Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 3 Điều 208 Bộ Luật Hình Sự

05 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt là: “Trong máu có độ rượu, bia vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác”. Quy định này không chỉ dễ xác định mà còn tránh những trường hợp có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “say”.


c. Gây tai nạn rồi bỏ không cứu giúp người bị nạn

chạy để

trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý


Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự với trường hợp quy

định tại điểm c khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.


d. Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 321 trang tài liệu này.

thẩm quyền điều khiển giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường sắt


Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 7 - Đinh Văn Quế - 8

Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự với trường hợp quy

định tại điểm d khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm các

quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên,

trường hợp phạm tội người phạm tội không chấp hành hiệu lệnh là hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường sắt, chứ không phải hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.


đ. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.


Gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản cho người khác.


Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức về trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường sắt gây ra, nên có thể

áp dụng Nghị

quyết số

02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đối với Điều 202 Bộ luật hình sự về trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra, để áp dụng cho trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 của Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 208 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


So với Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985, thì khoản 2 Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 không nặng hơn và cũng không nhẹ hơn, nhưng so sánh giữa Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 với Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 thì Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 là điều luật nhẹ hơn. Vì vậy, đối với hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý thì áp dụng khoản 2 Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 208 Bộ luật hình sự, Toà án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều

luật, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự,

không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới ba năm tù). Nếu người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.


3. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật hình sự


Khoản 3 của điều luật chỉ quy định một trường hợp phạm tội, đó là: “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”


Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự.


Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức, chúng ta có thể tham khảo

Nghị

quyết số

02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm

phán Toà án nhân dân tối cao đối với Điều 202 Bộ luật hình sự về trường hợp gây hậu quả Toà án đặc biệt nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra, để áp dụng cho trường hợp quy định tại khoản 3 của Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


So với Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985, thì khoản 3 Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn và so sánh giữa Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 với Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 thì Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 là điều luật nhẹ hơn. Vì vậy, đối với hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý thì áp dụng khoản 3 Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 3 Điều 208 Bộ luật hình sự, Toà án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình

sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng

không đáng kể, thì có thể được áp dụng dưới bảy năm tù, nhưng không

được dưới ba năm tù, vì theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự thì, khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (khung hình phạt liền kể của khoản 3 là khoản 2 của điều luật). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.


4. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 208 Bộ luật hình sự


Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 202 Bộ luật hình sự, chỉ khác nhau ở chỗ khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời là do hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt do

người chỉ hiện.

huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông đường sắt thực


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 208 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến

năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.


So với khoản 4 Điều 186 Bộ

luật hình sự

năm 1985, thì khoản 4

Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, vì khoản 4 Điều 208 có hình phạt tiền là hình phạt chính mà khoản 4 Điều 186 không quy định và so sánh giữa Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 với Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 thì Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 là điều luật nhẹ hơn. Vì vậy, đối với hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý thì áp dụng khoản 4 Điều 208 Bộ luật hình

sự năm 1999 đối với người phạm tội. Tuy nhiên, nếu áp dụng hình phạt

cải tạo không giam giữ thì không được quá một năm; đối với hình phạt tù, có thể phạt người phạm tội dưới sáu tháng tù mà không nhất thiết phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, vì khoản 4 Điều 186 có mức hình phạt tù từ ba tháng đến ba năm.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 4 Điều 208 Bộ luật hình sự, nếu người phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định

tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có

nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm

nhẹ

hoặc nếu có nhưng mức độ

giảm nhẹ

không đáng kể, thì có thể bị

phạt đến ba năm tù.


5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm

nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


So với Điều 218 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về hình phạt bổ sung đối với tội phạm này thì khoản 5 Điều 208 mức phạt nhẹ hơn. Vì vậy, đối với hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý thì áp dụng khoản 5 Điều 208 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.


6. TỘI CẢN TRỞ GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT


Điều 209. Tội cản trở giao thông đường sắt

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Đặt chướng ngại vật trên đường sắt;

b) Làm xê dịch ray, tà vẹt;

c) Khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường trái phép qua đường sắt;

d) Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt;

đ) Để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;

e) Đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy lên đường sắt;

g) Lấn chiếm phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;

h) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường sắt.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.


Định nghĩa:

Cản trở

giao thông đường sắt là hành vi

đặt chướng

ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; khoan, đào, xẻ trái phép

nền đường sắt, mở đường trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi,

chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao

thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định

hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa

trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy lên

đường sắt; lấn chiếm phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao

thông đường sắt hoặc hành vi khác gây cản trở giao thông đường sắt gây

thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tội cản trở giao thông đường sắt quy định taj Điều 209 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm được tách từ tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985.


So với Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 209 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung như:


Quy định cụ

thể

hành vi phạm tội là hành vi cản trở

giao thông

đường sắt chứ không phải hành vi cản trở giao thông vận tải chung chung như Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985;


Sửa đổi tình tiết gây thiệt hại đến sức khoẻ

thành

“gây thiệt hại

nghiêm trọng đến sức khoẻ”; tình tiết “ đào, phá các công trình giao thông” thành “khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường trái phép qua đường sắt”; tình tiết “di chuyển, phá huỷ biển báo hiệu hoặc các thiệt bị giao thông” thành “làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt”;


Bổ sung một số hành vi là dấu hiệu khách quan của tội phạm mà

Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định như: “để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy lên đường sắt; lấn chiếm phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt”


Bổ sung khoản 2 của điều luật với các tình tiết là yếu tố định khung

hình phạt như:

Gây hậu quả rất nghiêm trọng

và khoản 4 với tình tiết là

yếu tố định khung hình phạt tương tự với Điều 208 Bộ luật hình sự.


Bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người phạm tội; tăng hình phạt cải tạo không giam giữ lên đến ba năm.


Hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù đều nặng hơn so với Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này.


Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.


Nếu hành vi cản trở giao thông đường sắt chưa gây gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì thực hiện hành vi phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Khách thể của tội phạm này là an toàn giao thông đường sắt.


Đối tượng tác động

đường sắt.

của tội phạm này là các công trình giao thông


Công trình giao thông đường sắt được quy định tại Nghị định số

39/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt. Đây cũng là căn cứ để xác định hành vi cản trở giao thông đường sắt.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội này, có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:


- Đặt chướng ngại vật trên đường sắt;

- Làm xê dịch ray, tà vẹt;

- Khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường trái phép qua đường sắt;

- Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt;

- Để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;

- Đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy lên đường sắt;

- Lấn chiếm phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;

- Hành vi khác gây cản trở giao thông đường sắt.


Cũng tương tự như đối với Điều 203, so với Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 209 Bộ luật hình sự năm 1999 nhà làm luật quy định nhiều hành vi khách quan cụ thể hơn, nhưng cũng không phải đã hết tất cả các hành vi cản trở giao thông đường sắt, nên cuối cùng vẫn còn quy định “hành vi khác gây cản trở giao thông đường sắt” để đề phòng ngoài những

hành vi đã được liệt kê có thể không dự liệu được.

còn những hành vi khác mà nhà làm luật


Các hành vi được liệt kê trên đều đã được quy định tại Nghị định số

39/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt (từ Điều 16 đến Điều 33). Ví dụ: Điều 33 quy định: Nghiêm cấm các hành vi làm ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông đường sắt như: Phá huỷ, tháo dỡ, trộm cắp, làm hư hỏng cấu kiện, phụ kiện, trang bị, thiết bị phương tiện, thiết bị thông tin tín hiệu, vật tư đường sắt; Xây dựng công trình, làm nhà, lều quán, biển quảng cáo hoặc những vật khác trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt; đào bới, lấy đất đá trong khu vực nền đường sắt. Thải nước và các chất độc hại vào đường sắt.


So với Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 1 Điều 209 Bộ

luật hình sự

năm 1999 quy định thêm một số

hành vi khách quan mới

như:“để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy lên đường sắt; lấn chiếm phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt”. Nhưng không vì thế mà cho rằng người thực hiện các hành vi này trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý thì không bị coi là hành vi cản trở giao thông đường sắt, bởi lẽ, khoản 1 Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 ngoài những hành vi cụ thể đã được miêu tả trong cấu thành, nhà làm luật còn quy định: “có hành vi khác cản trở giao thông vận tải” (điểm c khoản 1), nên các hành vi mà nhà làm luật quy định mới trong cấu thành tội phạm chính là “hành vi khác”. Do đó không coi dó là những hành vi phạm tội mới được quy định trong cấu thành, mà nó chỉ là cụ thể hoá hành vi phạm tội mà thôi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023