Những Đóng Góp Mới Về Mặt Khoa Học Của Luận Văn

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học pháp lý cụ thể phù hợp với yêu cầu của từng vấn đề nghiên cứu như: phương pháp phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử, tổng hợp, so sánh, thống kê Tư pháp…

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Điểm mới của luận văn thể hiện ở chỗ: đây là lần đầu tiên, các BPNC trong giai đoạn xét xử sơ thẩm được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện, kết quả của quá trình nghiên cứu không những tìm ra các nhược điểm trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật mà còn đưa ra được những kiến nghị đề xuất nhằm góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật TTHS, góp phần thúc đẩy việc áp dụng các quy định về các BPNC trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vào thực tiễn thực thi pháp luật được nghiêm minh, chính xác, áp dụng đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người đến mức tối đa trong chế độ dân chủ của chúng ta.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về những vấn đề lý luận và thực tiễn về BPNC trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo LTTHS Việt Nam, nó có những đóng góp nhất định về mặt khoa học cho việc nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn (tuy nhiên vẫn còn bị hạn chế vì mới chỉ dừng lại ở cấp độ một Luận văn thạc sĩ), đồng thời góp phần tăng cường sự nhận thức đúng đắn của nhân dân, cán bộ, công chức nhất là những người THTT thuộc cơ quan Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội về thẩm quyền áp dụng, đối tượng áp dụng, thời hạn áp dụng, thủ tục áp dụng (kể cả hủy bỏ hoặc thay thế) các BPNC của Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định về việc áp dụng, hủy bỏ, thay thế các BPNC trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm nhưng

cũng đồng thời bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền tự do, dân chủ của nhân dân, tôn trọng quyền con người.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận về BPNC trong giai đoạn xét xử sơ thẩm Chương 2: Thực trạng áp dụng các BPNC trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

01/01/2008 đến hết năm 2012.

Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng BPNC trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.

Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội - 3

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM


1.1. Khái quát về giai đoạn xét xử sơ thẩm

Xét xử sơ thẩm là một trong những giai đoạn của Tố tụng hình sự, trong đó Tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật về tội phạm và hành vi của người thực hiện tội phạm. Vì vậy, xét xử là giai đoạn trung tâm của TTHS.

Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có thể nói giai đoạn xét xử là giai đoạn giữ vai trò quan trọng. Tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện những chứng cứ được kiểm tra công khai và những chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ, Tòa án xác định một người có tội hay không có tội; nếu bị cáo thực hiện hành vi phạm tội thì đó là tội gì, được qui định tại điều khoản nào trong Bộ luật hình sự. Ngoài việc ra bản án, Tòa án còn có quyền ra các quyết định cần thiết khác nhằm giải quyết vụ án.

Sau khi xét xử sơ thẩm, theo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn luật định mà không có kháng cáo kháng nghị thì bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật nhưng nếu bị kháng cáo kháng nghị thì vụ án sẽ được giải quyết theo trình tự phúc thẩm.

Như vậy, có thể nói xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu do Tòa án cấp có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật (ngoại trừ một số trường hợp xét xử sơ thẩm nhưng không phải lần đầu do vụ án sau khi xét xử xong bị hủy và buộc phải điều tra hoặc xét xử sơ thẩm lại); được tiến hành sau khi Tòa án nhận được Cáo trạng quyết định truy tố bị can (Quyết định truy tố bị

can trong trường hợp thủ tục rút gọn) và hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến. Do vậy, mọi tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ được Tòa án xem xét, kiểm tra nhằm đưa ra các phán quyết khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật. Tất cả những tài liệu, chứng cứ được thu thập trong giai đoạn điều tra, truy tố có trong hồ sơ được Tòa án đưa ra kiểm tra công khai tại phiên tòa thông qua việc xét hỏi và tranh luận. Xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu nên trong giai đoạn này Tòa án phải giải quyết toàn bộ các vấn đề của vụ án trên cơ sơ Cáo trạng mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Như vậy, Xét xử sơ thẩm phải giải quyết các vấn đề:

- Xem xét và giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ, pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

- Trên cơ sở truy tố của Viện kiểm sát, Tòa án tiến hành giải quyết vụ án bằng việc ra bản án, quyết định xác định bị cáo có tội hay không phạm tội; quyết định hình phạt và các biện pháp tư pháp khác dựa trên cơ sở các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác.

- Trường hợp không đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử theo trình tự sơ thẩm, Tòa án tiến hành giải quyết vụ án bằng việc ra quyết định đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

- Qua việc xét hỏi và tranh luận công khai, dân chủ tại phiên tòa, Hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ những chứng cứ, tình tiết của vụ án đã có trong hồ sơ và tại phiên tòa, đưa ra phán quyết cuối cùng.

- Thông qua việc xét xử và đặc biệt là thông qua phiên tòa công khai, các phiên tòa lưu động, giai đoạn xét xử sơ thẩm góp phần phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp

luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác.

Với vai trò và ý nghĩa đặc biệt như trên, việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử Tòa án trong các giai đoạn tiếp theo.

Thẩm quyền của Tòa án theo nghĩa chung nhất được hiểu là quyền xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Tòa án ra bản án nhân danh Nhà nước và Bản án của Tòa án cụ thể đường lối, chính sách, quan điểm của Nhà nước đối với xử lý người có hành vi phạm tội.

Trong Luật tố tụng hình sự, theo nghĩa rộng, thẩm quyền xét xử của Tòa án bao gồm quyền xem xét và giải quyết và quyền giải quyết vụ án, ra bản án hoặc các quyết định khác như quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án…Theo đó, thẩm quyền của Tòa án bao gồm hai yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau là thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. Thẩm quyền về hình thức là quyền xem xét và phạm vi xem xét hay nói cách khác là giới hạn xét xử của Tòa án; thẩm quyền nội dung là quyền hạn giải quyết, quyết định của Tòa án đối với những vấn đề được xem xét.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án cần phải dựa vào các căn cứ sau:

- Đường lối, chính sách của Đảng;

- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;

- Trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán cũng như Điều tra viên, Kiểm sát viên;

- Biên chế và cơ sở vật chất;

- Tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm… Dựa vào những căn cứ trên, tại Phần thứ ba-chương XV-Bộ luật tố tụng

hình sự quy định về Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo sự việc, theo lãnh thổ và theo đối tượng.

1.2 Đặc điểm, ý nghĩa, căn cứ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

1.2.1 Đặc điểm của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế, trong đó có biện pháp ngăn chặn.

Biện pháp ngăn chặn là chế định pháp lý quan trọng được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Năm 1988 khi Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đầu tiên ra đời các biện pháp ngăn chặn đã được quy định tại chương V và một số điều ở các chương khác. Kế thừa và phát triển, năm 2003 Bộ luật tố tụng hình sự được chỉnh lý và các biện pháp ngăn chặn được quy định tại chương VI.

Khi Bộ luật tố tụng hình sự chưa ra đời, các biện pháp ngăn chặn được quy định xen kẽ trong các văn bản khác nhau về tổ chức bộ máy Nhà nước như: Sắc lệnh số 13/SL ngày 24.11.1946 về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán; Sắc lệnh số 13/SL ngày 20.7.1946 về tổ chức bộ máy Tư pháp và Công an; Sắc lệnh 85/SL ngày 07.11.1950 về cải cách bộ máy tư pháp.

Sau năm 1954, các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Luật 103- SL/005 ngày 20.5.1957 về việc đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân; Sắc luật 02-SL ngày 18.6.1957 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định những trường hợp phạm pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp; Nghị định 301-Ttg ngày 10.7.1957 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Sắc luật số 02/SL ngày 15.3.1976 cuả Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định các biện pháp ngăn chặn như: bắt bình thường, bắt khẩn cấp, bắt quả tang, tạm giữ, tạm giam...

Các văn bản pháp luật hình sự thời kỳ trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự dùng thuật ngữ các biện pháp cưỡng chế để chỉ nội dung các biện pháp

ngăn chặn quy định trong luật tố tụng hiện hành. Cách gọi đó không phản ánh chính xác nội dung, phạm vi và mục đích của biện pháp ngăn chặn vì ngoài biện pháp ngăn chặn thì biện pháp cưỡng chế của Tố tụng hình sự còn có các biện pháp khác như: biện pháp điều tra thu thập chứng cứ, biện pháp bảo đảm cho việc giải quyết vụ án...

Luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định hệ thống các biện pháp ngăn chặn tương đối đầy đủ bao gồm: “bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo” [26, Điều 61]. Năm 2003, Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, bổ sung vẫn kế thừa và giữ nguyên các biện pháp ngăn chặn được quy định trong luật tố tụng hình sự năm 1988.

Những biện pháp ngăn chặn được áp dụng với mục đích ngăn chặn không cho tội phạm xảy ra gây thiệt hại cho xã hội, không để người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, đồng thời, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn còn nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án như không để người phạm tội có thể xóa bỏ dấu vết phạm tội, tiêu hủy chứng cứ, làm giả chứng cứ, thông cung giữa những người phạm tội hoặc người làm chứng, đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo, bị án khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng... Với mục đích như vậy, biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự khác với biện pháp cưỡng chế khác và hình phạt trong Luật hình sự.

Biện pháp cưỡng chế của Luật tố tụng hình sự là những biện pháp bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự nhanh chóng, khách quan theo quy định của pháp luật hình sự. Biện pháp cưỡng chế mà Luật tố tụng hình sự quy định bao gồm: các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp thu thập chứng cứ như: khám xét nhà, đồ vật, thư tín, xét hỏi bị can, lấy lời khai người làm chứng, nhận dạng đối chất...Những biện pháp bảo đảm cho

các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như: kê biên tài sản, áp giải bị can... Như vậy, biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự có nội dung và phạm vi rộng hơn rất nhiều so với biện pháp ngăn chặn và không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn nhằm mục đích răn đe, phòng ngừa tội phạm...

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội và thông qua việc trừng trị nhằm mục đích giáo dục cải tạo phạm tội, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Hình phạt là một trong những biện pháp tác động của trách nhiệm hình sự, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu do hành vi phạm tội của mình gây ra, vì vậy cơ sở để áp dụng hình phạt đối với một người khi họ có hành vi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, còn biện pháp ngăn chặn là một trong các biện pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự được áp dụng khi có căn cứ và trong phạm vi quy định của Luật tố tụng hình sự. Hình phạt chỉ do Tòa án quyết định áp dụng đối với người phạm tội, còn biện pháp ngăn chặn thì do nhiều cơ quan, người người có quyền áp dụng. Hình phạt có nội dung trừng trị, còn các biện pháp ngăn chặn không mang nội dung đó mặc dù khi áp dụng nó hạn chế quyền tự do thân thể, tự do đi lại trong một thời gian nhất định của người bị áp dụng, nó chỉ mang tính phòng ngừa và nội dung là tạo điều kiện để làm rõ các tình tiết của vụ án góp phần vào việc xử lý tội phạm. Là hai chế định ở hai ngành luật khác nhau, hình phạt và các biện pháp ngăn chặn khác nhau về bản chất pháp lý cũng như điều kiện áp dụng, vì thế mọi nhận thức áp dụng biện pháp ngăn chặn để trấn áp, trừng trị người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là sai lầm.

Đối tượng bị cáp dụng các biện pháp ngăn chặn là bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang hoặc người mà cơ quan tiến hành tố tụng có tài liệu, chứng

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí