Mục Đích, Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Và Áp Dụng Biện Pháp Bắt Người Đang Bị Truy Nã

Theo Từ điển nghiệp vụ phổ thông: "Truy nã tội phạm là tìm bắt kẻ phạm tội đang lẩn trốn mà chưa biết kẻ đó trốn ở đâu theo lệnh truy nã của cơ quan có thẩm quyền" [44].

Theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì:


Truy nã tội phạm là truy bắt người phạm tội đang lẩn trốn theo quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền. Truy nã tội phạm là một hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự, được thực hiện bằng cách áp dụng tổng hợp các biện pháp công tác, nhằm phát hiện, bắt giữ bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù hoặc tử hình, phạm nhân đang lẩn trốn phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án [43].

Còn theo tác giả Đỗ Hùng thì "Truy nã tội phạm là một hoạt động nghiệp vụ pháp lý rất quan trọng và là một bộ phận không thể thiếu được trong cuộc đấu tranh chống tội phạm nhằm phát hiện, bắt giữ người phạm tội bỏ trốn, phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và thi hành án phạt tù" [21].

Trong Giáo trình truy nã - truy tìm của trường Đại học Cảnh sát nhân dân thì: "Truy nã tội phạm là một công tác nghiệp vụ của cơ quan Công an được tiến hành bằng mọi biện pháp cần thiết nhằm bắt lại những kẻ đang trốn tránh pháp luật theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền" [40].

Theo Giáo trình Luật TTHS, trường Đại học Luật Hà Nội thì: "Người đang có lệnh truy nã là người thực hiện hành vi phạm tội đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù tại trại giam thì bỏ trốn" [41].

Mỗi quan niệm nêu trên tuy có chứa đựng một số yếu tố của BPNC bắt người đang bị truy nã nhưng chưa thể hiện tập trung, đầy đủ nhất những yếu tố cấu thành, đặc trưng và tính chất của BPNC này. Nhằm hoàn thiện lý

luận về BPNC bắt người đang bị truy nã cần có một khái niệm hoàn chỉnh, đáp ứng những nhiệm vụ nghiên cứu mà luận văn đã đề ra. Qua nghiên cứu điều luật và quá trình thực hiện Luật TTHS, theo tôi biện pháp bắt người đang bị truy nã được hiểu như sau:

Bắt người đang bị truy nã là một trường hợp của BPNC bắt trong Luật TTHS Việt Nam do CQĐT áp dụng bằng toàn bộ các biện pháp pháp luật và nghiệp vụ nhằm phát hiện, bắt giữ bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù hoặc tử hình, phạm nhân khi những người này bỏ trốn hoặc không họ biết đang ở đâu nhằm phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

1.1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc quy định và áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã

Yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng là phòng ngừa không để tội phạm xảy ra, phát hiện tội phạm và xử lý nghiêm minh người phạm tội trước pháp luật, giáo dục, cải tạo người phạm tội và đưa họ tái hòa nhập cộng đồng. Vì thế, người phạm tội còn lẩn trốn ngoài vòng pháp luật thì vẫn còn điều kiện và tiếp tục gây ra những hậu quả xấu đối với xã hội và làm cho các mặt của hoạt điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án bị kéo dài, bế tắc đồng thời gây ra những tốn kém đáng kể, việc truy nã càng thêm khó khăn, phức tạp. Vì thế mục đích của BPNC bắt người đang bị truy nã là phát hiện và bắt giữ người đang bị truy nã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu theo quyết định tố tụng của CQĐT để tiếp tục điều tra, xác định hành vi phạm tội của họ, truy tố, xét xử, tiếp tục thi hành hình phạt và cải tạo giáo dục họ, đưa họ tái hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 4

Quá trình giải quyết một vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành nhiều hành vi tố tụng khác nhau nhằm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội; áp dụng hình phạt và buộc người đã thực hiện hành vi phạm tội phải chịu hình phạt hoặc các chế tài pháp lý khác.

Quá trình này không những đòi hỏi sự hoạt động tích cực của người tiến hành tố tụng mà còn là những hoạt động của những người tham gia tố tụng khác với những quyền và nghĩa vụ nhất định. Tuy vậy trên thực tế không phải bao giờ và khi nào bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù cũng thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tự giác; nhiều trường hợp họ cố tình trốn tránh hòng thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật. Do đó, để ngăn chặn và phòng ngừa họ không thực hiện nghĩa vụ, việc BLTTHS quy định và cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, những người khác theo luật định được áp dụng BPNC bắt người đang bị truy nã là hết sức cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở nước ta thể hiện trên các khía cạnh sau:

Một là, quy định và áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã trong TTHS Việt Nam bảo đảm cho các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi; góp phần quan trọng, nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm

Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, thông thường người phạm tội đã ý thức rất rõ về trách nhiệm hình sự mà mình phải gánh chịu. Chính vì vậy mà bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù sau khi phạm tội, đang chấp hành hình phạt tù luôn tìm đủ mọi cách, lợi dụng sự sơ hở trong công tác quản lý, canh gác, các giai đoạn tố tụng, các quy định của pháp luật để trốn tránh được sự phát hiện và trừng phạt của pháp luật. Việc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã là cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả hành vi bỏ trốn, gây khó khăn cho việc xử lý người phạm tội là một tất yếu khách quan.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh

tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó nếu như người phạm tội còn lẩn trốn ngoài vòng pháp luật không những chúng còn tiếp tục tụ tập đồng bọn để gây án, thậm chí phạm tội lần sau còn nguy hiểm, nghiêm trọng hơn so với lần trước mà những phương tiện, công cụ gây án, tài sản do người phạm tội sử dụng và chiếm đoạt được chúng luôn tìm mọi cách che giấu, phân tán. Nếu sớm bắt lại được người đang bị truy nã, thu hồi nhanh chóng những tài sản, đồ vật, phương tiện có liên quan đến hành vi phạm tội sẽ có tác dụng phòng ngừa ngăn chặn trực tiếp những hành vi phạm tội, thúc đẩy quá trình điều tra xử lý tội phạm, thi hành án, góp phần bảo vệ trật tự pháp luật. Mặt khác, việc người có hành vi phạm tội bỏ trốn làm cho một lượng lớn các vụ án bị rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc, câu dầm.

Hai là, quy định và áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã thể hiện sự chuyên chính của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc đấu tranh chống tội phạm

Tội phạm với bản chất là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho những quan hệ xã hội quan trọng được Luật hình sự bảo vệ. Tội phạm trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại đến sự bền vững và ổn định của chế độ nhà nước, chế độ kinh tế - chính trị và xã hội, đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân cũng như các quy tắc của cuộc sống xã hội - xã hội chủ nghĩa. Do đó, Nhà nước ta coi việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh nhằm tiến tới loại trừ hiện tượng phạm tội ra khỏi đời sống cộng đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất phải được tiến hành một cách kiên quyết, triệt để, không khoan nhượng. Việc quy định và đảm bảo thực hiện BPNC bắt người đang bị truy nã trong BLTTHS là biểu hiện cụ thể của các quan điểm nêu trên của Nhà nước.

Ba là, Việc quy định và áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã là góp phần bảo đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa

Hiến pháp 1992 tại Điều 50 ghi nhận rõ: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" [30]. Cũng tại Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định:

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người phải đúng pháp luật [30].

Quyết định bắt người đang bị truy nã tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể, tính mạng, sức khỏe của công dân, một trong các quyền nhân thân quan trọng nhất của con người được quy định trong Hiến pháp. Vì vậy lực lượng tiến hành bắt và tham gia bắt cần phải có sự thận trọng khi quyết định việc bắt. Việc bắt đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi.

Quy định và áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt nhiệm vụ theo chức năng của mình mà còn nhằm đảm bảo sự tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Điều này thể hiện ở chỗ việc áp dụng hay không áp dụng BPNC bắt người đang bị truy nã không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan, bởi sự áp đặt từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà là từ các quy định của pháp luật, đáp ứng sự đòi hỏi của thực tiễn về các phương diện như:

sự cần thiết phải áp dụng, thay đổi, hủy bỏ, đối tượng áp dụng, căn cứ áp dụng, thẩm quyền áp dụng, trình tự thủ tục bắt... trước hết là xuất phát từ sự tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của con người (bị can, bị cáo bỏ trốn). Mọi trường hợp thực hiện không đúng các quy định pháp luật trong việc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã đều phải phát hiện và khắc phục kịp thời. Mọi hành vi trái pháp luật khi áp dụng gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân phải bị xử lý nghiêm minh.

Như vậy, xét một cách toàn diện, quy định và đảm bảo áp dụng nghiêm chỉnh biện pháp bắt người đang bị truy nã trong TTHS Việt Nam là sự thể hiện tập trung và rõ nét nhất tính dân chủ, ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta.

1.1.2.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã

Khi thực hiện các hoạt động tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng ngoài việc phải tuân theo các nguyên tắc được quy định trong BLTTHS như nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân; nguyên tắc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân; nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan và nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng... còn phải tuân theo những nguyên tắc đặc thù áp dụng đối với hoạt động bắt người đang bị truy nã.

Nguyên tắc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện bắt người bị truy nã. Những nguyên tắc này là kim chỉ nam cho hoạt động bắt người đang bị truy nã. Việc thực hiện đúng hay sai có ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của Đảng và Nhà nước, có liên quan đến sinh mệnh chính trị của mỗi con

người. Vì vậy yêu cầu đặt ra là trong quá trình tiến hành áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã phải đúng người, đúng tội, đúng chính sách pháp luật quy định. Để đảm bảo các yêu cầu đó cần thiết phải quán triệt các nguyên tắc sau:

Một là, truy nã đúng người, thông báo đúng hành vi phạm tội của người lẩn trốn.

Công tác truy nã người phạm tội lẩn trốn là một trong những hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật TTHS, có liên quan trực tiếp đến quyền và những lợi ích hợp pháp của công dân và cũng là những yêu cầu quan trọng bảo đảm để công tác truy nã được đúng đắn và đem lại kết quả. Vì vậy, việc thực hiện đúng quy định của pháp luật trong công tác truy nã là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt trong công tác truy nã. Cơ quan ra QĐTN phải thông báo đúng người, đúng tội trạng của người có hành vi phạm tội lẩn trốn. Cần phải đảm bảo đảm những yếu tố để xác định sự đồng nhất giữa người bị bắt và người đang bị truy nã.

Ra QĐTN đúng đối tượng là khi có đủ thông tin cần thiết như: tên, tuổi, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng, ảnh để trên cơ sở đó, mọi người bằng trực quan khi gặp người có QĐTN cũng có thể xác định rõ ràng người bị bắt đúng là người đang có QĐTN. Khi QĐTN một con người cụ thể phải đảm bảo xác định rõ người đó đã có hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS), đã bị các cơ quan có thẩm quyền khởi tố là bị can vì tội danh đó hoặc đã bị kết án tù, có án tử hình đang bị tạm giam, phạm nhân đang thi hành án bỏ trốn. Những người tuy có dấu hiệu phạm tội nhưng họ chưa bị khởi tố là bị can, những người đang bị tạm giữ bỏ trốn, nếu xét thấy cần thiết phải truy nã thì phải xem xét có đủ yếu tố để khởi tố họ theo tội danh "Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử" theo Điều 311 BLHS năm 1999 sau đó mới ra QĐTN.

Về hành vi lẩn trốn: Người có hành vi phạm tội lẩn trốn tức là hiện tại không biết họ đang có mặt ở đâu. Người có hành vi phạm tội (như đã nêu trên) lẩn trốn bao gồm: Những người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt nhưng đã trốn khỏi nơi giam, những người trốn thi hành lệnh bắt giữ của những cơ quan có thẩm quyền hoặc đang bị dẫn giải trên đường mà bỏ trốn.

Việc lẩn trốn của những người trên đây đã trực tiếp gây khó khăn cho việc giam giữ, cải tạo thi hành án của những cơ quan chức năng. Cần lưu ý rằng để xác định một người nào đó có phải cố ý lẩn trốn hay không cần phải có sự xác minh. Nếu có căn cứ cho rằng việc họ không có mặt tại một địa điểm nào đó theo lệnh, quyết định của CQĐT, truy tố, xét xử nhưng qua xác minh của cơ quan chức năng họ có lý do rõ ràng như: Đi công tác, khám chữa bệnh, thăm người thân... thì chưa cần thiết phải truy nã. Chỉ ra QĐTN khi có đủ căn cứ chứng tỏ người có hành vi phạm tội đã cố tình trốn tránh pháp luật, làm cho việc thi hành các quyết định TTHS không có kết quả. Cần khắc phục tình trạng khi thấy đối tượng không đến thi hành án hình sự hoặc không có mặt tại địa điểm bắt buộc đã vội vã ra quyết định hoặc yêu cầu truy nã hoặc vì lý do hết thời hạn điều tra, ngại truy bắt, hoặc lấy việc đối tượng vắng mặt để làm căn cứ tạm đình chỉ điều tra.

Hai là, khi bắt người đang bị truy nã phải thận trọng, chính xác, linh hoạt và an toàn, nếu phát hiện sai phải sửa ngay.

Tổ chức công tác truy nã thực chất là một hoạt động điều tra theo kế hoạch, với mục đích nhằm tìm kiếm bắt giữ người có hành vi phạm tội lẩn trốn. Vì vậy tổ chức công tác truy nã phải thận trọng, chính xác, linh hoạt và an toàn. Nguyên tắc này đòi hỏi những cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân trước hết phải nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết phát hiện bắt giữ bọn tội phạm lẩn trốn, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành pháp luật trong bắt giữ người đang bị truy nã nói riêng. Phải luôn luôn chủ động tích cực, tấn công tội phạm, khi phát hiện đối tượng truy nã cần tổ chức bắt

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí