Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG


BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động Việt Nam - 1

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG


BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ HOÀI THU

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thị Lan Phương

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT

HẠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT 5

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của bồi thường thiệt hại5

1.1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại 5

1.1.2. Ý nghĩa của bồi thường thiệt hại 8

1.2. Điều chỉnh pháp luật về bồi thường thiệt hại 10

1.2.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động 10

1.2.2. Căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lao động 13

1.2.3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động 18

1.2.4. Nội dung bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động 23

1.3. Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 25

1.4. Sự khác biệt giữa chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động với chế độ bồi thường thiệt hại trong luật dân sự 32

1.4.1. Phạm vi điều chỉnh 32

1.4.2. Đối tượng điều chỉnh 33

1.4.3. Chế độ bồi thường thiệt hại 33

Kết luận Chương 1 36

Chương 2: THỰC TRẠNG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 37

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lao động 37

2.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954 37

2.1.2. Giai đoạn từ 1955 đến 1985 37

2.1.3. Giai đoạn từ 1986 đến trước khi ban hành BLLĐ 1994 39

2.1.4. Giai đoạn từ 1994 đến nay 39

2.2. Thực trạng các quy định về bồi thường thiệt hại và thực tiễn

áp dụng 41

2.2.1. Bồi thường thiệt hại về tài sản và thực tiễn áp dụng 41

2.2.2. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và thực tiễn áp dụng 51

2.2.3. Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và thực tiễn áp dụng 64

2.2.4. Bồi thường thiệt hại về thu nhập 72

2.3. Một số nhận xét về bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam 76

Kết luận Chương 2 79

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI THƯỜNG THIỆT

HẠI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 80

3.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện các quy định pháp

luật về bồi thường thiệt hại 80

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về pháp

luật bồi thường thiệt hại trong lao động 82

3.3. Một số kiến nghị về tổ chức thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại theo luật lao

động Việt Nam 87

Kết luận Chương 3 93

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BLLĐ: Bô ̣luâṭ Lao đông

HĐLĐ: Hợp đồng lao động

ILO: Tổ chứ c lao đôn

g quốc tế

LĐ-TB&XH: Lao đôn

g - Thương binh và Xã hôi

NLĐ: Người lao động

NSDLĐ: Người sử dun

g lao đông

QHLĐ: Quan hệ lao động

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quan hệ pháp luật lao động là một trong những loại quan hệ pháp luật cơ bản và quan trọng nhất, sự bền vững của quan hệ pháp luật lao động là nền tảng cho nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ lao động có thể gặp phải những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần,.. những thiệt hại ấy có thể do những nguyên nhân bất khả kháng, do lỗi của bản thân chủ thể, hoặc do lỗi của chủ thể khác gây ra. Để đảm bảo quyền lợi cho chủ thể bị thiệt hại, luật lao động quy định rải rác các trường hợp về bồi thường thiệt hại trong luật lao động, nhìn chung, gồm có các trường hợp sau: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động; Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đào tạo, học nghề; bồi thường thiệt hại cho người lao động (NLĐ) bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Bồi thường thiệt hại liên quan đến tài sản,…

Ở Việt Nam hiện nay, do tính chất phức tạp của quan hệ lao động, nên các tranh chấp lao động phát sinh ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ, cũng như uy tín, danh dự của NSDLĐ (NSDLĐ). Để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động, thì việc xây dựng các chế định về bồi thường thiệt hại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bộ luật lao động năm 2012 đã ghi nhận một số thay đổi về nguyên tắc xử lý bồi thường thiệt hại, quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NLĐ bị tai nạn lao động theo tỷ lệ thương tật, thay đổi mức tính bồi thường thiệt hại theo lương tối thiểu vùng,.. Tuy nhiên, việc quy định rải rác các trường hợp bồi thường thiệt hại cũng như chưa có đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này, nên

vấn đề bồi thường thiệt hại trong lao động vẫn còn cả những vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải hệ thống hóa được các trường hợp bồi thường thiệt hại hiện nay theo luật lao động, quy định chặt chẽ về cơ sở bồi thường, mức bồi thường, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể. Việc lựa chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động Việt Nam” sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về các trường hợp bồi thường thiệt hại trong lao động, và đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả của các chế định này trong thực tế.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực lao động là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ lao động. Trước khi Bộ luật lao động 2012 ra đời, các công trình trước đây thường chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số khía cạnh của bồi thường thiệt hại trong lao động, ví dụ như: bồi thường thiệt hại cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đề cập trong luận văn “Pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Thạc sĩ Đỗ Ngân Bình; hay bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong một số luận văn khác,… Kể từ khi có Bộ luật lao động 2012, thực tiễn cũng chưa ghi nhận một công trình nghiên cứu nào bao quát toàn bộ vấn đề bồi thường thiệt hại trong lao động. Do vậy, luận văn này, hi vọng có thể đưa ra một góc nhìn tổng quát, chuyên sâu toàn bộ các trường hợp bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành, đánh giá thực trạng thực hiện chế định bồi thường thiệt hại trong thời gian gần đây, và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại trong lao động.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí