặt bởi tính chất “phức hợp” của tư tưởng này mà các nhà nghiên cứu khó giải mã được các nội dung của nó. Mặt khác, trong xã hội Hàn Quốc, tư tưởng Donghak vẫn chưa là một trào lưu tư tưởng chiếm giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của người dân Hàn nên nó chưa được đánh giá cao trong hệ thống tư tưởng truyền thống Hàn Quốc. Chẳng hạn: “Qua những năm 1980, một hướng nghiên cứu mới về tư tưởng Donghak với các cuộc thảo luận đã mở ra. Nhưng có một sực thực là các nghiên cứu mặc dù tăng về lượng nhưng các tranh luận về tư tưởng Donghak không có chiều sâu nên không phát triển rộng được. Điều này cho thấy các nghiên cứu sâu về tư tưởng Donghak vẫn chưa được tiến hành”[26, 64].

“Năm 1994 kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng nông dân Donghak , đã có nhiều nghiên cứu về Donghak theo hướng nghiên cứu tư tưởng. Có một số đầu sách như: “Tư tưởng Donghak và cách mạng nông dân Donghak” (Sin Il Chơl, 1991), “Tư tưởng Donghak và cách mạng nông dân Giáp Ngọ” (Sin Bok Ryong, 1991), “Nghiên cứu về Donghak và chiến tranh nông dân Giáp Ngọ” (Sin Yong Ha, 1993). Ngoài ra có Kim Ji Ha đi theo hướng nghiên cứu các ảnh hưởng của tư tưởng triết học Donghak trên lĩnh vực xã hội với cuốn “Câu chuyện Donghak” (1993).

Tới cuối những năm 1990 đã có 2 học hội Donghak được thành lập. Thứ

nhất là “Học hội Donghak Hàn Quốc” do khoa lịch sử của Đại học Dong Guk ở tỉnh Kyong Ju (nơi SuUn Choi Jae U ra đời) với một Trung tâm nghiên cứu do vị giáo sư có tên là Choi Hyo Sik thành lập. Tháng 12 năm 1997, Học hội đã xuất bản cuốn “Nghiên cứu Donghak” và “Tuyển tập nghiên cứu Donghak”.

Tại Khoa Quốc sử (Lịch sử Hàn Quốc) của Đại học nữ sinh Sang Myong với hiệu trưởng là giáo sư Lee Hyon Hee cũng đã thành lập một hiệp hội Donghak. Hiệp hội này vào tháng 01 năm 2000 đã tổ chức buổi semina và xuất bản cuốn tổng hợp các bài nghiên cứu về Donghak có tên “Dong Hak Hak Bo” [26 - 44, 45, 46, 47].

Dựa vào nội dung dưới đây, chúng ta có thể biết được tình hình nhận định về tư tưởng này trong giới học thuật Hàn Quốc:

Cuốn “Giáo chủ Donghak SuUn Choi Jae U” của học giả Yun Seok San có viết như sau: “„Donghak bên trong khắc phục những mâu thuẫn thể chế Nho giáo, bên ngoài phê phán các thế lực xâm lược ngoại bang‟ là những kiến giải đầu tiên và thông thường nhất trong việc nghiên cứu Donghak . ... Chính vì vậy mà hầu hết các luận điểm về Donghak đều chưa thoát khỏi phạm vi của

„một cuộc cách mạng cải cách‟ hay „tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc” [29, 14].

Trong những năm gần đây, tại Hàn Quốc tiếp tục xuất hiện một số sách nghiên cứu về Donghak có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trước hết phải nhắc tới cuốn “Chiến tranh nông dân Donghak – Ký sự lịch sử” do Trung tâm nghiên cứu các vấn đề lịch sử xuất bản năm 1993 tại Nxb YoGang. Tương tự, cuốn “DongHak 1 – Cuộc đời và tư tưởng SuUn” của tác giả Sam Am Fyo Young Sam; Nxb Thông Namu - 2004 là tác phẩm của học giả dành trọn cuộc đời để lần theo dấu vết của SuUn Choi Jae U và nghiên cứu về Donghak. Liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài còn có cuốn “Các phong trào đấu tranh tôn giáo của Hàn Quốc” của Noh Gil Myung xuất bản năm 2006 tại Nxb GoryoDaehakgyo Chulfanbu. Trong cuốn sách này, Donghak được phân

tích trong mối tương quan với các tôn giáo khác trên bán đảo Korea nên chưa được tập trung nghiên cứu sâu sắc trên phương diện tư tưởng.

Với tính chất của một nghiên cứu cấp luận văn thạc sỹ, học viên tham khảo các nguồn tài liệu này trong việc dựng nên bức tranh tổng hợp về tình hình văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội Joseon cuối thế kỷ XIX và cuộc cách mạng nông dân Donghak, thông qua đó tìm ra các mối liên hệ giữa tư tưởng Donghak và cách mạng nông dân cũng như các nguyên nhân về mặt xã hội khiến phong trào cách mạng nông dân Donghak nổ ra.

4.2. Tại Việt Nam

Việt Nam và Hàn Quốc có mối quan hệ ngoại giao từ khá sớm. Nhưng do những biến cố lịch sử mà hai nước mới tái thiết quan hệ ngoại giao vào tháng 12 năm 1992. Tuy nhiên đối với người Việt Nam, việc nghiên cứu về Donghak nói riêng và lịch sử Korea nói chung vẫn còn là một điều mới mẻ. Cho đến nay những tài liệu tìm thấy ở Việt Nam có liên quan đến Donghak mới chỉ xuất hiện ở một vài tác phẩm sử học. Chẳng hạn cuốn “Đại cương lịch sử thế giới cận đại” của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng (tập 2) Nxb Giáo Dục có đề cập đến cuộc khởi nghĩa nông dân Giáp Ngọ (1894) trên vùng bán đảo Korea. Tương tự, cuốn “Hàn Quốc- Lịch sử và văn hoá” của Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Lê Đình Chỉnh; Nxb Văn hoá Thông tin 1996 cũng đưa ra khái quát nội dung về tư tưởng Donghak và cuộc cách mạng nông dân Donghak cuối thế kỷ XIX. Tuy mới chỉ là những thông tin được đề cập trong các cuốn lịch sử và nội dung còn khá cơ bản nhưng những cuốn sử nêu trên cũng là nguồn tham khảo có liên quan đến đề tài.

Như vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả, nhất là các nguồn tài liệu nghiên cứu của Hàn Quốc, chúng tôi xác định hướng nghiên cứu của mình là từ góc độ tổng hợp các nguồn tư liệu, nhất là hai tác phẩm của chính nhà tư tưởng SuUn để lại, tập trung đi sâu phân tích về tư tưởng của SuUn và sau đó là những ảnh hưởng của tư tưởng này đến cuộc cách mạng nông dân ở

bán đảo Korea. Qua đó chúng tôi cũng nêu lên một số những nhận xét bước đầu về vai trò của tư tưởng này đối với xã hội Korea trong lịch sử cũng như hiện tại.

5. Đóng góp của luận văn

Với tính chất là nghiên cứu bước đầu về tư tưởng Donghak, luận văn tập trung vào việc phân tích các khái niệm cơ bản như “Thiên chủ”, “thị Thiên chủ”, “bất nhiên kỳ nhiên” trong tư tưởng này. Để hiểu rò hơn về tư tưởng Donghak này, bối cảnh gia đình của SuUn cũng như hai tác phẩm chính của ông cũng sẽ được giới thiệu. Một đóng góp nữa là hình ảnh tổng thể về xã hội Joseon với các mâu thuẫn xã hội trong bối cảnh quốc tế đầy biến động cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, luận văn hệ thống tiến trình, diễn biến của cách mạng nông dân Donghak cùng một số ảnh hưởng khác của tư tưởng trên bán đảo Korea như: sự hình thành của các tôn giáo bản địa mới trên nền tư tưởng Donghak. Mặt khác, với đặc tính là người nghiên cứu nước ngoài, học viên cũng cố gắng đưa ra các đặc trưng của tư tưởng Donghak, kết nối với hệ thống tư tưởng truyền thống của người Korea nhằm đưa ra một góc nhìn về người Korea.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử bán đảo Korea thế kỷ XIX

1.1. Vài nét về chính trị xã hội trước khi xuất hiện tư tưởng Donghak

1.2. Vài nét về tư tưởng học thuật và tôn giáo Tiểu kết

Chương 2: SuUn Choi Jae U và nội dung tư tưởng Donghak

2.1. Cuộc đời sự nghiệp của SuUn Choi Jae U

2.2. Hai tác phẩm chính của tư tưởng Donghak

2.3. Khái lược nội dung tư tưởng Donghak

2.4. Tư tưởng Donghak mang đậm tính chất văn hóa Korea Tiểu kết

Chương 3: Ảnh hưởng của tư tưởng Donghak đối với cuộc cách mạng nông dân Donghak cuối thế kỷ XIX.

3.1. Phong trào cách mạng nông dân Donghak

3. 2. Các tôn giáo bắt nguồn từ tư tưởng Donghak

3. 3. Khơi nguồn ý tưởng về „KOREA HỌC‟

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I‌

BỐI CẢNH LỊCH SỬ BÁN ĐẢO KOREA THẾ KỶ XIX


1.1. Vài nét về tình chính trị, xã hội Joseon trước khi xuất hiện tư tưởng Donghak

Nhà nước Joseon do Lee Seong Gye (Lý Thành Quế - 이성계) sáng lập

vào năm 1392. Lee Seong Gye vốn đại diện cho lực lượng mới nổi lên vào cuối triều đại Koryo. Trong thực tế, ông không phải là người thuộc dòng họ nổi tiếng và có lịch sử lâu đời ở vùng bán đảo Korea. Ông tiến thân được là nhờ vào sự thành công của mình trên con đường binh nghiệp, nhất là chiếm được sự ủng hộ của các bậc “khai quốc công thần” (Gaeguk Gongsin-

개국공신) cuối triều đại Koryo như Jeong Do Jeon (Trịnh Đạo Truyền -

정도전) và Jo Jun (Triệu Lăng - 조준). Lee Seong Gye đã thành công trong

việc thiết lập một triều đại mới, lấy Hanyang (Hán Dương, 한양: Seoul) làm kinh đô và mở ra một giai đoạn lịch sử mới trên vùng bán đảo, cũng từ đó kinh đô Hanyang trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của Korea.

Thời kỳ đầu mới thành lập, trên danh nghĩa vua là người nắm quyền điều hành đất nước nhưng Lee Seong Gye không phải là người nắm thực quyền. Quyền lực triều đình chủ yếu nằm trong tay các bậc “khai quốc công thần”. Vì vậy, mọi quyết định của quốc gia đều do các bậc khai quốc công thần trong tổ

chức Top‟yonguisasa (Đô Bình Nghị Sứ Ty - 도평귀사사) soạn thảo, sau đó

Nhà vua chỉ việc phê chuẩn và đưa chúng vào thực hiện. Sự thao túng quyền lực của các bậc khai quốc công thần lấn sát quyền lực Nhà vua đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Năm 1400, sau khi kế vị ngai vàng, Lee Bang

Won (Lý Phương Viễn, 이방원) đã thực hiện một cuộc tảo thanh trong hoàng

gia, trừ khử Jeong Do Jeon và loại bỏ nhiều thế lực chống đối Nhà vua. Để hạn chế sự lạm quyền của các công thần, vua Lee Bang Won (이방원) còn cho đổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022