Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 2 Điều 196 Bộ Luật Hình Sự


Tuy nhiên, cũng như đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 195 có ý kiến cho rằng, khoản 1 Điều 196 nhẹ hơn, vì khoản 1 Điều 185h có quy định hình phạt tiền là hình phạt chính, nay hình phạt này không còn quy định nữa và theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự, thì điều luật xóa bỏ một hình phạt thì không được áp dụng đối với người phạm tội. Quan điểm này cũng có nhân tố hợp lý, nhưng nếu so sánh điều luật Bộ luật hình sự năm 1999 với điều luật Bộ luật hình sự năm 1985 thì phải coi Điều 196 là điều luật nặng hơn vì mức thấp nhất của khung hình phạt tại khoản 1 Điều 185h nhẹ hơn so với mức thấp nhất của khung hình phạt tại khoản 1 Điều 196. Còn việc nhà làm luật xoá bỏ hình phạt tiền là hình phạt chính tại khoản 1 Điều 195 chỉ là trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự. Nếu áp dụng khoản 1 Điều 185h đối với người phạm tội thì không được áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, vì hình phạt này không còn quy định nữa.


Cũng như đối với các tội phạm khác, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 196 Bộ luật hình sự, Toà án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự (từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, thì Toà án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất trong khung hình phạt ( dưới một năm tù), nhưng không được dưới ba tháng tù. Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì có thể cho người phạm tội được hưởng án treo. Tuy nhiên, việc cho người phạm tội được hưởng án treo phải rất thận trọng, vì tội

phạm này là tội phạm nghiêm trọng, hơn nữa hành vi sản xuất, tàng trữ,

vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy bản thân nó đã mang tính nghiêm trọng

và trong tình hình hiện nay, việc cho người phạm tội hưởng án treo phải

hết sức chặt chẽ. Chỉ nên cho người phạm tội hưởng án treo trường hợp

đối tượng phạm tội là phương tiện dụng cụ dùng vào viếc sử dụng trái

phép mà đó là phương tiện dụng cụ bình thường dược sử dụng vào mục đích thông dụng nhưng vì nể nang nên đã để người khác dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

2. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 196 Bộ luật hình sự

a. Có tổ chức

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 4 - Đinh Văn Quế - 15

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác.


Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ

dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy có tổ chức là

trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau,

vạch kế hoạch để thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua

bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu, là

một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những

người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.

Ở nước ta, hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý ít xảy ra, nên cơ quan điều tra cũng ít phát hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma

túy. Nhưng hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện

hoặc dụng cụ dùng vào sử dụng trái phép chất ma túy lại xẩy ra nhiều. Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này cũng không nhiều, vì phương tiện, công cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý chủ yếu người sử dụng trái phép chất ma tuý tự chế tạo hoặc tìm kiếm để sử dụng. Do đó, hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy có tổ chức cũng ít khi xảy ra.

Khi xác hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy có tổ chức, cần phân biệt với hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý có tổ chức và hành vi sử dụng trái phép chát ma tuý có tổ chức mà người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng

vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

chỉ

là người đồng

phạm của tội sản xuất trái phép chất ma tuý có tổ chức hoặc tội sử dụng trái phép chất ma tuý có tổ chức . Vì phương tiện, dụng cụ là vật không thể

thiếu để sản xuất ra chất ma tuý hoặc sử dụng chất ma tuý, nếu người

phạm tội cùng với người sản xuất trái phép chất ma tuý hoặc cùng với

người sử

dụng chất ma tuý

sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán

phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thì là đồng phạm tội sản xuất trái phép chất ma tuý hoặc tội sử dụng trái phép chất ma tuý.

Những người đồng phạm khác như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức cũng tương tự với trường hợp phạm tội có

tổ chức khác, chỉ khác ở chỗ: hành vi phạm tội có tổ chức là hành vi sản

xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.


Phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc

dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy có tổ

chức, có thể có tất cả những người đồng phạm, nhưng cũng có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành. Nhưng nhất thiết phải có người thực hành và người tổ chức, nếu thiếu một trong hai người này thì không bị coi là phạm tội có tổ chức. Tuy nhiên, nếu đã có người tổ chức, người thực hành nhưng người thực hành chưa thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thì vẫn là phạm tội có tổ chức nhưng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

b. Phạm tội nhiều lần

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như các trường hợp phạm tội nhiều lần khác.

Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy nhiều lần là đã có tất cả hai lần trở lên sản xuất, hai lần trở lên tàng trữ, hai lần trở lên

vận chuyển, hai lần trở lên mua bán trái phép phương tiện hoặc dụng cụ

dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy trở lên mà mỗi

lần phạm tội đều có đầy đủ yếu tố cấu thành tội Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc

sử dụng trái phép chất ma tuý; đồng thời trong số các lần sản xuất, tàng

trữ, vận chuyển, mua bán trái phép phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào

việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy truy cứu trách nhiệm hình sự.

đó chưa có lần nào bị

Nếu có hai lần sản xuất, hai lần tàng trữ, hai lần vận chuyển, hai lần mua bán trái phép phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy trong đó có một lần chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần

Nếu có hai lần sản xuất, hai lần tàng trữ, hai lần vận chuyển, hai lần mua bán trái phép phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy, trong đó đã có một lần bị kết án hoặc được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật thì không coi là phạm tội nhiều lần, còn nếu có từ

ba, bốn, năm... lần sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép

phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy trong đó có một lần bị kết án hoặc được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật, thì vẫn coi là phạm tội nhiều lần vì ít nhất cũng còn hai lần chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Nếu người phạm tội có hai lần trở lên thực hiện hành vi phạm tội, nhưng mỗi lần thực hiện hành vi khác nhau thì không coi là phạm tội nhiều lần. Ví dụ: Một lần sản xuất, một tàng trữ, một lần vận chuyển, một lần mua bán, tổng cộng là 4 lần phạm tội nhưng vì mỗi lần thực hiện một hành vi phạm tội khác nhau nên không coi là phạm tội nhiều lầln, mà mối lần thực hiện hành vi phạm tội đó đã cấu thành tội độc lập và người phạm tội phải bị ktrc trách nhiệm hình sự theo từng tội danh riêng và áp dụng Điều 50 Bộ luật hình sự để tổng hợp hình phạt.

c. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội khác.

như

các trường hợp lợi

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu

họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc sản

xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ

dàng. Nếu hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện

hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy do họ thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của mình thì dù có chức vụ, quyền hạn thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội này.

Thự tiễn xét xử cho thấy, ngoài việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn

người phạm tội còn lợi dụng nghề nghiệp để sản xuất, tàng trữ, vận

chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy như: Kỹ sư, bác sỹ, dược sỹ, hộ lý, y tá, điều chế viên, kỹ thuật viên... Tuy nhiên, nhà làm luật chỉ quy định lợi dụng chức vụ, quyền hạn nên đối với người lợi dụng nghề nghiệp để sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thì cũng bị coi là lợi dụng quyền hạn, vì nghề nghiệp của họ cũng cho phép họ những quyền hạn nhất định.

d. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như những trường hợp lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội khác.

Lợi dụng danh nghĩa cơ

quan, tổ

chức để sản xuất, tàng trữ, vận

chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là trường hợp người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua


bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Thông thường, người phạm tội trong trường hợp này là thông qua các hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng trông giữ tài sản để sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Người phạm tội lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức thường là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người phạm tội không phải là người có chức vụ, quyền hạn mà chỉ lợi dụng danh nghĩa cơ

quan, tổ chức để sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện

hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

Nếu người phạm tội không phải là thành viên của cơ quan, tổ chức nhưng đã lợi dụng cơ quan, tổ chức để sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy cũng bị coi là lợi dụng cơ quan, tổ chức để sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

đ. Vật phạm pháp có số lượng lớn

Trong các tội phạm về ma tuý thì chỉ có tội sản xuất, tàng trữ, vận

chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy mới quy định vật phạm pháp có số lượng lớn là yếu tố định khung hình phạt.

Căn cứ

vào hướng dẫn tại

Thông tư

liên tịch SỐ

02/1998/TTLT-

TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 5 tháng 8 năm 1998 của Toà án nhân dân tối cao-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao-Bộ Công an hướng dẫn áp dụng một số quy định tại ChươngVIIA về các tội phạm về ma tuý của Bộ Luật hình sự năm

1985 thì, được coi là vật phạm pháp có số lượng lớn nếu có 5 dụng cụ,

phương tiện trở lên, có thể là cùng loại, có thể là khác loại.

e. Vận chuyển, mua bán qua biên giới

Vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là đưa phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy tuý từ nước này qua nước khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Cũng tương tự như trường hợp vận chuyển, mua bán phép tiền chất

dùng vào việc sản xuất trái phép

chất ma tuý, nhà làm luật chỉ

quy định

“qua biên giới” mà không giới hạn qua biên giới Việt Nam với các nước có biên giới với Việt Nam, do đó khi xác định trường hợp phạm tội này, ngoài hành vi vận chuyển, mua bán trái phép phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào

việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy qua biên giới Việt Nam

với các nước có biên giới với Việt Nam thì còn bao gồm hành vi vận


chuyển, mua bán trái phép phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản

xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy từ nước một nước không phải là

Việt Nam sang một nước thứ

ba. Ví dụ: Vận chuyển từ

Thái Lan sang

Trung Quốc, từ My An Ma sang Phi Líp Pin v.v... Việc truy cứu trách nhiệm

hình sự đối với những người vận chuyển, mua bán trái phép phương tiện

hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp này phải căn cứ vào Điều 6 Bộ luật hình sự về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều luật không quy định nhằm qua biên giới nên tình tiết này không phải là tình tiết thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội, do đó chỉ coi là

vận chuyển, mua bán trái phép phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc

sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy qua biên giới khi người phạm tội đã vận chuyển, mua bán ma tuý qua được biên giới. Nếu người phạm tội có mục đích đưa chất ma tuý qua biên giới nhưng vì lý do nào đó mà người phạm tội chưa đưa được ma tuý qua biên giới thì không coi là vận chuyển, mua bán ma tuý qua biên giới.

g) Tái phạm nguy hiểm.

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự trường hợp tái phạm nguy hiểm quy định tại điểm k khoản 2 Điều 193, điểm p khoản 2 Điều 194, điểm g khoản 2 Điều 195 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ người phạm tội tái phạm nguy hiểm trong trường hợp này là người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà

lại sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ

dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc trường

hợp quy định tại khoản 2 của Điều 196, hoặc đã tái phạm, chưa được xoá

án tích mà lại phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương

tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 196 Bộ luật hình sự thì người phạm tội bị phạt tù từ năm năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.

So với khoản 2 Điều 185h Bộ

luật hình sự

năm 1985, thì khoản 2

Điều 196 Bộ luật hình sự năm 1999 không nhẹ hơn mà cũng không nặng hơn, nhưng vì Điều 196 Bộ luật hình sự nặng hơn Điều 185h, nên hành vi phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới xử lý thì không

được áp dụng khoản 2 Điều 196 Bộ

luật hình sự

năm 1999 mà phải áp


dụng khoản 2 Điều 185h Bộ luật hình sự năm 1985 đối với người phạm tội.

Cũng như các trường hợp phạm tội khác, ngoài việc căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình

tiết tăng nặng, Toà án có thể phạt dưới năm năm tù nhưng không được

dưới một năm tù, vì theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự thì khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình

phạt, nhưng phải trong khung hình phạt liền kề

nhẹ

hơn của điều luật.

Nếu người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt mức cao của khung hình phạt (mười năm tù).

5. Hình phạt bỏ sung đối với người phạm tội

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

So với Điều 185(o) Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hình phạt bổ sung đối với tội phạm này, thì khoản 5 Điều 196 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, vì mức phạt tiền quy định tại Điều 185(o) từ hai mươi triệu đến năm trăm triệu đồng; hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ hai năm đến năm năm; việc áp dụng hình phạt bổ sung quy định tại Điều 185(o) là bắt buộc, còn khoản 5 Điều 196

việc áp dụng hình phạt bổ sung có thể áp dụng hoặc không áp dụng, Vì

vậy, Toà án được áp dụng khoản 5 Điều 196 Bộ luật hình sự năm 1999 để áp dụng hình phạt bổ sung đối với hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới bị phát hiện xử lý.


6. TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ

Điu 197. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;


d) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai; đ) Đối với người đang cai nghiện;

e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

c) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;

d) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

b) Gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng

đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

tài sản, phạt

Đnh Nghĩa: Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào

Việc đưa ra một định nghĩa chính xác cho hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong giai đoạn hiện nay là một việc vô cùng khó khăn. Các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan nghiên cứu thực tiễn xét xử về tội phạm này cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Thực tiễn xét xử loại tội phạm này cũng có nhiều trường hợp vướng mắc và có không ít trường hợp

cùng hành vi phạm tội như

nhau nhưng

ở nơi này Toà án kết án bị

cáo

phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, nhưng ở nơi khác Toà án lại kết án bị cáo phạm tội sử dụng trái phép chất ma tuý. Hy vọng rằng, qua việc tổng kết thực tiễn xét xử các cơ quan nghiên cứu lý luận sẽ đưa ra một định nghĩa chính xác hơn và đầy đủ hơn.

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 197 Bộ luật hình sự là tội phạm đã được quy định tại Điều 185i Bộ luật hình sự năm 1985.

Xem tất cả 262 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí