Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của nồng độ ngâm tẩm đến lượng chế phẩm chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng
Kết quả tổng hợp về lượng thuốc thấm của chế phẩm từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng đạt được khi ngâm gỗ thông có độ ẩm ≤ 20%, thời gian ngâm 7 ngày với phương pháp ngâm cồn và ngâm nước nóng ở các nồng độ 15%, 25%, 35%, được ghi ở các bảng sau:
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến lượng chế phẩm thấm vào gỗ
Phương pháp tách | Nồng độ % | Lượng thuốc thấm kg/m3 | |
1 | Tách bằng cồn | 15 | 2,778 |
Tách bằng nước nóng | 2,575 | ||
2 | Tách bằng cồn | 25 | 4,325 |
Tách bằng nước nóng | 4,096 | ||
3 | Tách bằng cồn | 35 | 5,435 |
Tách bằng nước nóng | 5,985 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Nguyên Vật Liệu Sử Dụng Trong Đề Tài
- Tình Hình Nghiên Cứu Và Sử Dụng Chế Phẩm Bảo Quản Trên Thế Giới
- Ngâm Vỏ Và Lá Cây Bạch Hình 3.3. Lọc Dịch Chiết Đàn
- Hiệu Lực Của Dịch Chiết Từ Vỏ Và Lá Cây Bạch Đàn Trắng Nồng Độ 25% Đối Với Nấm
- Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ vỏ và lá cây bạch đàn trắng Eucalyptus camadulensis Dehnh tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - 8
- Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ vỏ và lá cây bạch đàn trắng Eucalyptus camadulensis Dehnh tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - 9
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
Qua bảng trên ta thấy:
Khi nồng độ chế phẩm cao thì lượng thuốc thấm vào gỗ Thông có xu thế tăng lên so với gỗ có ngâm tẩm ở nồng độ thấp.
+ Nồng độ 15% lượng chế phẩm thấm vào gỗ Thông đạt 2,778 kg/cm3
.
+ Nồng độ 25% lượng chế phẩm thấm vào gỗ Thông tăng từ 2,778
g/cm3 lên 4,325 kg/cm3 ở đây lượng thuốc tăng đạt 1,547 kg/cm3 ,
+ Nồng độ 35% lượng chế phẩm thấm vào gỗ Thông tăng từ 4,325 kg/cm3 lên 5,435 kg/cm3 ở đây lượng thuốc tăng đạt 1,11 kg/cm3.
7
6
5
4
3
2
1
0
Ảnh hưởng của nồng độ đến lượng chế phẩm thấm vào gỗ
5.985
5.435
4.325
4.096
2.778
2.575
ngâm cồn ngâm nước nóng
15% 25% 35%
Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ đến lượng chế phẩm thấm vào gỗ
Để thấy được sự khác biệt của lượng thuốc thấm khi thay đổi nồng độ, thường gian chúng tôi tiến hành phân tích tương quan ANOVA trên excel. Kết quả phân tích được thể hiện tại phụ biểu 19.
Kết quả phân tích phương sai ANOVA: thống kê tần suất F = 8,643 với mức ý nghĩa Sig (hay xác suất p-value) = 0,001 nhỏ hơn so với 0,05 chỉ ra rằng nồng độ chế phẩm thấm ảnh hưởng đến lượng thuốc thấm vào gỗ.
Với sự khác biệt đó được giải thích như sau:
Kết quả được giải thích nhờ lý thuyết mao dẫn cho rằng khi độ ẩm của gỗ ở dưới điểm bão hòa thì khoảng cách giữa các tế bào sợi gỗ, ống mạch, quản bào… trong gỗ thu hẹp làm cho bán kính mao quản nhỏ đi, dẫn đến quá trình thấm thuốc hoàn toàn theo cơ chế mao dẫn. Đồng thời khi gỗ có độ ẩm thấp thì các phân tử có cực xenluloza sẽ hút các phân tử nước tạo thành mối liên kết điện hóa giúp cho quá trình thấm dung dịch chế phẩm bảo quản vào gỗ tốt hơn do sự chênh lệch nồng độ bên trong gỗ và bên ngoài môi trường dung dịch, khi nồng độ cao sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường trong và ngoài lớn làm cho khả năng thấm thuốc tốt hơn.
4.2. Hiệu lực với nấm của chế phẩm từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng trên gỗ thông
4.2.1. Hiệu lực với nấm của chế phẩm từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng ngâm nước nóng
4.2.1.1. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn nồng độ 15% đối với nấm
Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 15% đối với nấm được tổng hợp tại bảng 4.2 và hình 4.2.
Bảng 4.2. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn nồng độ 15% đối với nấm.
Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu | ||||||||||
ĐC | Biến màu | Mục mềm | Hao hụt | |||||||
BMdc (cm2) | BMtt (cm2) | Tbm (%) | Điểm | MMtt (cm2) | Tmm (%) | Điểm | HHtt (cm2) | Thh (%) | Điểm | |
TB | 80,3 | 2,21 | 66,24 | 1 | 0 | 100 | 1 | 0 | 100 | 1 |
Tổng điểm | 3 |
Hình 4.2. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 15% và mẫu đối chứng.
Theo như kết quả thí nghiệm trên thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng bị xâm hại hòan toàn, đối với mẫu ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn nồng độ 15% có sự xâm nhập của nấm, loại nấm hại gỗ chủ yếu là nấm mốc. Mục mềm và hao hụt hầu như không có. Diện tích vết nấm trung bình suất hiện là không đáng kể 2,21cm2. Vậy ở nồng độ 15% dịch chiết cũng có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm, Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt.
4.2.1.2. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 25% đối với nấm
Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng 25% đối với nấm được tổng hợp tại bảng 4.3 và hình 4.3.
Bảng 4.3. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn nồng độ 25% đối với nấm
Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu | ||||||||||
ĐC | Biến màu | Mục mềm | Hao hụt | |||||||
BMdc (cm2) | BMtt (cm2) | Tbm (%) | Điểm | MMtt (cm2) | Tmm (%) | Điểm | HHtt (cm2) | Thh (%) | Điểm | |
TB | 80,3 | 0,56 | 92,33 | 1 | 0 | 100 | 1 | 0 | 100 | 1 |
Tổng điểm | 3 |
Khi tiến hành thí nghiệm ta thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng bị xâm hại hòan toàn, xuất hiện nhiều vết nấm trên bề mặt của gỗ còn đối với mẫu có ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 25% sự xâm nhập của nấm đã giảm đi. Diện tích vết nấm trung bình là không đáng kể 0,56cm2. Vậy ở nồng độ 25% dịch chiết có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt.
Hình 4.3. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 25% và mẫu đối chứng.
4.2.1.3. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 35% đối với nấm
Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng 35% đối với nấm được tổng hợp tại bảng 4.4và hình 4.4
Bảng 4.4. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 35% đối với nấm
Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu | ||||||||||
ĐC | Biến màu | Mục mềm | Hao hụt | |||||||
BMdc (cm2) | BMtt (cm2) | Tbm (%) | Điểm | MMtt (cm2) | Tmm (%) | Điểm | HHtt (cm2) | Thh (%) | Điểm | |
TB | 80,3 | 0.37 | 93.60 | 1 | 0 | 100 | 1 | 0 | 100 | 1 |
Tổng điểm | 3 |
Hình 4.4. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 35% và mẫu đối chứng
Qua các thí nghiệm trên cho ta thấy nồng độ ảnh hưởng đến khả năng kháng nấm của chế phẩm bảo quản. Sự đánh giá hiệu lực của dịch chiết ở nồng độ 35% ta thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng cũng bị xâm hại hoàn toàn, đối với mẫu có ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 35% có sự xâm nhập của nấm, tuy nhiên vết nấm xâm hại rất ít. Vậy ở nồng độ 35% dịch chiết có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt.
Để so sánh sự khác nhau về nồng độ của chế phẩm đến khả năng kháng nấm được tổng hợp tại bảng 4.5
Bảng 4.5. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng ở các nồng độ đối với nấm (ngâm nước nóng)
Khối lượng thuốc thấm (Kg/m3) | Hiệu lực của thuốc theo các chỉ tiêu | |||||||
Biến màu | Mục mềm | Hao hụt | Kết luận | |||||
Tbm | Điểm | Tmm | Điểm | Thh | Điểm | |||
15 | 2,575 | 66,24 | 1 | 100 | 1 | 100 | 1 | Tốt |
25 | 4,096 | 92,33 | 1 | 100 | 1 | 100 | 1 | Tốt |
35 | 5,985 | 93,60 | 1 | 100 | 1 | 100 | 1 | Tốt |
Hình 4.5. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm ở các nồng độ và mẫu đối chứng
Qua bảng 4.5 ta thấy ở nồng độ chế phẩm khác nhau dẫn đến khả năng kháng nấm là khác nhau. Nồng độ tăng khả năng kháng nấm ngây biến mầu tăng lên. Cụ thể các thanh gỗ được ngâm trong chế phẩm có nồng độ thấp thì khả năng xâm nhập của nấm lớn hơn so với những thanh gỗ được ngâm ở nồng độ cao hơn. Ở các mẫu gỗ được ngâm với dịch chiết 35% thì có khả năng kháng nấm là tốt nhất.
Để thấy được sự ảnh hưởng đến nồng độ đến khả năng kháng nấm của chế phẩm chúng tôi tiến hành phân tích phương sai ANOVA.
Kết quả phân tích phương sai ANOVA: thống kê tần suất F = 2,902 với giá trị Sig (hay xác suất p-value) = 0,022 nhỏ hơn so với 0,05. Là có ảnh howngr đến khả năng xâm nhập của nấm.
4.2.2. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng được chiết bằng cồn đối với nấm
4.2.2.1. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng ở nồng độ 15% đối với nấm
Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng 15% đối với nấm được tổng hợp tại bảng 4.6 và hình 4.6.
Bảng 4.6. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn nồng độ 15% đối với nấm
Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu | ||||||||||
Đối chứng | Biến màu | Mục mềm | Hao hụt | |||||||
BMdc | BMtt (cm2) | Tbm (%) | Điểm | MMtt (cm2) | Tmm (%) | Điểm | HHtt (cm2) | Thh (%) | Điểm | |
TB | 75,1 | 2,09 | 68,28 | 1 | 0 | 100 | 1 | 0 | 100 | 1 |
Tổng điểm | 3 |
Hình 4.6. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 15% và mẫu đối chứng
Qua kết quả thí nghiệm tại bảng 4.6 ta thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng bị xâm hại hòan toàn, đối với mẫu có ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng (ngâm cồn) nồng độ 15% có sự xâm nhập của nấm, loại nấm hại gỗ chủ yếu là nấm mốc. Diện tích vết nấm trung bình là 2,09cm2. Vậy ở nồng độ 15% dịch chiết có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm là không đáng kể. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt điểm 3 so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt.