b. Hậu quả
Cũng như đối với tội vi phạm an toàn giao thông, hậu quả là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi cản trở giao thông
đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật hoặc là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Việc xác định thiệt hại cũng tương tự như đối với tội vi phạm quy định về an toàn giao thông.
Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức, chúng ta có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng để xác định thiệt hại tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng đối với sức khoẻ, tài sản của người khác do
Có thể bạn quan tâm!
- Tội Điều Động Hoặc Giao Cho Người Không Đủ Điều Kiện Điều Khiển Các Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 3 Điều 205 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 3 Điều 208 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Đưa Vào Sử Dụng Các Phương Tiện Giao Thông Đường Sắt Không Bảo Đảm An Toàn Không Có Các Tình Tiết Định Khung Hình Phạt
- Phạm Tội Điều Động Hoặc Giao Cho Người Không Đủ Điều Kiện Điều Khiển Phương Tiện Giao Thông Đường Sắt Không Có Các Tình Tiết Định Khung Hình Phạt
- Phạm Tội Vi Phạm Các Quy Định Về Điều Khiển Phương Tiện Giao Thông Đường Thủy Không Có Các Tình Tiết Định Khung Hình Phạt
Xem toàn bộ 321 trang tài liệu này.
hành vi cản trở giao thông đường sắt gây ra, mà không vận dụng Nghị
quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đối với Điều 202 Bộ luật hình sự về trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, vì thiệt hại do hành vi cản trở giao thông đường sắt gây ra không phải là thiệt hại trực tiếp của hành vi phạm tội này.
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
thì người phạm tội bị khoản 3 của điều luật.
truy cứu trách nhiệm hình sự
theo khoản 2 hoặc
c. Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài hành vi khách quan, hậu quả, đối với tội cản trở giao thông đường sắt, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: Công trình giao thông đường săt; biển báo hiệu; đèn hiệu, đường ray, nhà ga, cầu chung và các thiết bị an toàn giao thông đường sắt khác.
Cũng như đối với tội cản trở giao thông đường bộ, việc xác định các
dấu hiệu khách quan này cũng rất quan trọng, là dấu hiệu để phân biệt
giữa tội phạm này với các tội khác. Ví dụ: Nếu đào, khoan, xẻ trái phép các công trình quan trọng về an ninh quốc gia thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trong về an ninh quốc gia theo Điều 231 Bộ luật hình sự.
Các dấu hiệu khách quan này cũng được quy định tại Nghị định số 39/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Cũng như đối với tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông,
người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường sắt là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
1. Phạm tội cản trở giao thông đường sắt không có các tình tiết định khung hình phạt
Đây là trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 209 Bộ luật hình sự, là cấu thành cơ bản của tội cản trở giao thông đường thủy, người phạm tội có thể bị phạt phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ một đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.
So với tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985, thì khoản 1 Điều 209 Bộ luật
hình sự năm 1999 nặng hơn, mặc dù khoản 1 Điều 209 Bộ luật hình sự
năm 1999 có quy định hình phạt tiền là hình phạt nhẹ hơn hình phạt cải tạo
không giam giữ mà Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 không quy định,
nhưng mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt là năm năm tù (khoản 1 Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 là ba năm tù và so sánh giữa Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 với Điều 209 Bộ luật hình sự năm 1999 thì Điều 209 là điều luật nặng hơn. Vì vậy, hành vi cản trở giao thông đường sắt xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý thì áp dụng khoản 1 Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội cản trở giao thông đường sắt theo khoản 1 Điều 209 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.
2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 209 Bộ luật hình sự
Khác với khoản 2 Điều 203 Bộ luật hình sự, khoản 2 Điều 209 Bộ luật hình sự chỉ quy định một trường hợp đó là “gây hậu quả rất nghiêm trọng”
Gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi cản trở giao thông đường sắt gây ra là những thiệt hại rất nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ hoặc
tài sản cho người khác. Cũng như đối với các tội phạm về an toàn giao
thông khác, đến nay chưa có hướng dẫn chính thức thế nào là hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi cản rở giao thông đường sắt gây ra, nên có thể căn
cứ vào Thông tư
liên tịch số
02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-
BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi cản trở giao thông đường sắt gây ra, mà không nên vận dụng Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đối với Điều 202 Bộ luật hình sự về trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, vì thiệt hại do hành vi cản trở giao thông đường sắt gây ra không phải là thiệt hại trực tiếp của hành vi phạm tội này.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 209 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
So với Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985, thì khoản 2 Điều 209 Bộ luật hình sự năm 1999 được coi là quy định mới. Vì vậy, đối với hành vi cản trở giao thông đường sắt gây hậu quả rất nghiêm trọng xảy ra trước 0
giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý thì áp dụng khoản 1 Điều 187 Bộ luật hình sự năm 1985 đối với người phạm tội.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 209 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có
nhưng mức độ
tăng nặng không đáng kể, thì có thể
được áp dụng dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới ba năm tù). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.
3. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 209 Bộ luật hình sự
Khoản 3 của điều luật cũng chỉ quy định một trường hợp phạm tội, đó là: “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng do hành vi cản rở
giao thông
đường sắt gây ra là những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tính mạng,
sức khoẻ hoặc tài sản cho người khác. Trường hợp phạm tội này cũng
tương tự như trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, trong khi chưa có hướng dẫn chính thức thế nào là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi cản rở giao thông đường sắt gây ra, nên có thể căn cứ vào Thông tư liên
tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12
năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
Công an, Bộ Tư
pháp hướng dẫn áp dụng một số
quy định tại Chương
XIV"Các tội xâm phạm sở
hữu" của Bộ
luật hình sự
năm 1999 đối với
trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng để xác định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi cản trở giao thông đường sắt gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 209 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
So với khoản 2 Điều 187 Bộ
luật hình sự
năm 1985, thì khoản 3
Điều 209 Bộ luật hình sự năm 1999 nặng hơn, nên không áp dụng đối với hành vi cản trở giao thông đường sắt xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 3 Điều 209 Bộ luật hình sự, nếu người có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới bảy năm tù), nhưng không được dưới ba năm. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.
4. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 209 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như khoản 4 các Điều 202, 203 va 208 Bộ luật hình sự. Vì vậy, khi xác định khả năng thực tế do hành vi cản trở giao thông đường sắt sẽ gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể nơi xẩy ra sự việc và hành vi cản trở giao thông đường sắt.
Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 4 Điều 209 Bộ luật hình sự, nếu người phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định
tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có
nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ. Toà án chỉ áp dụng hình phạt tù trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định
tại Điều 48 Bộ
luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ
hoặc nếu có
nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể.
7. TỘI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN
Điều 210. Tội đưa vào sử đường sắt không bảo đảm an toàn
dụng các phương tiện giao thông
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về
tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt mà cho phép
đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt rõ ràng không bảo
đảm an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Định Nghĩa: Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn là hành vi của người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài
sản của người khác hoặc đã bị xử phạm.
lý kỷ
luật về
hành vi này mà còn vi
Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn là tội được tách từ tội “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985.
So với Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 210 Bộ luật hình sự năm 1999 không có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, chủ yếu cấu tạo lại cho phù hợp với tên tội. Bỏ hình phạt cảnh cáo và thêm hình phạt tiền là hình phạt chính; bổ sung tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi
phạm”
là yếu tố
định tội và tình tiết “gây hậu quả
rất nghiêm trọng” là
yếu tố định khung hình phạt; Sửa tình tiết “gây thiệt hại cho sức khoẻ
người khác” thành “gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ người khác”; tăng hình phạt cải tạo không giam giữ lên tới ba năm và hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật.
A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn về cơ bản các dấu hiệu của tội phạm cũng tương tự như tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn, điểm khác biệt chủ yếu là ở dấu hiệu về phương tiện và người có
trách nhiệm về việc điều động phương tiện đó. Tuy nhiên, để tiện việc
theo dõi có hệ
thống, chúng tôi vẫn phân tích các yếu tố
cấu thành tội
phạm và nêu những đặc điểm riêng của tội phạm này.
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật về phương tiện giao thông đường sắt mới là chủ thể của tội phạm này.
Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện
giao thông đường sắt là người có chức vụ, quyền hạn và do có chức vụ, quyền hạn nên có quyền điều động phương tiện giao thông đường sắt hoặc tuy không có chức vụ, quyền hạn nhưng do tính chất nghề nghiệp nên có trách nhiệm trong việc điều động phương tiện giao thông đường sắt như: Thủ trưởng các đơn vị quản lý, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định, sử dụng phương tiện giao thông đường sắt hoặc những người được uỷ quyền, hoặc do nghề nghiệp mà có quyền cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn.
Nếu hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt
không bảo đảm an toàn chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản cho người khác, thì người phạm tội phải là người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn mà còn vi phạm, thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là là quy định khác với các tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn, vì hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn được coi là nghiêm trọng hơn hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn. Tuy chưa gây thiệt hại nhưng đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì vẫn bị coi là tội phạm.
2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường sắt.
Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông
đường sắt bao gồm: Đầu máy, toa xe và các thiết bị chuyên dùng hoạt động trên đường sắt.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Người phạm tội này chỉ thực hiện một hành vi khách quan đó là “cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt rõ ràng không bảo đảm an toàn”.
Hành vi cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt bằng nhiều hình thức khác nhau như: Bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng những hình thức khác cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt.
Cho phép, không nhất thiết phải có mối quan giữa xin và cho, mà có thể không ai xin nhưng vẫn có hành vi “cho”. Cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt là hành vi quyết định việc đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt.
Nếu là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện giao thông đường sắt thì hành vi khách quan của họ là hành vi điều động phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn. Ví dụ: Điều 37 Nghị định số 39/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt quy định, phương tiện giao thông đường sắt (trừ goòng thủ công) hoạt động trên đường sắt phải có ký hiệu, số hiệu và các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Ngoài tiêu chuẩn trên, đầu máy và phương tiện tự chạy trên đường sắt còn phải có còi, đèn chiếu sáng. Nếu người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động các phương tiện này không đảm bảo an toàn mà gây thiệt hại đến tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác là hành vi phạm tội.
Nếu là người chịu trách nhiệm trực tiếp về
tình trạng kỹ
thuật
phương tiện giao thông đường sắt, thì hành vi khách quan của họ là chứng nhận không đúng về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt. Ví dụ: Nguyễn Xuân T là cán bộ chịu trách nhiệm về việc kiểm định kỹ thuật toa xe đã chứng nhận không đúng về tình trạng an toàn của toa xe,