Quy Trình Tổ Chức Dh Theo Hướng Bồi Dưỡng Nlth Của Hs Với Sự Hỗ Trợ Của Mxh Facebook

hưỡng dẫn HS xác định vấn đề học tập và từ đó đề xuất các phương án để giải quyết các vấn đề.

- Bước 2: Trao đổi thông tin

Việc trao đổi kiến thức, kĩ năng với bạn b giúp HS phát huy được tính tích cực, say mê hơn trong học tập. Bên cạnh đó, qua việc GV giải đáp thắc mắc của HS thông qua tương tác nhóm MXH Facebook học tập, chat, email... cũng giúp HS củng cố thêm những kiến thức, kĩ năng mà các em chưa nắm rõ, đó là công việc cuối c ng của việc thu nhận tri thức.

- Bước 3: Hệ thống kiến thức và trình bày KQHT

Các kiến thức nội dung học tập thu nhận được trong quá trình TH được hệ thống lại một cách logic, rõ ràng thông qua các hình thức ph hợp và trình bày một cách khoa học.

- Bước 4: Vận dụng

Dựa vào nội dung GV chu n bị trong chủ đề giao nhiệm vụ cho HS có phần vận dụng kiến thức vào thực ti n với những tình huống cụ thể nhằm tạo ra sản ph m của chủ đề học tập, giúp HS ghi nhớ sâu hơn kiến thức kĩ năng vừa được học.

3.3.2.3. Khâu đánh giá, điều chỉnh

Đánh giá KQHT là khâu cuối c ng trong một QTDH nói chung nhằm xác định sự đúng đắn việc thực hiện quá trình cũng như kết quả của quá trình ấy. Thông qua đó khắc phục những sai sót và kịp thời điều ch nh, rút kinh nghiệm cho các quá trình học tập tiếp theo. Vì vậy cần tiến hành kiểm tra và đánh giá một cách nghiêm túc, nhằm xác định sự đúng đắn và chính xác của những thông tin đã thu nhận được. Cụ thể qua các bước sau:

- Bước 1: Kiểm tra, đánh giá KQHT

Là cách thức mà GV sử dụng để thu thập thông tin của HS về kiến thức, kĩ năng, thái độ, NL của mỗi HS trong quá trình học tập để từ đó có những kết luận về trình độ và ph m chất của HS, từ đó có những điều ch nh trong cách dạy và cách học cho ph hợp. Do đó, cần thực hiện theo trình tự các nội dung sau: xác định mục đích kiểm tra; xác định nội dung kiểm tra; tiến hành kiểm tra; kết luận kiểm tra: kết quả lĩnh hội tri thức, kĩ năng, thái độ; phân tích những tồn tại, nguyên nhân và cách khắc phục, đề xuất nhiệm vụ mới.

- Bước 2: Khắc phục sai sót, điều chỉnh cách học

Thông qua kết quả của quá trình TH, các nội dung sản ph m thu được và các bài kiểm tra, giúp GV nắm được những ưu khuyết điểm của mỗi HS qua đó có những điều ch nh ph hợp cho chủ đề sau. Đồng thời, mỗi HS cũng khắc phục những sai sót của bản thân và tự điều ch nh cách học cho ph hợp với yêu cầu của hoạt động TH với sự hỗ trợ của MXH.

Xác định nội dung bài học


Chọn hình thúc dạy học, mức độ kết hợp Facebook

Giáo viên

Lập nhóm MXH Facebook


Kiểm tra, tương tác thử Facebook

Giai đoạn chuẩn bị

Đánh giá


Xác định mục tiêu học tập


Xác định nhiệm vụ học tập

Học sinhTìm kiếm tài liệu, phương tiện học tập

Lập kế hoạch học tập

Xác định ý tưởng, đề xuất vấn đề học tập

Giai đoạn tổ chức dạy học

Trao đổi thông tin


Ghi chép, hệ thống lại kiến thức


Vận dụng

Giai đoạn đánh giá, điều chỉnh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Khắc phục sai sót, điều ch nh cách học

Sơ đồ 3.4. Quy trình tổ chức DH theo hướng bồi dưỡng NLTH của HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook

3.3.3. Giới thiệu mạng xã hội Facebook hỗ trợ dạy học

Chúng tôi sử dụng trang MXH Facebook tiến hành triển khai hoạt động TH cho HS tuân theo các nguyên tắc thiết kế như sau:

* Giáo viên: Là người phụ trách quản trị nhóm học tập của HS. GV có quyền quản lý thông tin của các HS trong nhóm. Ngoài ra còn phải giải đáp các vấn đề thắc mắc của HS.

Hình 3 2 Giao diện trang MXH Facebook hỗ trợ dạy học Học sinh Là những người 1

Hình 3.2. Giao diện trang MXH Facebook hỗ trợ dạy học

* Học sinh: Là những người được mời hoặc đăng ký tham gia xin vào nhóm học tập và được người quản trị là GV chấp nhận vào nhóm học tập đó. HS được quyền học các nội dung bài học do GV biên soạn, yêu cầu trả lời các vấn đề thắc mắc và tham gia tương tác trên nhóm do người quản trị tổ chức.

* Đăng bài trên trang MXH Facebook

Để đăng bài lên Facebook, chúng tôi kích vào link "cập nhật trạng thái" để soạn bài đăng và up file đính k m.

Nếu muốn đăng ảnh hay video thì kích vào "thêm ảnh video" thì s có hai sự lựa chọn là tải lên ảnh video hay tạo album ảnh. Chọn một trong hai phương án trên rồi chọn ảnh cần tải lên, sau đó kích vào "đăng".

Nếu cần đưa một file nào đó lên thì kích vào "thêm tệp", chon tệp cần đưa lên, sau đó kích vào "đăng".

* Chuẩn bị nguồn tư liệu để đưa lên Facebook của GV

Một trong những bước cuối c ng trong tổ chức DH theo hình thức TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook, là GV đăng các bài về chủ đề học tập lên MXH Facebook của mình về các chủ đề học tập để HS có thể so sánh về những thông tin của mình và của GV trong chủ đề. Sự so sánh này cũng là biện pháp nhắc lại kiến thức, củng cố những kiến thức mà HS đã tìm hiểu, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm của chủ đề.

Có thể mô phỏng quy trình GV sử dụng MXH Facebook tổ chức hoạt động TH cho HS qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3 5 Quy trình GV sử dụng MXH Facebook tổ chức hoạt động TH cho HS 3 4 2


Sơ đồ 3.5. Quy trình GV sử dụng MXH Facebook tổ chức hoạt động TH cho HS

3.4. Thiết kế quy trình dạy học một số đơn vị kiến thức Cơ học và Điện từ học Vật lí THPT theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook

3.4.1. Quy trình tổ chức dạy học chủ đề “Xe bong bóng chuyển động” (chủ đề 1) với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook

Trong bài học này, quy trình tổ chức DH được thiết kế như sơ đồ 3.4, được cụ thể thông qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Bảng tham chiếu quy trình tổ chức DH chủ đề “Xe bong bóng chuyển động”


Khâu

Chuẩn bị

Tổ chức triển khai

thực hiện

Đánh giá, điều

chỉnh


Mục tiêu DH

(15), (16), (17),

(18), (19), (20),

(21), (22), (23),

(24)

(1), (2), (3), (4)

(5), (6), (7), (8), (10)

Định hướng NL

(5), (6), (7), (8),

(9), (10), (11)

(5), (6), (7), (8), (9),

(10), (11)

(5), (6), (7), (8), (9),

(10), (11)

Hình thức DH

Hình thức 1

Hình thức 1

Hình thức 2

Mức độ hỗ trợ

Mức độ 1

Mức độ 1

Mức độ 1


Biện pháp


Biện pháp 2


Biện pháp 2

Biện pháp 1

Biện pháp 2

Biện pháp 3

Biện pháp 4

Phương tiện hỗ trợ

Máy vi tính có kết nối mạng, MXH

Facebook


Bài giảng điện tử

Máy vi tính có kết nối mạng, MXH

Facebook

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.

Khâu chuẩn bị (Lập nhóm MXH Facebook hỗ trợ GV chia s bài giảng, HS làm quen với việc TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook)

* Đối với giáo viên:

- Chu n bị kĩ nội dung chủ đề “Xe bong bóng chuyển động” (Phụ lục 7)

- Bộ câu hỏi liên quan đến kiến thức bài Động năng (Phụ lục 8, 9);

- Tình huống: vận dụng kiến thức về Động năng vào khoa học kĩ thuật và đời sống;

- Phiếu học tập;

- Trang MXH Facebook: Lập nhóm học tập cho HS; giao nhiệm vụ cho HS qua trang MXH Facebook, các tài liệu hỗ trợ liên quan đến nội dung của chủ đề học tập;

- Sau mỗi ngày, GV kiểm tra mức độ hoàn thành của HS và sự tương tác của HS qua trang MXH Facebook. Nếu chưa hoàn thành nhiệm vụ, GV nhắc HS làm bài kịp tiến độ hoặc định hướng cho HS nội dung còn vướng mắc, qua hoạt động này giúp GV đánh giá về mức độ hoàn thành và kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của HS. Trước giờ lên lớp, GV đăng nhập vào trang MXH Facebook xem những vướng mắc của HS cần GV giải đáp trên trên lớp.

- Bài giảng Powerpoint: K m dụng cụ thí nghiệm biểu di n: con lắc đơn, con lắc lò xo, vật rơi; Các hình v mô tả.

* Đối với học sinh:

- Ôn tập nội dung liên quan đến kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều, công thức tính công;

- Khái niệm động năng đã học ở THCS;

- SGK, vở ghi bài, giấy nháp;

- Tham gia nhóm MXH Facebook học tập, tương tác với GV và nhóm học tập;

- TH, tự tham khảo phần kiến thức mà GV yêu cầu: Chu n bị những nội dung cần trao đổi, thắc mắc để được GV giải đáp. Tương tác với bạn b về các nội dung của Định luật bảo toàn động lượng và Công, công suất đã biết và một số ứng dụng vào khoa học kĩ thuật và đời sống.

Hình 3 3 GV giao nhiệm vụ học tập cho HS thông qua MXH Facebook  Khâu tổ chức 3

Hình 3.3. GV giao nhiệm vụ học tập cho HS thông qua MXH Facebook

Khâu tổ chức triển khai thực hiện (Tổ chức định hướng thực hiện chủ đề học tập trên lớp, trang MXH Facebook giúp HS tương tác với GV và bạn bè nhằm tìm ra kiến thức mới và củng cố kiến thức; đánh giá kết quả quá trình TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook thông qua sự tương tác và sản phẩm học tập thu được)

Hoạt động 1: Tổ chức định hướng giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Nhiệm vụ 1: Tạo tình huống và phát biểu vấn đề để tìm hiểu về động năng.

+ Nhiệm vụ 2: Giải quyết tình huống vận dụng kiển thức về động năng và độ biến thiên động năng với đời sống.

+ Nhiệm vụ 3: Thực hiện hồ sơ sản ph m của hoạt động TH.

- Định hướng cho HS thực hiện các hoạt động TH.

- Tương tác thử nghiệm trên nhóm MXH Facebook và chuyển giao nhiệm vụ TH cho HS vào nhóm MXH Facebook.

Hoạt động 2: HS thực hiện các hoạt động TH với nội dung của nhiệm vụ 1

- Giáo viên đặt vấn đề;

- Trong chương trình THCS, ta đã có những khái niệm sơ bộ về năng lượng. Ta biết rằng một vật có năng lượng nếu vật đó có khả năng sinh công;

- GV đưa ra các hình ảnh về vật có động năng sinh công;

- Vật có khả năng sinh công do chuyển động thì năng lượng của vật này được gọi là động năng.

+ Vậy động năng là gì, nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Ta s tìm hiểu qua bài học này;

+ Theo dõi HS thực hiện các hoạt động TH thông qua trang MXH Facebook;

+ Hỗ trợ HS các vấn đề còn gặp vướng mắc trong hoạt động TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook.

Hoạt động 3: HS thực hiện các hoạt động TH với nội dung của nhiệm vụ 2

- GV đưa ra những hình ảnh minh họa về động năng;

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát các hình ảnh minh họa và hoàn thành phiếu học tập số 1;

+ Theo dõi HS thực hiện các hoạt động TH thông qua trang MXH Facebook;

+ Hỗ trợ HS các vấn đề còn gặp vướng mắc trong hoạt động TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook.

Hoạt động 4: HS thực hiện các hoạt động TH với nội dung của nhiệm vụ 3

- Theo dõi HS thực hiện các hoạt động TH thông qua trang MXH Facebook;

- Hỗ trợ HS các vấn đề cách thức viết bài báo và bộ hồ sơ sản ph m TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook.

Hoạt động 5: Tổ chức báo cáo sản phẩm qua hoạt động TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook

- Chu n bị máy chiếu;

- Nhận xét, đánh giá và hệ thống hóa kiến thức.

Khâu đánh giá, điều chỉnh (GV yêu cầu HS TH với sự hỗ trợ của MXH Facebook thông qua các câu hỏi thuộc kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” và vận dụng kiến thức đã học để giải thích các vấn đề trong khoa học kĩ thuật và trong đời sống thực tiễn, HS tự ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức thu được trong quá trình TH)

Dựa vào bài giảng, ý tưởng thiết kế chủ đề của chương “Các định luật bảo toàn”, trả lời các câu hỏi thuộc kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” (Phụ lục 11) và giải thích những ứng dụng của Động năng, Thế năng và Cơ năng vào

lĩnh vực khoa học kĩ thuật và đời sống. HS tự đánh giá kết quả đạt được, khắc phục những sai sót và điều ch nh cách học ph hợp hơn, đồng thời kết quả bài làm của HS s được lưu vào “Hồ sơ sản ph m học tập”.

3.4.2. Quy trình tổ chức dạy học chủ đề “Khám phá từ trường trái đất” (chủ đề 2) với sự hỗ trợ của mạng xã hội Facebook

Trong bài học này, quy trình tổ chức DH được thiết kế như sơ đồ 3.4, được cụ thể thông qua bảng 3.2:

Bảng 3.2. Bảng tham chiếu quy trình tổ chức DH chủ đề “Khám phá từ trường trái đất”

Giai đoạn

Chuẩn bị

Tổ chức DH

Đánh giá, điều chỉnh

Mục tiêu DH

(21), (22), (23), (24),

(25), (26), (27)

(1), (2), (3), (4), (5),

(6), (7), (8), (9), (10),

(11), (12), (13), (14)

(15-4)

Định hướng NL

(15), (16), (17), (18),

(19), (20)

((15), (16), (17), (18),

(19), (20)

(15), (16), (17), (18),

(19), (20)

NLTH cần bồi dưỡng cho HS

(15-1), (15-2), (15-

3), (15-4), (20-1),

(20-2), (20-3)

(15-1), (15-2), (15- 3),

(15-4), (20-1), (20-2),

(20-3)

(15-1), (15-2), (15- 3),

(15-4), (20-1), (20-2),

(20-3)

Hình thức DH

Hình thức 1

Hình thức 2

Hình thức 3

Mức độ kết hợp

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 2

Biện pháp

Biện pháp 1, 2

Biện pháp 1, 2, 3, 4

Biện pháp 1, 2, 3

Phương tiện hỗ trợ

Máy vi tính có kết nối mạng, Nam châm, la bàn tang,

Bài giảng điện tử, điện thoại thông minh hoặc laptop, các phương tiện

học tập ở phần chu n bị.

Máy vi tính có kết nối mạng internet

Khâu chuẩn bị (như chủ đề 1)

- Đối với GV, chu n bị kĩ nội dung chủ đề phần “Khám phá từ trường trái đất” (Phụ lục 10) với sự hỗ trợ của MXH Facebook, cụ thể:

+ Xây dựng bộ câu hỏi thuộc kiến thức Phần “Từ trường” (Phụ lục 11, 12);

+ Đưa ý tưởng chủ đề phần “Từ trường”, bộ câu hỏi thuộc kiến thức Phần “Từ trường” lên trang MXH Facebook;

Xem tất cả 280 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí