Về Đối Tượng Bị Áp Dụng Biện Pháp Bảo Lĩnh

thẩm quyền chỉ cần xét thấy phải đảm bảo mục đích áp dụng BPNC mà không hề xem xét tới căn cứ thực tiễn việc áp dụng biện pháp đó có phù hợp với mục đích đã đặt ra hay không. Dẫn đến trường hợp áp dụng các BPNC không có căn cứ, những trường hợp cần tạm giam thì không tạm giam, những trường hợp có thể cho bảo lĩnh thì vẫn bị tạm giam… Ví dụ vụ án giết người tại khách sạn Bảo Trang xảy ra tại tỉnh Tiền Giang. Sự việc xảy ra vào chiều tối 15/5/2012 tại huyện Châu Thành. Tại cơ quan công an, bà Thắm khai do khi trú mưa, bà Hạnh chửi bà Thắm. Tức giận, bà Thắm dụ bà Hạnh vào khách sạn để đánh. Tuy nhiên, lời khai của bà Hạnh mâu thuẫn với lời khai của bà Thắm, bà Hạnh khai vì thấy trên người bà đeo nhiều nữ trang nên bà Thắm kêu bà vào khách sạn coi mua xe giá rẻ nhằm mục đích giết bà để cướp tài sản. Sau khi dụ bà Hạnh vào phòng số 7, bà Thắm đánh vào đầu, vào mặt làm bà Hạnh bật vào tường. Bà Hạnh la lên liền bị bà Thắm đẩy vào tường, nắm đầu đập xuống nền gạch. Kết quả khám nghiệm hiện trường thể hiện dưới nền gạch có vết máu, phù hợp với lời khai của bà Hạnh. Thấy bà Hạnh nằm bất động, nghĩ bà Hạnh đã chết, bà Thắm đi ra trước nhà xem có ai không để mang xác bà Hạnh qua bỏ trước nhà của bà. Không ngờ lúc này bà Hạnh tỉnh lại, điện thoại cho con gái là Nhan Thị Hồng (ngụ xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) kêu cứu. Trở vào phòng thấy bà Hạnh đang điện thoại, bà Thắm giật điện thoại ném ra ngoài, tiếp tục đánh bà Hạnh bất tỉnh. Sau đó, bà Thắm khiêng bà Hạnh bỏ dưới gầm giường, lấy vạt giường để lên trên, trải lại tấm nệm cho ngay ngắn. Sự việc được anh Nguyễn Hoàng Châu (con rể bà Hạnh) đi tìm và phát hiện qua chiếc xe đạp của mẹ vợ, anh Châu xông lên các phòng tìm và thấy bà Hạnh nằm bất động dưới vạt giường, liền báo với Công an tỉnh Tiền Giang. Bà Hạnh được đưa đi cấp cứu, sau gần 20 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bà Hạnh được cứu sống. Khám nghiệm hiện trường, Công an TP. Mỹ Tho xác định đây là vụ án rất nghiêm trọng nên

ra lệnh bắt tạm giam bà Thắm để điều tra. Sau khi gây án, bà Thắm bị Công an TP. Mỹ Tho ra lệnh bắt tạm giam 2 tháng về hành vi cố ý gây thương tích.

Lệnh bắt tạm giam đã được VKSND TP. Mỹ Tho phê chuẩn vào ngày 24/5/2012. Đến ngày 5/6/2012, VKSND TP. Mỹ Tho bất ngờ ký quyết định thay đổi BPNC, cho bà Thắm được bảo lĩnh với lý do “xét không cần thiết phải tạm giam”. Trong khi đó, theo kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, bà Hạnh bị xuất huyết não, đa chấn thương. Hành vi giết người không thành là ngoài ý muốn của bà Thắm. Giả sử nếu anh Châu không cương quyết xông vào khách sạn tìm kiếm, liệu bà Hạnh có được cứu sống không? Vậy căn cứ vào đâu mà VKSND TP. Mỹ Tho cho bà Thắm được bảo lĩnh? [40]. Thật khó để hiểu, mục đích áp dụng BPNC mà cơ quan này đặt ra đối với bị can trên là để làm gì vì sau khi được tại ngoại, ai cam đoan là bị can sẽ không đến gặp nạn nhân để đe dọa?

3.1.2.2. Về đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo lĩnh

a) Vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với các trường hợp được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước

Theo quy định tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2003 thì:

Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng BPNC khác, trừ những trường hợp sau đây: a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; b) Bị can, bị cáo được áp dụng BPNC khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia [34].

Áp dụng các biện pháp ít nghiêm khắc, không hạn chế các quyền cơ

bản của con người là thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật nước ta nói chung đối với những đối tượng yếu thế, những đối tượng dễ bị tổn thương, dù họ có mắc sai lầm thì cũng cần được đảm bảo về mặt xã hội. Vậy mà trong thực tiễn áp dụng, tình hình tạm giam không đúng đối tượng còn xảy ra nhiều, cơ quan THTT giam cả những bị can, bị cáo thuộc các trường hợp được hưởng chính sách miễn trừ giam giữ theo quy định trên. Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất tại các trại tạm giữ, tạm giam không thể đáp ứng được nhu cầu của những người phụ nữ mang thai, điều kiện thuốc men không thể phục vụ kịp thời cho người bị bệnh, người già yếu.

Ví dụ như trường hợp của đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Trinh bị khởi tố trong vụ án Nhận hối lộ 3,5 triệu đồng. Vào ngày 19/8/2013, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Định Quán (Đồng Nai) quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Thị Tuyết Trinh (33 tuổi, Cán bộ tư pháp – hộ tịch xã Phú Cường, huyện Định Quán) để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Theo cáo trạng của VKSND huyện Định Quán, vào tháng 11/2012, Nguyễn Thị Tuyết Trinh tiếp nhận đơn ly hôn của vợ chồng ông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

N.V.B do Ủy ban nhân dân xã Phú Cường chuyển đến. Do vợ chồng ông B. đang có con nhỏ dưới 36 tháng nên Trinh cho biết không thể ly hôn được. Ngày 13/6/2013, Trinh gọi ông B. lên trụ sở Ủy ban nhân dân xã và yêu cầu đưa 3,5 triệu đồng để “lo cho TAND huyện thì hồ sơ mới được giải quyết”. Chiều cùng ngày, trong khi ông B. đưa tiền cho Trinh thì Công an huyện Định Quán đến bắt quả tang. Ngày 23/8/2013, Nguyễn Đình Hùng (chồng bị can Trinh) làm đơn xin cho vợ được tại ngoại để nuôi con 11 tháng tuổi, đã nói rõ: “Do cả hai cùng công tác tại Ủy ban nhân dân xã Phú Cường nên khi lỡ mang thai con thứ 3 đã không dám công khai vì sợ bị kỷ luật, thuyên chuyển công tác. Ngày 30/9/2012, trên đường đến bệnh viện đa khoa huyện thì vợ tôi sinh rớt tại sảnh bệnh viện. Sau khi sinh, do không làm giấy chứng sinh nên đến

nay vẫn chưa làm giấy khai sinh”. Trước đó, ngày 28.7.2013, Đảng ủy xã Phú Cường cũng giao cho Hội phụ nữ xác minh việc Trinh đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi cùng với con gái 9 tuổi và 5 tuổi. Tại trại tạm giam, bị can Trinh cũng có lời khai đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nhưng vẫn không được xem xét [11; 19]. Là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nhưng bị can Trinh lại không được xem xét tình tiết này, ngoài ra nếu xem xét tính chất, mức độ của hành vi bị can và nhân thân của bị can thì trường hợp này chưa đến mức phải tạm giam.

Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 12

Ví dụ vụ án Chống người thi hành công vụ tại huyện Mỹ Đức. Theo cáo trạng của VKSND huyện Mỹ Đức: Ngày 12/7/2013, các đối tượng Đinh Văn Chính, Lê Thị Thu, Trịnh Thị Nhung, Đinh Thị Hà, Nguyễn Thị Tứ, Vương Thị Sự, Đinh Thị Liên, Phạm Thị Linh, Vương Thị Thảo và Đinh Thị Hưng – đều thường trú tại xã Hương Sơn (Mỹ Đức) là những người không có quyền lợi liên quan đến việc thu hồi đất đai và giải phóng mặt bằng để thi công tuyến đường nối hai khu du lịch Hương Sơn (Hà Nội) với khu du lịch Tam Trúc - Khả Phong (tỉnh Hà Nam) nhưng các đối tượng này đã mượn cớ việc thu hồi đất đai của Nhà nước để có những hành vi sử dụng quan tài và các phương tiện của đơn vị được giao nhiệm vụ thi công vào công trường làm việc, ngăn cản lực lượng công an cùng hai tài xế của Công ty Xây dựng Xuân Trường lái xe vào khu vực đường dự án Tam Trúc – Khả Phong. Ngày 12/7/2013, khi các lực lượng chức năng tới khu vực công trường đang thi công các đối tượng này khiêng quan tài đặt ở vệ đường, đối tượng Phạm Văn Vọng chui vào nằm trong quan tài nhằm cản trở không cho đoàn xe vào công trường thi công. Một số đối tượng la ó, chửi bới, xông vào giằng co, đến khi công an đến và bắt một số đối tượng thì sự việc mới dừng lại.

Ngày 13/7/2013, cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp, ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Chính, Thu, Nhung, Hà và sáu

người khác về tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, vụ án này còn nhiều điều phải xem xét khi áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số bị can. Không có căn cứ để cho rằng nếu không bắt, ông Chính sẽ bỏ trốn. Bởi đây là vụ án có tính chất ít nghiêm trọng, mức độ của hành vi không lớn, hậu quả vụ án chưa xảy ra, cũng không gây ra thiệt hại gì. Việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can là điều không cần thiết, không đạt được mục đích của BPNC. Ông Chính đang bị bệnh ung thư máu là loại bệnh hiểm nghèo cần uống thuốc và điều trị thường xuyên. Vợ ông cũng bị bắt trong vụ án này. Vì thế, không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam mà có thể áp dụng BPNC khác. Mặt khác, vụ án này có tới mười bị cáo, trong đó bị cáo Đinh Thị Hà đã ly hôn chồng, con nhỏ 4 tuổi bị bệnh u máu bẩm sinh. Từ lúc bị bắt giam đến khi vụ án được đưa ra xét xử là 10 tháng nhưng hai cơ quan THTT huyện Mỹ Đức không giao cháu cho người giám hộ để chăm sóc, nuôi dưỡng [23; 24; 31].

b) Vướng mắc đối với người chưa thành niên phạm tội

Theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2013, trên địa bàn cả nước phát hiện 7.208 vụ việc, 10.603 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, trong đó có 10.211 đối tượng nam (chiếm 96,3%), 392 đối tượng nữ (chiếm 3,7%). Tội phạm do người chưa thành niên (NCTN) từ đủ 16 - 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 71,8%; từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chiếm 22,5% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 5,7% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Các tội phạm mà những đối tượng này vi phạm thường là các tội phạm ít nghiêm trọng như tội Cố ý gây thương tích (khoản 1 Điều 104), Gây rối trật tự công cộng (khoản 1 Điều 245), Trộm cắp tài sản (khoản 1 Điều 138), Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 139)… (Nguồn: Cục cảnh sát Hình sự, Bộ Công an).

Theo Điều 303 BLTTHS năm 2003 quy định chỉ được bắt tạm giam bị

can, bị cáo trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đối với bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do bị cáo là người chưa thành niên, phạm tội ít nghiêm trọng nên không thể yêu cầu cơ quan truy nã bắt tạm giam bị cáo để đảm bảo xét xử vì không thỏa mãn các điều kiện quy định trong BLTTHS. Bị cáo phạm tội nghiêm trọng trở lên và có đủ các điều kiện quy định tại Điều 88 BLTTHS thì mới được bắt tạm giam.

Trường hợp bị can dưới 18 tuổi nhiều lần phạm tội ít nghiêm trọng. Ví dụ: Ngày 6/5/2011 Nguyễn Văn Thuận (sinh ngày 2/7/1995 ở Đại Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang) đến làm thuê cho gia đình ông Nguyễn Quốc Việt ở huyện Vũ Thư, Thái Bình. Lợi dụng sơ hở Tuấn đã trộm cắp 23.500.000 đồng của ông Việt. Cơ quan điều tra Công an huyện Kiến Xương đã khởi tố, áp dụng biện pháp bảo lĩnh, giao Thuận cho gia đình, giám sát giáo dục. Trong thời gian trở về gia đình, Thuận lại tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, nên cơ quan điều tra công an huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang tiếp tục ban hành Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Tuấn [54].

Trường hợp bị can dưới 16 tuổi phạm tội nghiêm trọng do cố ý, sau đó đủ 16 tuổi lại phạm tội ít nghiêm trọng. Ví dụ: Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 6/1/2012, Phạm Xuân Hậu (sinh ngày 08/04/1997) đến nhà anh Nguyễn Văn Khiêm ở thôn Đức Phong, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng là bạn. Hậu thấy xe mô tô biển kiểm soát 16F1 - 03952 của anh Khiêm trị giá

67.000.000 đồng dựng ở sân, đã nảy sinh ý định chiếm đoạt để cắm lấy tiền chi tiêu, Hậu hỏi anh Khiêm mượn xe đi có việc, anh Khiêm đồng ý. Hậu điều khiển xe đến nội thành Hải Phòng cầm xe được 10.000.000 đồng, rồi bỏ trốn. Ngày 28/12/2012 Hậu bị bắt. Cơ quan điều tra Công an huyện Kiến Thụy khởi tố, sau đó gia đình Hậu có đơn xin bảo lĩnh và được VKSND huyện Kiến Thụy chấp nhận. Nhưng đến ngày 15/01/2013 Hậu lại trộm cắp ti vi trị giá

2.200.000 đồng tại thành phố Hải Phòng, cơ quan điều tra thành phố Hải Phòng lại ban hành Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, giao Nghĩa cho gia đình giám sát, giáo dục [54].

Những ví dụ trên cho thấy mặc dù người chưa thành niên được pháp luật tạo điều kiện trong quá trình THTT, nhưng việc quản lý và giám sát người chưa thành niên phạm tội khi được tại ngoại cũng là một vấn đề cần lưu tâm.

3.1.2.3. Về chủ thể bảo lĩnh

a) Quy định cho phép cá nhân bảo lĩnh chưa được rõ ràng

Vấn đề quy định cá nhân nhận bảo lĩnh phải có ít nhất 2 người đã được áp dụng vào thực tiễn, tuy nhiên hiện nay khoa học Luật TTHS vẫn còn một số luồng quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của Tiến sỹ Trịnh Tiến Việt cho rằng:

Chỉ nên ghi nhận cá nhân nhận bảo lĩnh có thể là một hoặc một số người, tùy từng trường hợp cụ thể miễn là họ đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, không có tiền án, tiền sự, tự nguyện đứng ra nhận bảo lĩnh và phải có khả năng thực hiện được cam kết… [55; 56].

Theo quan điểm của tác giả Bùi Kiên Điện cho rằng cá nhân nhận bảo lĩnh có thể là nhiều hơn hai người.

Khi có hai người hoặc nhiều người nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo thì khả năng giám sát hành vi, tư cách của bị can, bị cáo, không để họ tiếp tục phạm tội, bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án như mục đích của biện pháp này cần đạt được sẽ có tính hiện thực cao hơn nhiều số người nhận bảo lĩnh chỉ là một người [13].

Mỗi quan điểm đều có tính hợp lý riêng, nên làm thế nào để việc quy

định vấn đề này phù hợp với tình hình thực tiễn giúp cho việc giám sát và giáo dục bị can, bị cáo, cũng như đảm bảo cho mục đích của BPNC đạt hiệu quả.

- Khoản 2 cũng không quy định rõ ràng “nơi cư trú” của cá nhân nhận bảo lĩnh có bắt buộc phải cùng địa chỉ, cùng địa phương hay không? Có ý kiến cho rằng nên quy định người nhận bảo lĩnh phải cùng địa phương vì nếu ở địa phương khác nhau thì người nhận bảo lĩnh không thể theo dõi, quản lý và bảo đảm rằng bị can, bị cáo không tiếp tục phạm tội, không gây trở ngại cho quá trình THTT và có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan THTT được. Và như thế cũng khó kiểm soát, liệu người nhận bảo lĩnh có thực hiện đúng trách nhiệm của mình hay không? Quan điểm khác lại cho rằng không nhất thiết họ phải ở cùng một địa phương, cùng nơi cư trú, có thể dựa vào việc người đứng ra nhận bảo lĩnh cam đoan và dựa vào khả năng thực tế họ có thể bảo đảm người được bảo lĩnh không phạm tội mới, có mặt theo giấy triệu tập là được [1; 12; 13; 44].

- “…Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật” [34]. Thực tế cho thấy, với quy định trên, dường như cá nhân nào cũng đủ tư cách để trở thành người bảo lĩnh, vì luật không quy định phải dựa vào căn cứ nào để đánh giá, khẳng định chắc chắn rằng người nhận bảo lĩnh là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật? Căn cứ nào cho rằng người nhận bảo lĩnh không có tư cách, phẩm chất tốt? [1; 12; 13; 55]

b) Quy định về tổ chức nhận bảo lĩnh còn thiếu nhiều cơ sở xem xét

Mặc dù khoản 4 có quy định về tiêu chuẩn để cá nhân trở thành người nhận bảo lĩnh, nhưng lại chưa quy định thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá, nhận xét tiêu chuẩn cho cơ quan, tổ chức được nhận bảo lĩnh. Trong thực tế các cơ quan THTT khi gặp trường hợp cơ quan hay tổ chức đứng ra nhận bảo lĩnh, thì cũng chỉ hướng dẫn cơ quan, tổ chức đó ký tên, đóng dấu vào đơn là đủ. Còn tiêu chuẩn nhận bảo lĩnh của cơ quan, tổ chức đó như thế nào, các tổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023