Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - 22


3. Để tập trung nghiên cứu khảo sát biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh, luận án đã lựa chọn một số làng nghề truyền thống nổi tiếng, đó là làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái, làng nghề gốm Phù Lãng, làng nghề chạm khắc gỗ Phù Khê. Để có được tư liệu, số liệu minh chứng cho quá trình biến đổi văn hóa làng nghề. Nghiên cứu những biến đổi văn hóa làng, trong đó có biến đổi văn hóa vật thể và phi vật thể gồm: Không gian cảnh quan làng nghề, nhà ở, di tích lịch sử văn hóa, phong tục, lễ hội… Ngoài ra, những thành tố văn hóa phi vật thể của làng cũng có những biến đổi mạnh mẽ, biểu hiện rò trong việc tổ chức và thực hành lễ hội, những phong tục tập quán của làng… cũng có những biến đổi phù hợp với đời sống mới hiện nay. Nghiên cứu biến đổi văn hóa nghề, tập trung làm rò các thành tố cơ bản của văn hóa nghề gồm: 1/Biến đổi về hình thức tổ chức sản xuất; 2/Biến đổi về kỹ thuật chế tác sản phẩm; 3/Biến đổi về sản phẩm; 4/Biến đổi về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính sự biến đổi văn hóa nghề đã tạo cơ hội cho các làng nghề thích ứng được với điều kiện mới và đó chính là điều kiện thuận lợi nhất giúp cho các làng nghề tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhìn vào thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề ở Bắc Ninh đã được trình bày ở chương 2 và chương 3 có thể nhận thấy vai trò của chủ thể văn hóa - những người dân trong làng nghề họ đã linh hoạt sáng tạo và chủ động tạo ra những sự thay đổi với tình hình thực tế để phù hợp và có lợi ích nhất trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường. Nhìn chung, thông qua ba làng nghề, có thể nhận thấy rằng, các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh đã có một quá trình biến đổi khá mạnh mẽ, mà nền tảng cơ bản, chính là sự phát triển của đời sống kinh tế thông qua sự phát triển ngành nghề thủ công. Đời sống kinh tế của người dân làng nghề không ngừng phát triển, cùng với đó là quá trình biến đổi văn hóa của làng trên cả hai phương diện, văn hóa làng và văn hóa nghề.

4. Tại Đại hội 16 của Đảng bộ tỉnh (2001 - 2005), những nhiệm vụ của tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được thể hiện rò: “Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ cao trong các khu công nghiệp cùng với phát triển tiểu thủ công nghiệp”. Phát


triển làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh trong quá trình CNH, HĐH. Căn cứ vào các văn bản của UBND tỉnh Bắc Ninh về định hướng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh - mục tiêu cần tiến tới là xây dựng Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng của vùng thủ đô Hà Nội. Văn hóa phát triển lành mạnh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Trước hết, tập trung củng cố các làng nghề hiện có; Phát triển các ngành nghề mới, trong đó nhân cấy ngành nghề mới hoặc khôi phục ngành nghề tại những làng đã từng có các nghề cũ. Nhân cấy nghề ở những làng có khả năng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Nhân cấy nghề tại những địa phương có hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp hoặc những nơi đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, những nơi người dân bi thu hồi đất cho phát triển công nghiệp (xây dựng các KCN tập trung). Định hướng hình thành và phát triển chín tiểu vùng nghề chủ yếu đã được trình bày trong luận án.

5. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bắc Ninh cũng có những tác động không nhỏ đến biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống, trong đó có thể nhận diện một số tác động chính, cụ thể như: 1/Vấn đề quy hoạch làng nghề sẽ dẫn đến sự biến đổi về bố cục, không gian cảnh quan làng nghề, cấu trúc khép kín của làng truyền thống trước đây sẽ có những thay đổi sang cấu trúc mở với bốn tổ hợp bao gồm: Nhà ở, phố bán sản phẩm, CCN làng nghề, trung tâm giới thiệu sản phẩm; 2/Vấn đề thành phần cộng đồng sẽ có những biến đổi rò nét, từ chỗ trong làng chỉ có những người dân sở tại sinh sông, đến nay đã có nhiều người dân từ nơi khác đến làm nghề và kinh doanh nghề. 3/Đời sống kinh tế của cư dân làng nghề sẽ có những thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực và tác động mạnh mẽ đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống; 4/Cũng với sự phát triển theo hướng CNH, HĐH, văn hóa làng nghề truyền thống sẽ có những biến đổi. Từ nghiên cứu biến đổi văn hóa của ba làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh, đặc biệt đặt các làng nghề trong bối cảnh CNH, HĐH và ĐTH, luận án nêu ra bốn vấn đề cần quan tâm, được xem là bốn giải pháp cơ bản để bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề:


1/Phát triển văn hóa làng nghề đi đôi với phát triển kinh tế, xã hội (Xây dựng chiến lược; Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa làng nghề); 2/Phát triển kinh tế văn hóa làng nghề đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái; 3/Nâng cao vai trò của cộng đồng cư dân làng nghề trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề; 4/Phát triển tiềm năng lịch sử làng nghề. Có thể nhận thấy, những thành tố văn hóa của làng nghề đang trong quá trình vận động và biến đổi mạnh mẽ, sự biến đổi này là một điều tất yếu, phù hợp với tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội ở nước ta hiện nay.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.


1. Đinh Công Tuấn (2011), “Làng nghề truyền thống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 325 (7), Hà Nội, tr.32-36.

Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - 22

2. Đinh Công Tuấn (2011), “Sản phẩm làng nghề truyền thống Thiết Úng”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8 (137), Hà Nội, tr.63- 67.

3. Đinh Công Tuấn (2013), “Tổng quan về làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh”,

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 353 (11), Hà Nội, tr.25-29.

4. Đinh Công Tuấn (2013), “Làng nghề dệt Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, số 06 (12), Hà Nội, tr.81-84.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. A.A.Radugin (2002), Từ điển Bách khoa Văn hóa học, Viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

2. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội thôn Phù Lãng năm 2013, bản đánh máy khổ A4, 15 trang.

3. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội xã Phù Khê năm 2012, 2013, bản đánh máy khổ A4, 20 trang.

4. Phan Gia Bền (1957), Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.

5. Bộ Văn hóa Thông tin (1995), Hội nghề truyền thống Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

7. Đinh Thị Vân Chi (2012), Văn hoá Kinh tế làng nghề: Thách thức và giải pháp trong bối cảnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

8. Nguyễn Từ Chi (1984), “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” trong sách Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, Nxb Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

9. Nguyễn Như Chung (2009), “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam, ký hiệu, 14205 LA.087941, Hà Nội.

10. Phan Đại Doãn (1989), “Làng Việt Nam các mô thức trồng xếp”, Tạp chí Dân tộc học, (4), Hà Nội, tr.19-22.

11. Phan Đại Doãn (2001), Làng Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội – văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.


12. Bùi Thị Dung (2008), Quản lý hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở các làng nghề huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

13. Quốc sử quán triều Nguyễn (1971) §¹i Nam nhÊt thèng chÝ tËp IV, bn dch, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

14. Bùi Xuân Đính (Chủ biên) (2009), Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội), truyền thống và biến đổi, Nxb. KHXH, Hà Nội.

15. Bùi Xuân Đính (2012), Các tộc người ở Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội.

16. Đặng Đức, Trương Duy Bích, Trương Minh Hằng, Hoàng Cường (2011), “Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê”, trong Tổng tập Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, tập 3 Nghề mộc, chạm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

17. Lê Quý Đức (2005), Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

18. P.Gourou (1936), Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Viện Viễn Đông Bắc Cổ, Hà Nội.

19. Đỗ Thị Hảo (1987), Làng Đại Bái gò đồng, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản, Hà Nội.

20. Đỗ Thị Hảo (1989), Quê gốm Bát Tràng, Nxb Hà Nội.

21. Đỗ Thị Hảo (1997),“Làng nghề truyền thống Bắc Ninh đôi điều suy ngẫm”,Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (9), tr.53 - 54.

22. Đỗ Thị Hảo (2003), “Những nét văn hóa độc đáo trong các làng nghề truyền thống”, Tạp chí Di sản văn hóa, (5), tr. 50 - 53.

23. Lê Hân (2001),“Ô nhiễm làng nghề ở Bắc Ninh - Cái chết được báo trước”, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, ra ngày 14 tháng 6.

24. Trương Minh Hằng (2006), Làng nghề truyền thống mỹ nghệ miền Bắc, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

25. Trương Minh Hằng (2006), Gốm sành nâu ở Phù Lãng, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.


26. Phạm Duy Hiếu (2009), “Sự phát triển bền vững các làng nghề truyền thống và mô hình cụm công nghiệp”, Trường Đại học Công nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Diệp Đình Hoa (Chủ biên, 2000), Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

28. Hồ Hoàng Hoa (Chủ biên) (2004), Vấn đề bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

29. Mai Thế Hởn (2003), Phát trin làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng, lý thuyết và vận dụng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

31. Tô Duy Hợp (Chủ biên) (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32. Lê Văn Hương (2010), “Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hóa nông thôn”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

33. Nguyễn Hải Kế (1996), Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

34. Bạch Quốc Khang (Chủ biên) (2004), Bảo tồn giá trị truyền thống các nghề thủ công bằng phương pháp photovoice, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

35. Vũ Ngọc Khánh (1990), Lược truyện thần tổ các ngành nghề, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

36. Nguyễn Thái Lai (2002), Làng tranh Đông Hồ, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

37. Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang chủ biên (1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập II, đề tài KX 07-02, Hà Nội.

38. Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2000), “Về lựa chọn các mô hình tổ chức sản xuất thích hợp là biện pháp quan trọng để thúc đẩy các ngành nghề nông thôn phát triển”, Báo cáo Hội thảo khoa học, Hà Nội.

39. Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.


40. Đỗ Long, Trần Hiệp (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

41. Trần Văn Luận (1992), “Thực trạng và giải pháp nhằm khôi phục và phát triển một số nghề truyền thống”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (5), Hà Nội, tr.14-19.

42. Trần Đình Luyện (1997), “Văn hóa truyền thống làng nghề Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển”, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp tỉnh, Bắc Ninh.

43. Lê Hồng Lý (2000), “Nhìn lại quá trình nghiên cứu nghề và làng nghề truyền thống mỹ nghệ Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (12), Hà Nội, tr.62-66.

44. Lê Thị Minh Lý (2012), “Làng nghề và việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể”, Tạp chí Di sản văn hóa, (4), Hà Nội, tr.68 - 71.

45. Lâm Bá Nam (1986), “Nghề dệt cổ truyền ở làng La Khê”, Tạp chí Dân tộc học, (3), Hà Nội, tr.13-18.

46. Lâm Bá Nam (1989), “Mấy ý kiến về nghề thủ công cổ truyền ở nước ta”, Tạp chí Dân tộc học, (9), Hà Nội, tr.15-18.

47. Lâm Bá Nam (1991), “Nghề dệt cổ truyền ở Hà Đông (Hà Sơn Bình)Tạp chí Dân tộc học, (2), Hà Nội, tr.17-21.

48. Lâm Bá Nam (1992), “Nghề dệt cổ truyền ở một làng ven đô: Làng thủ công Triều Khúc” Tạp chí Dân tộc học, (2), Hà Nội, tr.16-19.

49. Lâm Bá Nam (1999), Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

50. Lâm Bá Nam, Lâm Minh Châu (2006, 2007), Làng thủ công cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ”, Thông báo Dân tộc học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.233-241.

51. Lâm Bá Nam (2012), Văn hoá làng nghề, từ truyền thống đến hiện tại”,Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về làng nghề Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển ngành nghề nông thôn tháng 2, Hà Nội.

52. Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về việc Phát triển nghề thủ công nông thôn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022