Nội Dung Bồi Thường Thiệt Hại Trong Pháp Luật Lao Động

động về bồi thường thiệt hại trong các quan hệ pháp luật lao động. Những nguyên tắc này cũng là những tư tưởng có tính chất định hướng đối với hoạt động giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong thực tế. Cụ thể là những nguyên tắc sau đây:

Bồi thường thiệt hại thực tế và kịp thời

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại nói chung, vấn đề bồi thường thiệt hại theo luật lao động nói riêng bởi căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm bồi thường là phải có thiệt hại xảy ra trong thực tế. Thiệt hại trong quan hệ pháp luật lao động có thể là thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khỏe… Về mặt nguyên tắc, trong mọi trường hợp đều phải có căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế để xác định chính xác mức bồi thường nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên.

Trong quan hệ pháp luật lao động, khi một bên gây thiệt hại cho chủ thể phía bên kia về tài sản, tính mạng, sức khỏe, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu được bồi thường theo đúng những thiệt hại thực tế mà họ phải gánh chịu. Nghĩa là bên gây thiệt hại làm tổn hại, mất mát, hư hỏng hoặc giảm sút về giá trị vật chất ở mức nào thì phải bồi thường theo thời giá thị trường những thiệt hại thực tế mà tại thời điểm xảy ra thiệt hại đã xác định. Việc xác định nguyên tắc bồi thường này nhằm đảm bảo tính công bằng của pháp luật, tạo niềm tin cho mọi công dân về công lý và công bằng xã hội. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, việc xác định mức thiệt hại thực tế rất khó chính xác. Do đó, việc bồi thường của NSDLĐ (nếu người này có lỗi) trong trường hợp người lao động bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe chỉ là một biện pháp nhằm bảo vệ người lao động bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong quan hệ lao động như: bố trí việc làm phù hợp, trả lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp…

Cũng theo nguyên tắc này, việc giải quyết bồi thường theo luật lao động cần được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Có như vậy mới kịp thời khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bên bị thiệt hại. Bồi thường kịp thời có ý nghĩa to lớn trong việc giúp người bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống hay sản xuất. Đặc biệt đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại về sức khỏe đối với người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp - là những người gặp khó khăn do mất thu nhập và phải điều trị thương tật, việc bồi thường thiệt hại càng có ý nghĩa quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và tiếp tục tham gia quan hệ lao động. Nguyên tắc bồi thường nhanh chóng, kịp thời đối với các thiệt hại còn thể hiện tính chất dân chủ và công bằng. Trên cơ sở đó tạo cho bên gây thiệt hại ý thức trách nhiệm và tôn trọng quyền lợi của phía bên kia.

Bồi thường căn cứ vào mức độ lỗi

Một trong các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường theo luật lao động là bên gây thiệt hại phải có lỗi. Trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi khi để xảy ra những thiệt hại trong quan hệ pháp luật lao động, vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ không được đặt ra. Có hai hình thức lỗi là lỗi vô ý và lỗi cố ý. Tùy thuộc vào mức độ lỗi mà người bị thiệt hại có thể phải bồi thường một phần hay toàn bộ đối với những thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

Đối với những thiệt hại về tài sản hay thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động, hợp đồng xuất khẩu lao động… do lỗi vô ý, mức bồi thường được xác định thấp hơn so với trường hợp do lỗi cố ý bởi người gây thiệt hại không chủ tâm gây ra những hậu quả xấu đối với chủ thể bên kia. Riêng đối với việc bồi thường thiệt hại vật chất trong quan hệ lao động do hành vi của người lao động gây ra, chỉ áp dụng các quy định của pháp luật lao động trong trường hợp người lao động có lỗi vô ý. Trường hợp có lỗi cố ý, mức bồi thường sẽ được xác định theo các quy định về bồi thường thiệt hại theo luật dân sự để có

thể bảo vệ những quyền lợi hợp pháp và chính đáng của bên bị thiệt hại, cũng như các lợi ích khác (lợi ích gián tiếp) bị ảnh hưởng do hành vi cố ý gây thiệt hại gây ra [11].

Đối với những trường hợp người lao động bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, trách nhiệm bồi thường của NSDLĐ chỉ được đặt ra nếu họ có lỗi. Trường hợp người sử dụng không có lỗi, họ chỉ có trách nhiệm trả trợ cấp với mức thấp hơn so với mức bồi thường. Cùng với nguyên tắc xác định mức bồi thường trên cơ sở thiệt hại thực tế, nguyên tắc này chi phối rất nhiều đến các quy định về mức bồi thường thiệt hại theo luật lao động. Điều này giúp cho việc thực hiện trách nhiệm bồi thường được thực hiện đúng người, đúng tội, khắc phục thiệt hại trước mắt và có tính chất răn đe để đề phòng những thiệt hại tái diễn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bồi thường thiệt hại căn cứ vào khả năng kinh tế, ý thức, thái độ của người gây thiệt hại

Thông thường, khi xác định trách nhiệm bồi thường theo luật lao động cần dựa trên các căn cứ luật định để xác định mức bồi thường của bên gây thiệt hại. Tuy nhiên, không phải bao giờ bên gây thiệt hại cũng phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại do mình gây ra. Trong thực tế, trách nhiệm bồi thường còn được xác định dựa vào hoàn cảnh kinh tế của bên gây thiệt hại. Nguyên tắc này được khuyến khích áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường theo luật lao động do xuất phát từ tính chất xã hội của quan hệ lao động, nhằm giúp cho người gây thiệt hại do mình gây ra. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp người phải bồi thường là người lao động, bởi họ là người không có khả năng về tiền bạc, là người làm thuê, bán sức lao động để có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình…

Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động Việt Nam - 4

Mặt khác, nếu cần gây thiệt hại đã thấy được lỗi của mình và tỏ ra ăn

năn, hối cải thì trách nhiệm bồi thường cũng không nên xác định quá nghiêm khắc nhằm tạo cho họ cơ hội để tự ý thức được trách nhiệm, điều chỉnh hành vi khi tham gia quan hệ pháp luật lao động. Điều này còn có tác dụng làm dịu đi những bất đồng có thể phát sinh trong quan hệ lao động, giúp cho các bên thân thiện hơn nếu tiếp tục hợp tác với nhau. Ngoài ra, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần xem xét ý thức của người gây thiệt hại từ trước đến nay. Nếu là hành vi gây thiệt hại lần đầu, do sơ suất thì trách nhiệm bồi thường cũng nhẹ hơn so với trường hợp vi phạm nhiều lần và do lỗi cố ý.

Bồi thường toàn bộ, kịp thời, ngang giá và nguyên tắc bồi thường một phần thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vừa theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời, ngang giá những thiệt hại xảy ra của luật dân sự, vừa theo nguyên tắc bồi thường một phần thiệt hại như bồi thường về tính mạng sức khỏe cho người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bồi thường thiệt hại khi người lao động gây ra do sơ suất. Thông thường, nếu người bồi thường là NSDLĐ thì thường là theo nguyên tắc của luật dân sự, bồi thường cả những thiệt hại trực tiếp và cả những thiệt hại gián tiếp. Còn nếu người bồi thường là người lao động thì việc bồi thường có thể được bồi thường một phần hoặc bồi thường toàn bộ. Hơn nữa, trong quan hệ lao động, pháp luật chỉ quy định trường hợp bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho NLĐ, còn vấn đề bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho NSDLĐ không được đặt ra. Điều này xuất phát từ việc NSDLĐ không trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất mà chỉ là người quản lý, điều hành, do vậy, nếu NSDLĐ bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong quá trình quản lý lao động thì việc xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được dựa trên quy định của pháp luật dân sự, hình sự tùy thuộc vào tình huống thực tế. Đây cũng là nét khác biệt cơ bản giữa chế độ bồi thường thiệt hại cho NLĐ và NSDLĐ trong quan hệ lao động.

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chi phối vấn đề bồi thường theo luật lao động, nhằm khắc phục những thiệt hại thực tế trong quan hệ lao động hoặc một số quan hệ có liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh của luật lao động.

1.2.4. Nội dung bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động

Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động là trách nhiệm pháp lý phát sinh khi một bên chủ thể trong quan hệ lao động có hành vi trực tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại cho chủ thể bên kia, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất, sức khỏe, tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Chế độ bồi thường thiệt hại trong luật lao động là tổng hợp các quy định về căn cứ, mức độ, phạm vi, cách thức, biện pháp thực hiện bồi thường thiệt hại mà căn cứ vào đó các bên có liên quan thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi xảy ra những điều kiện thỏa mãn quy định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động.

Như vậy, phạm vi áp dụng của chế độ bồi thường thiệt hại trong lao động là toàn bộ những thiệt hại phát sinh trong quan hệ lao động và quan hệ có liên quan đến quan hệ lao động. Chủ thể của quan hệ bồi thường thiệt hại trong lao động chủ yếu là NLĐ và NSDLĐ. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt, chế độ bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động còn áp dụng đối với những chủ thể liên quan đến QHLĐ như: cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể của quan hệ lao động, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của NLĐ nếu NLĐ chưa thành niên, cơ quan bảo hiểm, cơ quan tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,…

Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lao động là buộc chủ thể có hành vi vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm trong quan hệ lao động. Trong các quy định của luật lao động có khá nhiều các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên trong quan hệ lao động,

tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường chủ yếu tập trung vào bốn nội dung là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng sức khỏe; trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tiền lương.

Đối với trường hợp bồi thường thiệt hại về tài sản, hay thường được gọi là trách nhiệm vật chất, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chỉ thuộc về NLĐ, và căn cứ bồi thường thiệt hại là do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, công tác gây ra. Việc quy định trách nhiệm vật chất trong Luật lao động nhằm đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp đối với vốn và tài sản trong doanh nghiệp, bảo đảm sự đền bù toàn bộ hoặc một phần thiệt hại về vật chất cho NSDLĐ. Từ đó góp phần đảm bảo và tăng cường kỷ luật lao động trong doanh nghiệp, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động của NLĐ.

So với trường hợp bồi thường thiệt hại về tài sản nêu trên, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được áp dụng với cả hai chủ thể trong quan hệ lao động là NLĐ và NSDLĐ, hợp đồng bị vi phạm ở đây bao gồm HĐLĐ và HĐ đào tạo. Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, xuất phát từ nhiều lý do khách quan và chủ quan, các bên trong quan hệ lao động có thể có những hành vi vi phạm HĐLĐ hoặc HĐ đào tạo, dẫn đến phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp cơ bản và quan trọng nhất khi vi phạm HĐLĐ dẫn đến phải bồi thường thiệt hại đó chính là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế. Đối với vi phạm HĐ đào tạo, vi phạm phổ biến nhất hiện nay là trường hợp NLĐ sau khi được NSDLĐ bỏ kinh phí đào tạo đã không tuân thủ cam kết về thời hạn làm việc cho NSDLĐ.

Đối với trường hợp bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì hiện nay chỉ áp dụng đối với chủ thể là NLĐ. Có thể nói, trong quá trình lao động, với môi trường lao động, điều kiện lao động chưa đảm bảo thì NLĐ dễ gặp

phải những vấn đề về sức khỏe, tính mạng như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. NSDLĐ với vai trò là người có quyền tổ chức, quản lý việc sản xuất, đồng thời cũng là chủ thể chịu trách nhiệm về bảo hộ lao động, có nghĩa vụ thực hiện tốt những biện pháp đảm bảo an toàn cho NLĐ, phòng ngừa tai nạn và các ảnh hưởng có hại đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ trong quá trình lao động. NSDLĐ là người điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cũng không đặt ra với NSDLĐ.

Bồi thường thiệt hại về tiền lương là trường hợp NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ trả lương cho NLĐ, cụ thể là nghĩa vụ trả lương đầy đủ đúng hạn, làm ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ, và do vậy phải bồi thường thiệt hại cho NLĐ.

1.3. Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

* Ở Cộng hòa Liên bang Đức

Hiện nay, không phải pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động. Chẳng hạn, pháp luật lao động của CHLB Đức không đưa ra những quy định riêng về vấn đề bồi thường thiệt hại mà vấn đề bồi thường thiệt hại trong lao động được quy định trong một số văn bản như Bộ luật dân sự, Đạo luật bảo vệ việc làm (Employment Protection Act), Đạo luật cơ bản tại nơi làm việc (Work Constitution Act) [25].

Theo quy định tại Điều 831, Mục 27, BLDS CHLB Đức quy định rằng: một người nếu thuê người khác thực hiện một công việc thì có nghĩa vụ bồi thường thay cho người mình thuê nếu người đó gây thiệt hại cho bên thứ ba khi thực hiện công việc. Như vậy, trong trường hợp NLĐ gây thiệt hại cho bên thứ ba khi đang thực hiện công việc theo HĐLĐ thì NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đó. Tuy nhiên, nghĩa vụ bồi thường của NSDLĐ không đặt ra nếu như NSDLĐ đã thực hiện các biện pháp được cho

là cần thiết để đảm bảo không có rủi ro đó xảy ra, hoặc những thiệt hại gây ra là do sự kiện bất khả kháng, hoặc nguyên nhân khách quan.

Về vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ do dư thừa lao động thì thực chất, ở Đức không có quy định một mức bồi thường cụ thể trong trường hợp này. Tuy vậy, trong một vài năm gần đây, Đạo luật bảo vệ việc làm đã quy định rằng NLĐ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu thông báo chấm dứt hợp đồng ghi nhận rằng việc NLĐ chấm dứt hợp đồng sớm hơn thông lệ vì lý do hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, mức bồi thường khi NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do dư thừa lao động sẽ từ nửa tháng đến một tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc. Tuy nhiên, đây không phải là quy định của pháp luật và hai bên trong QHLĐ có thể tự do thương lượng về mức bồi thường [26].

Đối với trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt trái pháp luật thì NSDLĐ phải nhận NLĐ quay trở lại làm việc trong doanh nghiệp và tất nhiên phải bồi thường cho NLĐ khoảng tiền lương từ thời điểm chấm dứt trái pháp luật cho đến khi Tòa lao động ra phán quyết về việc chấm dứt trái pháp luật đó [27]. Xuất phát từ những rủi ro cao và khó khăn trong việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, thông thường NSDLĐ sẽ cố gắng đưa ra một thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với NLĐ, đồng thời cũng thỏa thuận một khoản bồi thường cho NLĐ. Nếu việc đơn phương chấm dứt của NSDLĐ không đúng pháp luật, và NLĐ kiện NSDLĐ ra Tòa lao động, và NSDLĐ thua kiện, nhưng không muốn nhận NLĐ lại vào doanh nghiệp, thì NSDLĐ còn phải bồi thường thêm một khoản tiền cho NLĐ [37].

Đối với trường hợp NLĐ bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc được giao theo HĐLĐ, những chi phí bồi thường cho NLĐ sẽ được quỹ bảo hiểm chi trả. Ở Đức, NSDLĐ phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn bắt buộc gọi là các Berufsgenossenchaft [36], Quỹ

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí