Đặc Điểm Của Biện Pháp Bắt Người Đang Bị Truy Nã

giữ chúng kịp thời, không để đối tượng có điều kiện tiếp tục lẩn trốn. Tuy nhiên không vì thế mà chủ quan, nóng vội trong những trường hợp việc nhận dạng, nhận diện đối tượng còn ghi ngờ cần phải kiểm tra, xác minh trước khi bắt. Thực tiễn cho thấy đối tượng lẩn trốn đã sử dụng thủ đoạn ngụy trang, che giấu đặc điểm nhận dạng, thay đổi hình dáng. Ngược lại có những trường hợp ngẫu nhiên trùng hợp giữa đặc điểm nhận dạng đối tượng truy nã với một người nào đó, nhất là trong trường hợp anh chị em sinh đôi hoặc những người có khuyết tật nào đó trên cơ thể tương tự đối tượng truy nã như đi cà nhắc, rỗ mặt, đeo kính cận, cụt chân, tay... Trong trường hợp đó trước khi bắt giữ cần kết hợp, kiểm tra nhiều thông tin như: Đặc điểm nhận dạng, thái độ, địa điểm xuất hiện... của đối tượng nghi vấn. Có như vậy mới nhanh chóng loại trừ những sự trùng hợp ngẫu nhiên, khẳng định đối tượng để có những quyết định chính xác. Với những trường hợp ghi ngờ, chưa thể xác định ngay có phải là đối tượng truy nã hay không cần có biện pháp giám sát, theo dõi chặt chẽ, tìm cách thông báo với cơ quan, đơn vị có trách nhiệm để xác định thật chính xác, nếu đúng đối tượng truy nã thì phải kịp thời bắt giữ.

Sau khi bắt giữ người đang bị truy nã hoặc tiếp nhận người bị bắt, các cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp kiểm tra, xác minh ngay như: Đối chiếu, xác định lại người bị bắt với Quyết định, lệnh truy nã, lấy lời khai, kiểm tra người, báo cáo cho cơ quan đã ra Quyết định, Lệnh truy nã... Khi đã xác định chính xác người bị bắt là đối tượng đang bị truy nã mới áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo luật định như khám xét, giam giữ, dẫn giải... Trường hợp đã bắt nhưng phát hiện còn ghi ngờ phải áp dụng những biện pháp tiếp tục xác minh ngay và phải tuân thủ quy định của pháp luật đảm bảo quyền tự do cho họ. Tuyệt đối không xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người bị bắt trong quá trình giam hoặc giữ họ. Trường hợp tiếp nhận người bị bắt mà họ đã có những thương tích trước đó hoặc có lý do về sức khỏe phải lập hồ sơ chặt chẽ, xác định rõ lý do.

Ba là, quyết định truy nã (Lệnh truy nã) phải được chấp hành nghiêm chỉnh.

QĐTN hay Lệnh truy nã là văn bản pháp lý trong hoạt động TTHS do cơ quan có thẩm quyền ban hành, được áp dụng đối với:

- Bị can (người đã bị khởi tố về hình sự) bỏ trốn hoặc không biết đang

ở đâu;

- Bị cáo (người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử) bỏ trốn hoặc

không biết đang ở đâu;

- Người bị kết án tù hoặc tử hình (người đã bị Tòa án kết án tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình đang chờ thi hành án - có thể đang bị tạm giam hoặc tại ngoại) bỏ trốn;

- Phạm nhân (người đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ) trốn trại [5].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Quyết định truy nã là cơ sở pháp lý để bắt giữ kịp thời người có hành vi phạm tội lẩn trốn, đảm bảo thi hành pháp luật, đồng thời nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng và biện pháp để truy nã tội phạm có kết quả. Bộ Công an đã quy định quyết định, lệnh truy nã là mệnh lệnh chiến đấu với mọi tập thể và cá nhân cán bộ, chiến sĩ Công an. Điều đó có nghĩa là tất cả các lực lượng, các đơn vị, các cấp Công an và cán bộ, chiến sĩ khi nhận được quyết định, lệnh truy nã đều phải thi hành và tạo những điều kiện cần thiết để truy bắt bọn tội phạm lẩn trốn. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị và cá nhân cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đều có trách nhiệm tổ chức hoặc tham gia công tác truy nã tội phạm.

Với ý nghĩa như vậy quyết định, lệnh truy nã không chỉ đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước mà còn thể hiện tính kỷ luật cao, phù hợp với tính chất vũ trang hoạt động của Công an nhân dân. Mọi biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm hoặc ỷ lại lẫn nhau trong việc thi hành quyết định, lệnh truy nã đều có thể hạn chế đến kết quả công tác truy nã, vi phạm nguyên tắc công tác của ngành Công an.

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 5

Bốn là, khi bắt được đối tượng, hoặc đối tượng đã chết, đã đầu thú, đã được thanh loại, cơ quan đó phải ra quyết định đình nã và gửi tới những nơi đã gửi quyết định truy nã.

Pháp luật TTHS đã quy định rõ:

Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi bắt được, tiếp nhận đối tượng truy nã ra đầu thú, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã và gửi quyết định đình nã đó đến những nơi đã gửi quyết định truy nã, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết ở những nơi công cộng để mọi người biết [5].

Nếu như QĐTN là văn bản pháp lý đánh dấu sự kiện bắt đầu truy nã một con người thì quyết định đình nã là văn bản kết thúc truy nã đối với con người đó. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này, thể hiện tinh thần trách nhiệm đến cùng khi truy nã một đối tượng cụ thể, tránh những lãng phí về sức người và kinh phí, giúp cho công tác truy nã tội phạm được khách quan, thận trọng, đảm bảo tính thống nhất trong việc thi hành pháp luật cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong theo dõi, kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác truy nã người có hành vi phạm tội. Cần tránh tình trạng một số đơn vị, cá nhân chỉ quan tâm đến việc ra quyết định, lệnh, phổ biến quyết định, lệnh truy nã mà xem thường việc ra và phổ biến quyết định đình nã. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho số lượng đối tượng truy nã tăng lên giả tạo hoặc gây nên những lãng phí không cần thiết.

Năm là, nghiêm cấm dùng quyết định truy nã thay lệnh bắt người trong những trường hợp khác hoặc làm những việc sai trái pháp luật.

Pháp luật TTHS đã quy định rất chặt chẽ và phân biệt các trường hợp bắt khác nhau như: Bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt bị can, bị cáo để tạm giam... Tương ứng với các trường hợp bắt như vậy, thì các căn cứ thủ tục, thẩm quyền, ra lệnh trong từng trường hợp cũng khác nhau. Đối với trường hợp bắt người phạm

pháp quả tang và người đang bị truy nã, mọi công dân đều có quyền bắt và tước vũ khí của người bị bắt. Do vậy, việc sử dụng quyền, lạm quyền để ra quyết định, lệnh truy nã để thay lệnh bắt người chẳng những vi phạm pháp luật mà còn kéo theo những hậu quả khác như oan sai, sót lọt, vi phạm quyền tự do của công dân...

Trong thực tiễn hoạt động TTHS, đã có những trường hợp vì những lý do khác nhau như: Ngại làm thủ tục (lệnh bắt); để khép kín hồ sơ, nôn nóng muốn bắt nhanh... Đã có một số cá nhân hoặc đơn vị công an đã lạm quyền sử dụng quyết định, lệnh truy nã để thay thế lệnh bắt như: dùng quyết định, lệnh truy nã thay lệnh bắt khẩn cấp hoặc để đe dọa đối tượng; hoặc chạy theo thành tích... đều không đúng với tinh thần nguyên tắc của công tác truy nã tội phạm. Nguyên tắc này phải được quán triệt trong toàn bộ hoạt động TTHS nói chung và trong hoạt động điều tra tội phạm nói riêng.

Sáu là, sử dụng tổng hợp sức mạnh các lực lượng, các tổ chức, các ngành và công dân trong công tác truy nã tội phạm.

Sự phối hợp này không chỉ là trách nhiệm dựa trên cơ sở pháp luật, bổn phận của mỗi công dân trước sự yên ổn của cộng đồng mà là từ yêu cầu đòi hỏi của công tác truy nã. Lực lượng Công an nhân dẫn phải chủ động làm nòng cốt để tập hợp, phối hợp các lực lượng, các ngành và công dân theo kế hoạch thống nhất nhằm phát hiện, bắt giữ đối tượng truy nã. Thông tin về đối tượng truy nã phải được thường xuyên thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt ở địa bàn công cộng để nhân dân phát hiện truy bắt. Hoạt động truy nã tội phạm phải đảm bảo thông suốt, nhịp nhàng trong tất cả các khâu, các bước, các hoạt động cụ thể. Các lực lượng phải phối hợp sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trong kế hoạch và sự chỉ đạo thống nhất. CQĐT và các lực lượng có liên quan phải tập trung điều tra, xác minh thu nhập tài liệu chứng cứ, truy bắt ngay đối tượng trốn để hạn chế thấp nhất đối tượng phạm tội bỏ trốn. Cơ quan điều tra phải phối hợp chặt chẽ với

Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đẩy nhanh tiến độ điều tra, giải quyết những vụ án đang thụ lý, thống nhất quan điểm về áp dụng hoặc thay đổi BPNC, khẩn trương đưa ra truy tố xét xử và thi hành án, không để kéo dài, để đối tượng trốn trong giai đoạn truy tố, xét xử, thống nhất áp dụng chính sách với đối tượng trốn ra đầu thú. Tất cả cán bộ, chiến sĩ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để phát hiện, bắt giữ kịp thời đối tượng truy nã. Tránh tư tưởng ỷ lại lẫn nhau hoặc ngại khó, ngại khổ, thậm chí sợ sệt khi truy nã đối tượng.

Việc quán triệt và thực hiện những nguyên tắc nêu trên nhằm đảm bảo cho công tác truy nã tội phạm được chính xác, có hiệu quả, có tổ chức chặt chẽ, thống nhất tạo sức mạnh tổng hợp tấn công tội phạm cả về tư tưởng lẫn hành động.

1.1.2.3. Đặc điểm của biện pháp bắt người đang bị truy nã

Mục đích của hoạt động truy nã là tiến hành tìm kiếm, xác định phát hiện người có hành vi phạm tội lẩn trốn còn mục đích của công tác điều tra là chứng minh tội phạm... Truy nã người phạm tội lẩn trốn là một loại hình hoạt động cụ thể trong quá trình điều tra tội phạm vừa chứa đựng những đặc trưng của công tác điều tra vừa mang đặc điểm riêng. Sự phân biệt nêu trên làm cơ sở xác định đặc điểm của hoạt động truy nã cũng như sự giống và khác nhau giữa hoạt động truy nã và hoạt động điều tra. Ngoài những đặc điểm chung của công tác điều tra tội phạm, công tác truy nã còn mang những đặc điểm riêng đó là:

- Công tác truy nã tội phạm vừa là hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành công khai, thông báo cho mọi công dân biết, nhưng trong tổ chức công tác truy nã phải sử dụng các hoạt động nghiệp vụ bí mật.

Đặc điểm này thể hiện hình thức tiến hành công tác truy nã tội phạm, xét trên những phương diện của những biện pháp, lực lượng, phương tiện tiến hành. Tính công khai của công tác truy nã tội phạm thể hiện ở chỗ nó được

quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản, quy phạm pháp luật của Nhà nước. Với tính chất công khai, công tác truy nã có thể và cần sử dụng các nguồn tài liệu, lực lượng, phương tiện, biện pháp công khai như: kiểm tra hành chính, tuần tra kiểm soát, bắt, khám xét, hỏi cung... Mọi hoạt động trong quá trình tiến hành công tác truy nã tội phạm một mặt được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật, nhưng đồng thời chịu sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân. Kết quả công tác truy nã tội phạm và những tài liệu, chứng cứ thu thập được có giá trị chứng minh tội phạm, xử lý kẻ phạm tội trước pháp luật.

Biện pháp trinh sát với những hoạt động nghiệp vụ bí mật trong công tác truy nã trước hết đó là một yêu cầu khách quan do thủ đoạn lẩn trốn tinh vi của đối tượng và những khó khăn, nguy hiểm trong quá trình truy bắt chúng, mặt khác còn thể hiện tính chủ động, tính sáng tạo trong việc sử dụng tổng hợp các lực lượng, phương tiện và biện pháp truy nã.

Nội dung những hoạt động bí mật được xác định trên cơ sở mục đích tìm kiếm, phát hiện, bắt giữ người phạm tội lẩn trốn. Đây hoạt động quan trọng đặc biệt, chủ yếu do lực lượng trinh sát tiến hành, nó giống với hoạt động trinh sát và phối hợp hoạt động trinh sát với hoạt động điều tra tội phạm theo Luật TTHS là hình thức. Phương pháp sử dụng các lực lượng, phương tiện, chiến thuật trinh sát phải phù hợp với tính chất, đặc điểm của đối tượng. Hoạt động nghiệp vụ trinh sát để truy nã người phạm tội lẩn trốn tuy không chịu sự giám sát của Viện Kiểm sát nhân dân, không bị ràng buộc về thời hạn, nhưng cần phải tuân thủ các nguyên tắc nghiệp vụ của Bộ Công an quy định, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng khẩn trương và có hiệu quả. Thực tế cho thấy hoạt động trinh sát chiếm vị trí quan trọng trong công tác truy nã, đặc biệt trong những trường hợp người phạm tội đã lẩn trốn lâu hoặc đối tượng sử dụng những thủ đoạn tinh vi để lẩn trốn hoặc khi bắt giữ những tên tội phạm nguy hiểm, ngoan cố có sử dụng vũ khí. Nhưng cần chú ý, dù có tác dụng và quan trọng đến đâu thì những thông tin tài liệu thu thập được từ việc

tiến hành các hoạt động nghiệp vụ bí mật trong công tác truy nã vẫn cần phải chuyển hóa thành chứng cứ phục vụ các hoạt động điều tra công khai.

Kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa hoạt động công khai và hoạt động bí mật trong công tác truy nã vừa là đặc điểm vừa là nghệ thuật của khoa học điều tra và của công tác tìm kiếm, bắt giữ tội phạm. Từ đó cần tránh việc coi nhẹ các hoạt động công khai hoặc quá coi trọng các hoạt động bí mật trong truy nã tội phạm dẫn đến lạm dụng sử dụng biện pháp nghiệp vụ, "thần bí" hóa công tác truy nã, không chú ý đến việc kết hợp với các biện pháp hành chính, vận động quần chúng trong hoạt động truy nã.

- Hoạt động truy nã chỉ tiến hành sau khi đã xác định hành vi phạm tội và những yếu tố cơ bản về đặc điểm, nhân thân đối tượng.

Đây là một đặc điểm nổi bật phản ánh tính chất đặc thù của công tác truy nã so với một số công tác khác như: Công tác điều tra vụ án hình sự; công tác truy xét, truy tìm...Thông thường các mặt công tác này khi tiến hành chưa xác định rõ hoặc chỉ mới xác định được ở một mức độ nhất định về tên, tuổi, địa chỉ, tính chất của hành vi phạm tội... thậm chí còn chưa biết kẻ phạm tội là ai. Ngược lại trong công tác truy nã để có căn cứ ra QĐTN người có hành vi phạm tội thì hành vi phạm tội và nhân thân đối tượng đã xác định rõ, được khắc họa bởi các yếu tố cơ bản như: Hành vi phạm tội và tính chất của tội phạm, tên tuổi, địa chỉ, quan hệ, đặc điểm, nhân dạng, ảnh của đối tượng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có ngay, có đủ những thông tin đó khi đối tượng có hành vi phạm tội trốn. Hầu hết các trường hợp trốn dù đã có hồ sơ điều tra nhưng vẫn phải xác minh, thu thập, khai thác thêm thông tin nhất là những quan hệ về nhân thân của đối tượng và thông qua bước điều tra, xác minh trước. Trong thực tế không ít trường hợp, khi ra QĐTN và lệnh truy nã nhưng vẫn thiếu những thông tin cần thiết về đối tượng. Vì vậy, để đảm bảo truy nã đúng người, đúng tội, điều quan trọng trong công tác truy nã là phải có bước điều tra xác minh, để có đủ thông tin cơ bản ra quyết định, cần tăng

cường sự phối hợp, trao đổi thông tin lẫn nhau giữa các lực lượng, các cơ quan có trách nhiệm để phát hiện, bắt giữ người có quyết định, lệnh truy nã.

- Truy nã người phạm tội lẩn trốn tội phạm là công việc nguy hiểm, phức tạp đòi hỏi tính tổ chức kỷ luật cao.

Điều tra tội phạm đã là công việc khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, nhưng công tác truy nã tội phạm trong nhiều trường hợp còn khó khăn, nguy hiểm hơn. Bởi vì người có hành vi phạm tội thường là những đối tượng đã gây ra những vụ án nghiêm trọng, những đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, hoặc có nhiều tiền án, tiền sự tìm cách lẩn trốn. Trong số đó có nhiều đối tượng ngoan cố, quyết tâm lẩn trốn hoặc có sử dụng vũ khí sẵn sàng chống trả quyết liệt các lực lượng truy bắt hòng trốn tránh pháp luật. Địa bàn lẩn trốn của đối tượng thường là những nơi xa xôi, hẻo lánh, những nơi rừng núi, khu vực biên giới hoặc những nơi phức tạp về trật tự xã hội, tập trung hoạt động của tội phạm và tệ nạn xã hội... ở những nơi đó điều kiện môi trường thiên nhiên và xã gội khắc nghiệt, điều kiện đi lại, gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trong những điều kiện như vậy dễ làm cho lực lượng truy bắt nảy sinh tư tưởng bi quan, ngại khó, ngại khổ dễ bị tác động bởi những thủ đoạn đe dọa, mua chuộc, lôi kéo của bọn tội phạm hoặc từ phía môi trường công tác. Thêm vào đó là quá trình tìm kiếm, bắt giữ bọn tội phạm thường nảy sinh những tình huống bất ngờ, gay cấn làm cho cán bộ, chiến sĩ phải căng thẳng về tâm lý, đòi hỏi tính kỷ luật chặt chẽ, tinh thần quyết tâm cao, nhanh nhạy trong tư duy và hành động. Đặc điểm này nói lên những yêu cầu về tuyển chọn, xây dựng lực lượng truy nã và những phẩm chất cần có của cá nhân, cán bộ, chiến sĩ làm công tác truy nã tội phạm.

- Khi phát hiện chính xác đối tượng có Quyết định, Lệnh truy nã mọi công dân đều có quyền bắt giữ.

Căn cứ Điều 82 BLTTHS thì ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã và tước vũ khí của người bị bắt. Như vậy với đặc thù là một trong những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023