VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THẠCH HÀ
BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN AM HIỂU
HÀ NỘI, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong Luận văn hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thạch Hà
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Từ viết tắt | Nghĩa đầy đủ | |
1 | BPBĐ | Biện pháp bảo đảm |
2 | PTTK | Phong tỏa tài khoản |
3 | QPPL | Quy phạm pháp luật |
4 | THA | Thi hành án |
5 | THADS | Thi hành án dân sự |
6 | TNPL | Trách nhiệm pháp lý |
7 | XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng - 2
- Nội Dung Của Áp Dụng Biện Pháp Bảo Đảm Thi Hành Án Dân Sự
- So Sánh Biện Pháp Phong Tỏa Tài Khoản Với Các Biện Pháp Bảo Đảm Thi Hành Án Khác
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 8
1.1. Thi hành án dân sự là gì? Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 8
1.2. Khái niệm, nội dung biện pháp phong tỏa tài khoản 15
1.3. So sánh biện pháp phong tỏa tài khoản với các biện pháp khác 20
1.4. Ý nghĩa, vai trò của việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản để thi hành án dân sự 24
Kết luận Chương 1 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN 29
2.1. Điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản 29
2.2. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản 32
2.3. Một số hạn chế chung trong các quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản 50
Kết luận Chương 2 55
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 57
3.1. Tổng quan tình hình áp dụng biện pháp PTTK để thi hành án dân sự tại thành phố Đà Nẵng 57
3.2. Những ví dụ điển hình khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại thành phố Đà Nẵng 59
3.3. Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện biện pháp PTTK 72
3.4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp PTTK 75
3.5. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp PTTK 77
Kết luận Chương 3 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Bản án, quyết định của Tòa án là nhân danh Nhà nước, khi được chấp hành một cách nghiêm chỉnh sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân nói chung và người được thi hành án nói riêng, điều này tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật, đối với chế độ Nhà nước. Vì vậy, hoạt động bảo đảm thi hành án dân sự nói chung và phong tỏa tài khoản nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế giúp pháp luật đi vào đời sống của người dân và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân được nâng lên. Điều 106 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:“Bản án, Quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Nghị quyết số 49–NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ “Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành. Chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện việc chuyển giao tổ chức và công tác thi hành án cho Bộ Tư pháp”. Vì thế, việc tăng cường các biện pháp cần thiết trong thi hành án dân sự nói chung, phong tỏa tài khoản là biện pháp quan trọng, không thể thiếu trong xã hội hiện đại và là biện pháp đứng đầu trong các biện pháp bảo đảm thi hành án nói riêng; Nếu biện pháp phong tỏa tài khoản thực hiện tốt thì chính biện pháp này góp phần rất lớn cho việc hoàn thành công tác thi hành án đặc biệt có ý nghĩa trong việc góp phần giải quyết thành công biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, vậy nên biện pháp phong tỏa tài khoản cần phải được quan tâm và nghiên cứu một cách đầy đủ, kịp thời để nó đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội phát triển và phát huy vai trò của nó một cách có hiệu quả nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác thi hành án dân sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình cải cách Tư pháp; Đặc biệt chú trọng hoàn thiện pháp luật về thi hành án
dân sự và đã đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác và hoạt động thi hành án dân sự như đưa vào Luật thi hành án dân sự các biện pháp bảo đảm thi hành án, trong đó việc phong tỏa tài khoản để cưỡng chế thi hành án khấu trừ tài khoản là không thể thiếu vì tính hiệu quả của nó mang lại cho công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, cưỡng chế thi hành án dân sự nói chung và biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng nói riêng hiện vẫn đang đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn với nhiều vấn đề tồn tại, bất cập đang đặt ra cần được giải quyết. Hiệu quả công tác thi hành án dân sự, trong đó áp dụng các biện pháp thuyết phục, bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, sự quan tâm, mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nên cần được xem xét và chú trọng nhiều hơn, sâu hơn, sát thực tế hơn đến các biện pháp mạnh trong công tác thi hành án dân sự, trong đó có biện pháp phong tỏa tài khoản phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cao hơn trước, nhằm góp phần đáng kể vào việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho Ngành thi hành án dân sự là bảo vệ quyền lợi của người có quyền lợi hợp pháp.
Đây là vấn đề bức thiết được đặt ra hiện nay cần được quan tâm và giải quyết vì tầm quan trọng của biện pháp phong tỏa tài khoản trên thực tế. Thực trạng này, một phần xuất phát từ ý thức tuân thủ pháp luật của một số bộ phận nhân dân nói chung và một số cơ quan, tổ chức, các nhà quản lý doanh nghiệp và cá nhân còn hạn chế. Mặt khác, là do chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật; cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động chưa được hoàn thiện, hệ thống các văn bản pháp lý về THADS chưa đầy đủ, chậm được ban hành, sửa đổi, bổ sung chưa kịp thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để thi hành án dân sự.
Vì vậy, muốn giải quyết tình trạng “án tồn đọng”, nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án dân sự cần phải nghiên cứu đề ra các giải pháp đồng bộ về nhiều mặt như là về kinh tế, pháp luật, chính sách xã hội; về tổ chức bộ máy, cán bộ viên chức... Nhưng trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật, tôi chỉ xin đi sâu tìm hiểu những vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về việc phong tỏa
tài khoản trong thi hành án dân sự nói chung được luật hóa tại Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) nói riêng, Tôi xin chọn đề tài “Biện pháp phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với đề tài này Tôi mong muốn được cùng với mọi người có chung cái nhìn tổng quát, rõ ràng về tầm quan trọng của việc phong tỏa tài khoản trong thực tế thi hành án dân sự, đồng thời thông qua đó ta có chung nhận thức đầy đủ hơn về những quy định cần thiết liên quan đến việc phong tỏa tài khoản, những bất cập cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phong tỏa tài khoản để cưỡng chế khấu trừ tài khoản là biện pháp cưỡng chế đứng đầu trong các biện pháp cưỡng chế THADS trong Luật thi hành án dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Do tính chất quan trọng của thi hành án dân sự nên một số năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này có thể kể đến như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại”, do Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án” do Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện ngoài ra còn thêm một số công trình nghiên cứu khác luận văn thạc sỹ luật học: “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Công Long; Luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Thanh Thủy; Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Xuân Hồng về “Xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam”; Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Quang Thái về “Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam”; Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Anh Tuấn về “Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự ở Việt Nam”...Bên cạnh đó còn một số giáo trình môn Luật tố tụng dân sự của trường Đại học luật Hà Nội, trường Đại học luật TPHCM, Khoa luật trường Đại học Cần Thơ và các trường Đại học có chuyên ngành luật; một số bài viết đăng trên các tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Ta có thể thấy các đề tài được đề cập đến ít
nhiều cũng có liên quan đôi chút về vấn đề phong tỏa tài khoản tại ngân hàng cưỡng chế thi hành án dân sự nhưng chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo bằng một công trình nghiên cứu độc lập, có chăng vấn đề phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự được đề cập trong giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự của học viện tư pháp do tiến sĩ Lê Thu Hà (chủ biên) và một số bài viết nói về vấn đề phong tỏa tài khoản nhưng không nhiều. Thông qua những vấn đề được đề cập trên thì vấn đề phong tỏa tài khoản có giá trị áp dụng trong thực tế khá lớn; Đặc biệt trong tương lai gần, Nhà Nước ta chủ trương và đang từng bước áp dụng các biện pháp giảm giao dịch bằng tiền mặt, khuyến khích các giao dịch qua tài khoản ...theo đó, việc thi hành án dân sự liên quan đến tài khoản càng trở nên phổ biến nhưng vấn đề này chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều nên nó còn những vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng vì biện pháp phong tỏa tài khoản có vai trò khá quan trọng trong công tác thi hành án dân sự cũng như trong thực tiễn, đặc biệt có hiệu quả tối ưu trong vụ việc liên quan tới nghĩa vụ trả tiền. Để việc phong tỏa phát huy tác dụng tốt hơn nữa trong hiện tại và tương lai ta cần phải nghiên cứu thấu đáo, toàn diện về phong tỏa tài khoản cũng như quy định của pháp luật về vấn đề phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để cưỡng chế thi hành án dân sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua đó tôi muốn làm rõ cơ sở lý luận về việc phong tỏa tài khoản tại ngân hàng để cưỡng chế thi hành án cũng như đánh giá đúng đắn về quy định của pháp luật về vấn đề phong tỏa tài khoản; đồng thời tôi cũng đi phân tích, tìm hiểu nguyên nhân không áp dụng được quy định của pháp luật về phong tỏa tài khoản hoặc có quy định về vấn đề này nhưng không áp dụng được nhiều trong thực tế và đưa ra những giải pháp trước mắt, lâu dài để áp dụng vào việc phong tỏa tài khoản