Tổng Hợp Các Yêu Cầu Về Bvmt Đối Với Các Cskd Ăn Uống


lập ĐTM thì phải cung cấp thông tin môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho UBND cấp huyện, cấp xã (Điều 130).

Luật Du lịch 2017 [9]

Luật Du lịch 2017 nhấn mạnh phải phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch (Điều 5). Về chính sách, Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch (Điều 6).

V ề b ảo vệ môi trường du lịch, Luật yêu cầu môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình (Điều 9). Luật nghiêm cấm các hành vi xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch (Điều 12).

Luật Du lịch cũng yêu cầu phải điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định và công bố các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch (Điều 14). Quy hoạch phát triển du lịch phải được đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường; phải có phân khu chức năng; bố trí mặt bằng, công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; phương án sử dụng đất đối với các cơ sở du lịch (Điều 19).

Luật Đa dạng sinh học 2008 [10]

Luật Đa dạng sinh học (ĐDSH) được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009, quy định về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH.


Luật Tài nguyên nước 2012 [11]

Cũng như đa số hoạt động SXKDDV khác, hoạt động du lịch nói chung, hoạt động của các CSDL&DV, đều phải sử dụng nước và thải nước thải ra môi trường. Pháp luật tài nguyên nước của Việt Nam có các quy định về cấp phép khai thác nước (nước mặt và nước ngầm) và cấp phép xả thải vào nguồn nước.

Luật Tài nguyên nước (TNN) ở nước ta được ban hành lần đầu tiên vào năm 1998, sau đó được sửa đổi vào năm 2012, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013. Theo Luật TNN 2012, các quy định về cấp phép khai thác nước và xả thải vào nguồn nước như sau:

- Về xả nước thải vào nguồn nước: Luật TNN 2012 quy định tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước cấp giấy phép, trừ trường hợp xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ (Điều 37).

Sau khi được cấp phép, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng nội dung của giấy phép; thực hiện các nghĩa vụ tài chính; bảo đảm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép trong suốt quá trình xả nước thải vào nguồn nước; cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước; thực hiện việc quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động xả nước thải (Điều 38).

- Về khai thác, sử dụng nước: Luật TNN 2012 quy định tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Điều 43), ngoại trừ các trường hợp khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình; khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho SXKDDV thì không cần đăng ký để được cấp phép. Tuy nhiên, nếu khai thác nước dưới đất ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì vẫn phải đăng ký (Điều 44).

Luật An toàn thực phẩm [7]

Luật An toàn thực phẩm quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và những nội dung liên quan khác.


Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng trong các khu, điểm du lịch), Luật quy định ở các điều 28,29,30 liên quan đến điều kiện an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Các điều luật này được cụ thể hoá trong Thông tư số 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, bao gồm các quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống; Thiết kế có khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; Nơi chế biến thức ăn; Khu vực ăn uống; Dụng cụ chứa đựng chất thải, rác thải …

b) Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Các quy định được nêu trong văn bản luật trên đây là cơ sở pháp luật quan trọng đối với hoạt động bảo vệ môi trường của các CSDL&DV. Để thực thi các văn bản này, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong đó, phải kể đến: Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích...

1.1.3.2. Tổng hợp các yêu cầu về BVMT đối với các CSKD ăn uống

Qua rà soát, phân tích các yêu cầu về BVMT đối với hoạt động du lịch nói chung và đối với các CSKD ăn uống nói riêng, có thể tổng hợp lại các yêu cầu mà các cơ sở phải tuân thủ như sau:

+ Đối với các dự án sắp được triển khai xây dựng:

- Phải phù hợp với quy hoạch du lịch, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch BVMT đã được phê duyệt.


- Phải thực hiện ĐTM hoặc xây dựng Kế hoạch, Phương án BVMT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, làm cơ sở để có giấy chứng nhận đầu tư.

+ Đối với các cơ sở đang hoạt động:

- Phải thực hiện quản lý chất thải đạt yêu cầu: nước thải, chất thải rắn, CTNH, tiếng ồn, độ rung.

- Phải đảm bảo nguồn nước cấp sạch.

- Phải có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường.

- Phải chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu: khuyến khích thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời chủ động thích ứng với các tác động của BĐKH.

- Phải bảo đảm vệ sinh cho du khách, đảm bảo hệ thống nhà vệ sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Thông tin, báo cáo về môi trường cho các cơ quan quản lý; niêm yết công khai quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở cho du khách.

- Nộp các loại phí về BVMT, cụ thể là phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt, chất thải rắn.

- Đối với CSDL&DV lớn, có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gồm khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, có diện tích từ 200 ha trở lên, thì phải xác nhận hệ thống quản lý môi trường

- Thực hiện tuyên truyền, giáo dục và vận động về BVMT đối với cán bộ, người lao động của cơ sở, du khách và cộng đồng dân cư địa phương.

- Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý về du lịch và môi trường.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cơ sở.

- Khuyến khích các hoạt động về bảo vệ môi trường tại cơ sở; Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải; ứng phó với biến đổi khí hậu…


1.1.4. Thực trạng công tác BVMT đối với các cơ sở ăn uống

Công tác BVMT đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới thông qua việc Nhà nước ta không ngừng kiện toàn cơ chế, chính sách, pháp luật về BVMT trong đó nhấn mạnh, BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội. Đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêng, nhận thức đối với hoạt động BVMT không ngừng được nâng cao, nhiều doanh nghiệp coi hoạt động BVMT là một kênh hữu hiệu để quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình. Nhiều doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến, đầu tư công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường; đầu tư nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, chất lượng nhằm sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường [2].

Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của những biến động toàn cầu và khu vực, du lịch Việt Nam vẫn tăng trưởng với lượng khách quốc tế tăng theo hàng năm, cùng với đó là sự mở rộng quy mô về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; hệ thống hạ tầng, lưu trú, vận chuyển, giải trí... Do tốc độ phát triển nhanh chóng và việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường hoạt động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch; gia tăng nhu cầu sử dụng các giá trị tài nguyên thiên nhiên như các nguồn nước, cảnh quan tự nhiên, bãi biển, hồ nước,... đã gây tác động không nhỏ đến môi trường được thể hiện rõ nét nhất là vấn đề rác thải, nước thải, chất thải độc hại và vấn đề vệ sinh môi trường từ hoạt động du lịch...

Tại nhiều khu vực, do hoạt động du lịch phát triển “nóng” vượt năng lực quản lý hoặc do nhận thức của những người có trách nhiệm và điều hành còn hạn chế nên các hoạt động du lịch nói chung và hoạt động của các cơ sở ăn uống nói riêng đã vượt quá khả năng đáp ứng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây tình trạng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường về lâu dài, tác động ngựợc trở lại quá trình phát triển du lịch. Ngoài việc ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, gây thiệt hại tới kinh tế thì ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Việt Nam.


Thời gian qua, nhiều khu vực đã bị ô nhiễm do tác động của nhiều ngành kinh tế, trong đó có tác động từ chính các hoạt động du lịch (ví dụ: hoạt động xây dựng bừa bãi, không có kế hoạch, gia tăng rác và các loại phế thải, phá hủy san hô làm vật liệu xây dựng...) trong đó rác thải là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng xấu tới ngành du lịch. Rác thải gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tượng không tốt cho du khách, làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.

1.1.5. Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam liên quan đến áp dụng đánh giá đạt chuẩn về BVMT đối với các cơ sở ăn uống và những bài học

Kinh nghiệm tại các nước trong khu vực và trên thế giới.

a) Tiêu chuẩn chứng nhận nhà hàng xanh của Hiệp hội Nhà hàng Xanh (GRA)[22] Tiêu chuẩn nhãn hiệu nhà hàng xanh do Hiệp hội nhà hàng xanh (GRA) nghiên cứu xây dựng. Hiệp hội có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực nhà hàng và môi trường ở Mỹ. Hàng nghìn nhà hàng và trăm nghìn nhân viên làm việc tại các nhà hàng trên toàn nước Mỹ là thực nghiệm sống cho sự phát triển liên tục của các tiêu chuẩn GRA. Mục đích của các tiêu chuẩn GRA là cung cấp một cách thức cụ thể để đánh giá việc thực hiện bảo vệ môi trường ở các nhà hàng, là cơ sở để

các nhà hàng có thể hướng tới môi trường bền vững.

Bộ tiêu chuẩn nhãn hiệu nhà hàng xanh chia nhãn hiệu nhà hàng xanh thành 3 hạng chủ yếu, đó là nhãn hiệu nhà hàng xanh 2 sao, nhãn hiệu nhà hàng xanh 3 sao, nhãn hiệu nhà hàng xanh 4 sao. Ngoài ra, còn có nhãn hiệu nhà hàng xanh cấp 1 và nhãn hiệu xây dựng bền vững (SustainaBuildTM). Mỗi hạng nhãn hiệu có những yêu cầu cơ bản và GreenPointsTM khác nhau. Ví dụ, để đạt được nhãn hiệu nhà hàng xanh 2 sao, các nhà hàng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản như không sử dụng bọt politirol, có chương trình tái chế toàn diện và sử dụng biện pháp ủ phân, giáo dục hàng năm và liên tục có sự thay đổi; ngoài ra nhà hàng phải đạt được ít nhất 100 GreenPointsTM. Tương tự, để đạt được nhãn hiệu nhà hàng xanh 3 sao, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản giống như hạng 2 sao, nhà hàng phải đạt ít nhất 175 GreenPointsTM, ...Các yêu cầu cơ bản và GreenPointsTM cho mỗi hạng nhãn hiệu nhà hàng xanh thể hiện ở bảng sau:


Bảng 1: Yêu cầu cơ bản và GreenPointsTM cho mỗi hạng nhãn hiệu nhà hàng xanh


Yêu cầu

Cấp 1

2 sao

3 sao

4 sao

SustainaBuildTM

Bọt politirol

X

X

X

X

X

Tái chế

X

X

X

X

X

Ủ phân

X

X

X

X

X

Giáo dục hàng năm

X

X

X

X

X


Liên tục thay đổi

Mỗi 3 năm 5 GreenPointsTM

Cuối năm 3, nhà hàng phải có 130 GreenPointsTM

Cuối năm 6, nhà hàng phải có 160 GreenPointsTM

GreenPointsTM

Năng lượng


10 của 3 hạng mục

10

10

10

90

Nước

10

10

10

30

Rác

10

10

10

12,5

Đồ dùng một lần

10

10

10

10

Hóa chất

10

10

10

30

Thức ăn

10

10

10

10

Xây dựng

NA

20

Những điểm số có thể được nhận từ bất cứ hạng mục nào



40


115


240


2,5

Tổng số

80/62*

100

175

300

205

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu đánh giá mức độ đạt chuẩn về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở ăn uống tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa - 3

Nguồn: Green restaurant® Certification Standards[22] Ghi chú: (*) Các thành phố: Baltimore, Boston, Chicago, Cleveland, Chicago, Washington DC, NewYork City, Philadelphia, Portland OR, San Diego, San Francisco,

Seattle&St.Louis: yêu cầu có sự ủ phân và phải đạt ít nhất 80 GreenPointsTM. Các thành phố khác không yêu cầu có sự ủ phân và phải đạt ít nhất 62 GreenPointsTM.

Đánh giá phân hạng nhà hàng xanh được thực hiện thông qua việc đánh giá, thưởng điểm (GreenPointsTM) đối với 07 hạng mục: năng lượng, nước, rác thải, đồ dùng một lần, hóa học, thức ăn và xây dựng. GreenPointsTM được thưởng dựa trên tỷ lệ các hạng mục thỏa mãn mỗi chỉ tiêu và chỉ dành cho tiêu chuẩn thỏa mãn cao nhất.

- Năng lượng, đánh giá thưởng điểm GreenPointsTM cho các nội dung: hệ thống làm nóng, làm lạnh và thông gió; hệ thống làm nóng nước; ánh sáng; thiết bị bếp – nấu ăn; thiết bị bếp – hệ thống làm lạnh; thiết bị dã đông; thiết bị văn phòng; năng lượng sản xuất tại chỗ.

- Nước, đánh giá thưởng điểm GreenPointsTM cho các nội dung: phong cảnh; bếp; nhà vệ sinh công cộng; khác.


- Rác thải, đánh giá thưởng điểm GreenPointsTM cho các nội dung: tái chế và ủ phân; tái chế công nghiệp; rác thải nguy hại; giảm rác thải văn phòng; giảm rác thải dùng một lần và đóng gói; giảm rác thải từ thức ăn thừa.

- Đồ dùng một lần, đánh giá thưởng điểm GreenPointsTM cho các nội dung: tính có thể dùng lại; dịch vụ thức ăn dùng một lần và đóng gói; tái xử lý giấy.

- Hóa học và giảm thiểu ô nhiễm, đánh giá thưởng điểm GreenPointsTM cho các nội dung: vận tải; lựa chọn địa điểm; xử lý nước mưa; giảm thiểu lượng dầu trong vận tải; giảm thiểu hóa học; quản lý loài gây hại; ô nhiễm ánh sáng; hóa học; nguyên liệu xây dựng.

- Thức ăn và đồ uống.

- Xây dựng, đánh giá thưởng điểm GreenPointsTM cho các nội dung: trang bị đồ đạc; nguyên vật liệu xây dựng và khác.

Đối với nhà hàng mới xây dựng: Tùy chọn này được hướng tới xây dựng và đổi mới hoàn toàn các nhà hàng trong hiệp hội. Đối với những nhà hàng đã đi vào hoạt động và sau đó được GRA cấp chứng nhận thì mức độ yêu cầu thấp hơn so với những nhà hàng đề nghị cấp chứng nhận ngay từ đầu. Để thực hiện được yêu cầu này, mỗi nhà hàng đáp ứng được các tiêu chí dưới đây:

Bảng 2: Các tiêu chí GreenPointsT đối với nhà hàng mới xây dựng


Tiêu chí

Điểm

Sử dụng nước hiệu quả

30 điểm

Xử lý chất thải & tái chế

12,5 điểm

Sử dụng nội thất và vật liệu bền vững

20 điểm

Thực phẩm an toàn

10 điểm

Sử dụng năng lượng hiệu quả

90 điểm

Hàng sử dụng một lần

10 điểm

Hóa chất và giảm ô nhiễm

30 điểm

Điểm có thế nhận được từ bất kỳ thể loại nào

2,5 điểm

Yêu cầu tối thiểu

20

Ngun: Green restaurant® Certification Standards[22]

Tiêu chuẩn nhãn hiệu nhà hàng xanh cũng đã đưa ra hệ thống các tiêu chí cần thiết liên quan tới nhiều khía cạnh môi trường trong hoạt động nhà hàng; đồng thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2023