Như vậy, tư tưởng về cách học: “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [48, tr.273] được Hồ Chí Minh chỉ ra trong phần 4, phần nói về công tác cán bộ. Với quan điểm thẳng thắn, Người đã chỉ rõ cho cán bộ về cách học trong tổng thể quá trình huấn luyện cán bộ, một nội dung quan trọng của nhiệm vụ cách mạng. Người yêu cầu, đối với cán bộ, đảng viên, cách học tập đúng đắn phải “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” thì mới đảm bảo được yêu cầu nắm vững kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
1.1.2. Thực chất tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách học lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào được Người chỉ ra trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là tư tưởng quan trọng chỉ dẫn về cách thức học tập cho đội ngũ cán bộ cách mạng trong kháng chiến và có giá trị sư phạm trong lý luận dạy học hiện đại. Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh về cách học lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh yêu cầu trong học tập phải lấy tự học làm chính.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lấy tự học làm cốt”. Tự học theo Hồ Chí Minh là học tập một cách hoàn toàn chủ động, tự giác, tự chủ, tích cực, độc lập, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ. Như vậy, tự học chính là yếu tố cốt yếu, là chủ chốt, là nòng cốt, là cái cốt lõi trong toàn bộ PPHT, là nội lực quyết định chất lượng học tập của người học. Học tập mà thiếu tự học thì chỉ là một cơ thể thiếu xương cốt. Để thực hiện được vai trò quan trọng như vậy, tự học phải xuất phát từ một mục đích học để làm việc, với những mục tiêu cụ thể là chiếm lĩnh kiến thức. Tự học chính là yếu tố nội lực để giải quyết những nhiệm vụ học tập, có vai trò trực tiếp đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của con người.
Quán triệt tư tưởng này trong dạy học ở đại học quân sự, HV cần xác định vai trò của chính bản thân trong quá trình lĩnh hội tri thức. Trong tất cả các cách học tập, cần phải coi trọng hoạt động tự học. Tự học chính là tự quản lý việc học tập của mình, tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho chính mình, tự mình khai triển, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra, đánh giá việc học của mình. Người học tự thiết kế, tự tổ chức thực hiện quá trình học tập của mình một cách tự giác, chủ động, tích cực, tránh tình trạng làm qua loa, chống đối.
Thứ hai, Hồ Chí Minh nhấn mạnh .
Chí Minh đã chỉ ra “Do thảo luận…giúp vào”. Theo Hồ Chí Minh, thảo luận là môi trường giáo dục, tập thể lớp học, những người học xung quanh. Để có được kiến thức, người học có thể tự học để chiếm lĩnh; nhưng để hiểu thực chất và nắm chắc nội dung học tập, người học cần đem những kiến thức mà mình “tự” lĩnh hội để trao đổi, thảo luận với giảng viên, đồng đội, với nhóm học tập và với tập thể lớp học. Thông qua thảo luận, trao đổi, người học từ chỗ biết ít, biết đơn giản đến biết nhiều, nắm sâu sắc vấn đề. Người học trao đổi, thảo luận với người dạy và những người học xung quanh sẽ giúp cho họ nắm chắc kiến thức, điều chỉnh những lệch lạc, hiểu chưa đúng vấn đề, nội dung học tập. Thông qua thảo luận sẽ có tác dụng huy động trí tuệ tập thể, qua đó mà mỗi người học mở mang trí tuệ, nâng tầm tư duy. Mỗi cá nhân người học muốn tham dự thảo luận, trao đổi tốt phải có sự gia công chuẩn bị trước. Người học muốn có nội dung để đóng góp tích cực cho thảo luận, trao đổi phải tích cực nâng cao tự học của cá nhân, xem tự học thực sự là yếu tố “cốt lõi” của quá trình học tập. Người học không thụ động trong quá trình hợp tác với người dạy và tập thể lớp học mà tích cực tiếp thu, học hỏi những ý tưởng, tranh thủ học tập thông qua ý kiến của người khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Tư Tưởng Tự Học Của Hồ Chí Minh
- Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Tiếp Tục Giải Quyết
- Nội Dung Tư Tưởng “Lấy Tự Học Làm Cốt” Của Hồ Chí Minh
- Phương Pháp Học Tập Theo Tư Tưởng “ Lấy Tự Học Làm Cốt ”
- Giá Trị Sư Phạm Của Việc Bồi Dưỡng Phương Pháp Học Tập Cho Học Viên Ở Đại Học Quân Sự Theo Tư Tưởng “Lấy Tự Học Làm Cốt” Của Hồ Chí Minh
- Kinh Nghiệm Bồi Dưỡng Phương Pháp Học Tập Theo Tư Tưởng “Lấy Tự Học Làm Cốt” Trong Đào Tạo Ở Các Nhà Trường Quân Đội Thời Bình
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Học viên ở đại học quân sự khác với sinh viên ở các trường đại học dân sự là môi trường sư phạm, môi trường tập thể quân sự. Ngoài việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức trên giảng đường, học viên còn phải thực hiện các hoạt động giao lưu, hoạt động rèn luyện, xây dựng đơn vị. Tập thể đơn vị cũng là tập thể lớp học gắn bó, gần gũi, đoàn kết. Do đó, HV ở đại học quân sự muốn có kết quả và chất lượng học tập cao, cần phải hình thành được PPHT theo hướng lấy tự học là chủ đạo thông qua môi trường hoạt động tập thể lớp học và sự bổ sung kiến thức thông qua học hỏi đồng đội.
Thứ ba, Hồ Chí Minh chỉ ra tự học cần có sự định hướng, chỉ đạo của người dạy.
Hồ Chí Minh khẳng định: “chỉ đạo giúp vào”. Chỉ đạo theo Hồ Chí Minh chính là vai trò của giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nhưng vai trò chỉ đạo chỉ là “giúp vào” chứ không là yếu tố quyết định đến PPHT. Tự học là hoạt động mang đậm sắc thái cá nhân, nhưng phải dựa trên cơ sở sự chỉ đạo giúp đỡ của người dạy, sự lãnh đạo của các cấp giáo dục. Tác động sư phạm thông qua dạy học của người dạy sẽ giúp cho người học tự học một cách hiệu quả bởi giáo viên sẽ chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá cả mục đích, nội dung PPHT và kết quả tự học của người học. Người học dù có thông minh đến đâu, ý thức tự giác thế nào thì vẫn cần có sự chỉ bảo, hướng dẫn của người dạy. Tự học mới chỉ là yếu tố nội lực vì thế nó cần có sự định hướng, dẫn dắt của yếu tố ngoại lực thì mới có thể thực hiện được mục tiêu giáo dục đào tạo. Hồ Chí Minh dùng từ “chỉ đạo” ở đây có hàm ý là định hướng, dẫn dắt, giúp đỡ chứ không phải “làm thay”. Chỉ đạo là sự hướng dẫn, chỉ đạo của người dạy và có mục tiêu sư phạm. Cho nên, để tự học có hiệu quả, cần phải tự học theo một mục tiêu xác định và có sự hướng dẫn của người dạy. Vì vậy, người dạy đóng vai trò định hướng, chỉ đạo, cố vấn của quá trình học, tự học.
Các nhà quản lý giáo dục, giảng viên trong các học viện, nhà trường quân đội vừa là người lãnh đạo, chỉ đạo, người quản lý, chỉ huy, vừa là người thầy trực tiếp, người đồng chí, đồng đội. Vì vậy, đội ngũ này cần tổ chức, tạo điều kiện và chỉ dẫn người học tự quản, tự học; phải dạy cho HV cách học, cách làm việc, phương pháp tư duy, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Như vậy, để có được PPHT tích cực, Hồ Chí Minh chỉ ra cho đội ngũ cán bộ cách mạng về cách học phải “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” [48, tr.273]. Tư tưởng này của Hồ Chí Minh chỉ rõ muốn học tập tốt phải kết hợp chặt chẽ nội lực - môi trường - và sự chỉ đạo, quản lý. Trong đó, yếu tố nội lực được Hồ Chí Minh quan tâm và coi trọng trong cách học của người cán bộ cách mạng. Có thể nói, PPHT “lấy tự học làm cốt” là một PPHT khoa học, tiếp cận gần với phương pháp nghiên cứu khoa học. Bồi dưỡng PPHT theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh sẽ góp phần tích cực vào việc giải quyết có hiệu quả mâu thuẫn giữa nội dung dạy học ngày càng tăng về khối lượng, hiện đại về trình độ khoa học với thời gian tự học được giới hạn. Đồng thời, bồi dưỡng PPHT theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh sẽ giúp cho HV ở đại học quân sự có phương pháp tốt để tự học suốt đời đáp ứng sự phát triển của nghề nghiệp quân sự và thực tiễn xã hội và quân đội.
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa “tự học” - “chỉ đạo”
và “thảo luận” theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tóm lại, theo PPHT của Hồ Chí Minh (Người dùng từ cách học), người học muốn lĩnh hội kiến thức, phải phát huy sức mạnh nội tại của mình bằng cách phát huy tiềm năng trí tuệ, thái độ, động cơ và tính cách của mình, coi hoạt động tự học của bản thân là yếu tố cốt lõi. Đồng thời, phải phát huy vai trò hướng dẫn, gợi ý và định hướng của người dạy và tạo ra một môi trường học tập tích cực, cởi mở, tin cậy và luôn luôn hợp tác, giúp đỡ nhau. Cả 3 nội dung này đều phản ánh đúng bản chất, qui luật, động lực của quá trình dạy học theo lý luận dạy học hiện đại hiện nay. Người học luôn là chủ thể của quá trình lĩnh hội kiến thức.
1.2. Quan niệm và giá trị sư phạm của việc bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh
1.2.1. Quan niệm về bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh
1.2.1.1. Phương pháp học tập
Theo Từ điển tiếng Việt: “Học là thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại” [94, tr.453]. “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết, để có
kỹ năng” [94, tr.454]. “Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó” [94, tr.793].
Theo tác giả Lê Khánh Bằng: “Phương pháp học tập là cách thức hoạt động nhận thức của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cũng như tìm tòi tri thức mới” [3, tr.177].
Tiếp cận PPHT theo thông tin, nhóm tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo cho rằng “Học là thu nhận, ghi nhớ, tích luỹ số lượng thông tin càng nhiều càng tốt để sử dụng khi cần” và “Học, cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức biên trong con người mình” [85, tr.71]. Có rất nhiều PPHT, nhưng học thế nào để có kết quả tốt là điều mà người học phải quan tâm và rèn luyện để trở thành thói quen. Dạy và học phải theo tiêu chí rèn luyện có phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh. Rèn luyện có phương pháp và phát huy năng lực tự học không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả mà còn là mục tiêu của việc dạy và học. Việc dạy và học ngày nay phải hướng tới giúp cho người học chủ động, tích cực, tự giác, chống lại thói quen thụ động.
Theo tác giả Nguyễn Kỳ, PPHT là một cấu trúc phức hợp đa mặt, đa thành tố. Đó là tổ hợp những phẩm chất, nét nhân cách, năng lực, kỹ năng thể hiện được cái riêng, có tính ổn định về các chiến lược học, thái độ, động cơ, hứng thú học, phương pháp giảng dạy được ưa thích của người học, nhằm đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức, tương tác và thoả mãn các yêu cầu của môi trường học tập. Theo tác giả, để có được PPHT tốt, người học phải có chiến lược học tập tức là xác định mục tiêu học tập, thái độ và động cơ đúng đắn, có hứng thú ngay với phương pháp dạy học, bài giảng của người
dạy. Với nhận thức học là quá trình tiếp thu và xử lý thông tin bằng các hành động trí tuệ và chân tay [68, tr.10].
Từ những khái quát trên, dựa trên những thành tựu của lý luận dạy học, có thể quan niệm về PPHT như sau:
Phương pháp học tập là cách thức, biện pháp tiếp thu, xử lý, vận dụng nội dung học tập vào hoạt động thực tiễn theo cách riêng của người học.
Thực chất PPHT là cách thức tác động của chủ thể đến đối tượng học, hay là cách thực hiện hoạt động học. Hoạt động học bao gồm nhiều thao tác, nhiều hành động cho nên PPHT cũng muôn màu muôn vẻ. Trong quá trình học tập, người học có thể vận dụng các PPHT cơ bản như: PPHT cá nhân (tự nghiên cứu, tự học); PPHT hợp tác (học ở thầy, học bạn) và PPHT từ thông tin phản hồi (tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh).
1.2.1.2. Phương pháp học tập của học viên ở đại học quân sự
Từ quan niệm về PPHT nói chung, có thể quan niệm về PPHT của HV ở đại học quân sự như sau:
Phương pháp học tập của học viên ở đại học quân sự là cách thức, biện pháp chủ động, sáng tạo tiếp thu, xử lý, vận dụng nội dung học tập có tính chất nghiên cứu vào quá trình học tập của bản thân, nhằm nâng cao chất lượng học tập, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.
Về mặt lý luận dạy học, tiếp cận hoạt động học theo lí thuyết thông tin thì hoạt động học là quá trình thu và nhận thông tin [38, tr.25], theo đó PPHT của HV ở đại học quân sự bao gồm các cách thức:
Các cách thức thu nhận thông tin: HV thu nhận thông tin qua các kênh giác quan (nghe, nhìn, đọc, xúc giác) khi tiếp xúc với các nguồn thông tin trong học tập: nghe giảng, đọc sách, tài liệu, hỏi bạn bè, sử dụng từ điển. Ở cách thức này người học sẽ có các PPHT như: phương pháp nghe giảng,
phương pháp ghi chép, phương pháp đọc sách và ghi nhớ, phương pháp hỏi, phương pháp nhớ, phương pháp sử dụng từ điển. Thông qua các cách thức này, HV thu nhận được kiến thức và nội dung học tập ở dạng nhận biết ban đầu và được ghi nhớ tạm thời có mục đích.
Các cách thức xử lý thông tin: HV sử dụng các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá và nâng cao sự hiểu biết về những kiến thức đã được học, hình thành khái niệm mới. Các cách thức sử dụng để xử lý thông tin gồm: diễn đạt ý kiến, tiếp cận thệ thống, đặt câu hỏi, nghiên cứu theo nhóm, lập sơ đồ khái niệm, viết đoạn văn, sắp xếp khái niệm, viết tóm tắt từ các bản ghi chép. Trong quá trình xử lý thông tin đòi hỏi HV phải nhớ lại và biết sử dụng thông tin, tập trung vào những ý chính, tổ chức thông tin và liên hệ những điều đã biết. Từ các cách thức xử lý thông tin giúp HV tìm ra những chỗ thiếu, chỗ chưa hợp lý, chỗ mâu thuẩn để bổ sung, hoàn thiện.
Các cách thức vận dụng thông tin: Những kiến thức mà HV thu nhận được, thông qua quá trình xử lý được áp dụng vào thực tiễn nghề nghiệp đang được đào tạo, thực tiễn cuộc sống và cả thực tiễn học tập thông qua các cách thức: đối chiếu so sánh, liên hệ lý giải, chứng minh thực tiễn, phát triển lý luận. HV đưa kiến thức của mình tiếp thu được, qua các cách thức của mình để phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết và giải quyết vấn đề trong nội dung học tập.
Những cách thức thu nhận, xử lý và vận dụng thông tin do mỗi HV tiến hành thông qua việc nghe giảng, ghi chép, nghiên cứu và chuẩn bị cho các nội dung học tập theo những cách riêng của mình. Vì vậy, PPHT của HV không hoàn toàn giống nhau, nhưng điểm chung là cùng một nội dung học tập, bằng những cách thức riêng có của mình, HV thu được trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua kết quả học tập.