Điều Kiện Tự Nhiên, Dân Cư Và Lịch Sử Hình Thành Làng


Do làng nghề áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất nên sản phẩm làm ra nhiều, năng suất lao động tăng, thu nhập của người dân cao và ổn định. Chính điều này đã giúp người làng nghề có điều kiện nâng cao đời sống tinh thần, quan tâm tới các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tâm linh... Tuy nhiên, sự biến đổi này cũng không theo một đường thẳng đơn tuyến mà nó hội tụ cả những mặt trái, những yếu tố chưa tích cực cản trở sự phát triển của các làng nghề.

Trên cơ sở những luận điểm về biến đổi văn hóa, về làng nghề, văn hóa làng nghề, chúng tôi xác định nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề chính là nghiên cứu sự biến đổi các thành tố cấu thành văn hóa làng nghề dưới tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội. Sự biến đổi này bao hàm cả biến đổi về số lượng và chất lượng, trạng thái. Biến đổi giữa cái cũ và cái mới; từ cái chưa hoàn thiện đến cái hoàn thiện. Tuy nhiên, sự biến đổi ấy bao hàm cả những yếu tố tích cực và chưa tích cực; sự biến đổi đã có chọn lọc và cả những biến đổi chỉ mang tính trào lưu chưa phù hợp. Sự biến đổi này cũng hoàn toàn tất yếu, khách quan trong điều kiện CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng dệt Phương La là nghiên cứu sự biến đổi của các thành tố Văn hóa vật chất, Văn hóa xã hội Văn hoá tinh thần của làng. Có điểm khác là, với làng nghề Phương La, việc làm nghề mang lại nguồn thu lớn và chủ yếu cho cư dân, làm cho kinh tế phát triển, cuộc sống sung túc nên ảnh hưởng chi phối đến mọi mặt đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Vì vậy, Luận án sẽ phải tập trung nghiên cứu về biến đổi nghề dệt truyền thống.

Do điều kiện thời gian nên không phải mọi yếu tố của văn hóa làng nghề được xem xét, nghiên cứu mà Luận án chỉ trình bày khái quát các thành tố văn hóa làng nghề Phương La trong xã hội truyền thống và một số yếu tố văn hóa hiện nay nổi bật nhất, hình thành và diễn biến dưới tác động của CNH - HĐH được rút ra từ quá trình điều tra thực tế: 1/Nghề dệt văn hóa vật chất (không gian, cảnh quan; di tích tôn giáo, tín ngưỡng); 2/Văn hóa xã hội, đó là sự hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp; việc tách họ, dựng nhà thờ mới và vấn đề an ninh - xã hội của làng; 3/Văn hóa tinh thần, những vấn đề nổi bật là sự thay đổi lối sống; phong tục cưới xin, tang ma, hội làng.


1.2. Tổng quan về làng dệt Phương La

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư và lịch sử hình thành làng

1.2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên

Làng Phương La (tên Nôm là làng Mẹo) thuộc xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Làng tiếp giáp các làng Trác Dương, Xuân La (xã Thái Phương) về phía Bắc; làng Hà (xã Hồng An) về phía Nam; làng Giác (xã Kim Chung) về phía Đông; làng Dương Xá (xã Thái Hưng) về phía Tây.

Phương La nằm trong khu vực đồng bằng Thái Bình, địa hình bằng phẳng, không có núi đồi, đất đai hoàn toàn do phù sa bồi đắp mà thành; thuận lợi để trồng lúa và các loại cây lương thực, cây công nghiệp (dâu, bông), là cơ sở để nghề dệt hình thành. Làng có vị trí giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy, có bốn đường bộ vào ra, lại cách bến Thanh Nga (làng Nga, thuộc xã Minh Tân nằm sát làng Phương La) 03 km, tiện lợi để vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy sông Hồng. Hình thù làng giống như một cái vó bè, cả bốn góc đều có các đường dẫn vào làng: từ làng Trác Dương (phía Bắc) sang, từ làng Xuân La (phía Tây Bắc) vào; làng Gạo (phía Tây) sang; làng Kiều Trai (phía Nam) tới. Thế đất này được dân làng quan niệm là nơi “tụ hội”, trở thành “đất đãi ngoại”: con gái, con trai các làng khác đến làm dâu làm rể đều phát đạt. Vì thế, như một “định đề tự nhiên” từ xưa: con gái ở các nơi phải là những cô xinh xắn mới “lọt” vào mắt các trai làng Mẹo, cũng như con trai các nơi phải đẹp trai, khỏe mạnh mới lấy được gái Phương La.

Theo số liệu thống kê năm 2012, làng có diện tích tự nhiên là 242,768 ha.

Diện tích các loại đất được chia ra như sau (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Các loại đất đai của làng Phương La năm 2012


TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

1

Đất nông nghiệp

94,140

39,1

2

Đất công nghiệp

61,236

25,4

3

Đất thổ cư

77,652

32,3

4

Đất chuyên dùng

7,740

3,2


Tổng

240,768

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 5

[Nguồn: Bộ phận Địa chính, UBND xã Thái Phương].


1.2.1.2. Dân cư

Phương La là vùng đất cổ, nơi hội tụ của dân di cư từ nhiều nơi khác đến. Đặc biệt, vùng này còn là nơi các triều đình phong kiến đưa tù binh Chiêm Thành, Tống, Nguyên về sinh sống (theo gia phả dòng họ Trần Hữu, xã Hồng An, huyện Hưng Hà). Tới vùng đất mới, bên cạnh việc mang theo tập tục sinh hoạt, văn hóa, nhiều người mang theo nghề thủ công: nghề mộc, nghề ngõa (xây), nghề rèn, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.

Người Phương La vốn bôn ba, bươn chải, di cư qua nhiều vùng để mưu sinh nên họ rất chăm chỉ, sáng tạo; thích ứng với điều kiện sống…

Theo thống kê của nhà nghiên cứu Ngô Vi Liễn, vào năm 1927, làng có 1528 dân; trong khi bình quân của một làng châu thổ Bắc Bộ là 910. Ngày nay, dân số của làng đã tăng lên nhiều lần. Làng được chia thành bốn thôn (Phương La 1, 2, 3, 4) trên cơ sở bốn xóm cũ. Số hộ và số khẩu năm 2014 của các thôn thể hiện ở Bảng 1.2.

Bảng 1.2 : Số hộ, khẩu của làng Phương La năm 2014


TT

Thôn

Số hộ

Số khẩu

Số lượng

Tỷ lệ % so cả làng

Số lượng

Tỷ lệ % so cả làng

1

Phương La 1

377

29,5

1278

30,0

2

Phương La 2

283

22,2

967

22,0

3

Phương La 3

332

26,0

1225

28,0

4

Phương La 4

285

22,3

908

20,0


Cả làng

1.277

100

4.378

100

[Nguồn: UBND xã Thái Phương].

1.2.1.3. Vài nét về lịch sử hình thành làng


Theo lưu truyền dân gian, Phương La hình thành cuối triều Lý (cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII), thuộc phủ Long Hưng, một trong 24 phủ thời Trần.

Lưu truyền dân gian gắn sự hình thành làng Phương La với công lao mở mang của Hoằng Nghị Đại Vương, tên thật Trần Hoằng Nghị, là thân sinh của Thái


sư Trần Thủ Độ. Ông tổ chức cho dân chúng khai canh lập ấp, lập nên khu Bến Trấn (tức làng Mẹo sau này) trù mật vào cuối thời Lý. Bến Trấn xưa gồm các vùng đất Phương La, Xuân La và Trác Dương thuộc xã Thái Phương ngày nay, toàn bộ vùng này rộng khoảng chừng vài km2. Cũng theo các bậc cao niên trong làng, hai làng Xuân La và Phương La xưa kia cùng cư trú trong một khoảnh. Về sau, không rõ từ bao giờ, một bộ phận cư dân chuyển sang khai phá và sinh sống tại các xóm của làng Phương La hiện nay; sau đó, tách thành làng riêng biệt.

Quá trình khai hoang lập làng Phương La gắn với sự đoàn kết, chung lưng đấu cật của 10 dòng họ: Trần, Nguyễn, Đào, Phạm, Lê, Vũ, Đặng, Đỗ, Đoàn, Đinh.

1.2.2. Nghề dệt làng Phương La trong xã hội truyền thống


1.2.2.1. Nguồn gốc nghề dệt ở Phương La


Địa hình của làng Phương La bằng phẳng, song ở thế thấp so với các làng xung quanh, mỗi khi có mưa lớn, nước từ các làng Hà Nguyên, Xuân La dồn về đồng làng, theo con ngòi chảy qua làng Trấn Cách để ra sông Hồng, nên việc tiêu thoát nước được dễ dàng. Tuy nhiên, trước đây, hệ thống thủy lợi chưa được xây dựng, đồng ruộng chỉ cấy được một vụ lúa mùa với năng suất thấp và bấp bênh không thể đảm bảo lương thực cho mỗi gia đình. Trong khi đó, cuộc sống của người dân cần nhiều thứ chi tiêu khác: may mặc, thực phẩm, chi tiêu cho công cụ sản xuất, vật dụng gia đình, sửa nhà cửa..., lại còn lo chi những lệ tục tang ma, cưới xin và đặc biệt, thời phong kiến, còn có gánh nặng sưu thuế... ; cần những khoản tiền lớn mà nông nghiệp không thể đáp ứng, đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Do vậy, người nông dân phải tìm kiếm thêm các nguồn thu khác, bằng hình thức đi buôn, làm thuê hoặc làm thêm nghề phụ. Chọn công việc kiếm thêm nguồn thu nào tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương và sự lựa chọn của người nông dân. Như vậy, làm thêm nghề phụ cũng là xu thế tất yếu của người nông dân, trong đó có người Phương La.

Phương La có vị trí giao thông thuận lợi, lại nằm trong vùng lõi của nghề dệt truyền thống, sát cạnh xã Minh Tân với nghề dệt lụa, tơ tằm; gần làng Hới có nghề


dệt chiếu nổi tiếng từ rất lâu đời; giáp với huyện Vũ Thư trồng dâu chăn tằm, ươm tơ dệt vải. Cách làng Phương La sáu cây số là làng Quan Nhân, tỉnh Hà Nam trồng dâu chăn tằm, kéo tơ. Đặc biệt, người Phương La năng động, sáng tạo và cần cù chịu khó, lại biết tính toán, chi tiêu tiết kiệm nên nghề tồn tại và phát triển; đây cũng là yếu tố đảm bảo để thúc đẩy nông nghiệp tồn tại và phát triển theo.

Về nguồn gốc nghề dệt ở Phương La, sách Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí Đại Nam nhất thống chí đều chép huyện Vũ Tiên có làng Bộ La dệt lụa, ở làng Mẹo phủ Tiên Hưng có nghề dệt lụa, nái..." [35, 87]. Sách Tiên Hưng phủ chí của Phạm Nguyên Hợp nói rõ các nơi trong bản phủ “Tiên Hưng” đều có khung dệt vải, trong đó có các xã Phương La, Trác Dương. Tài liệu còn cho biết: “Nghề này có từ thời Lê Cảnh Hưng. Ông nghè hội nguyên Nguyễn Bá Dương đi sứ Bắc Quốc học được cách dệt thứ lụa ấy, trở về dạy cho dân làng thành nghề. Đến nay, dân bản xã còn nhắc nhở”... Tuy nhiên, tài liệu cũng chỉ cho biết nghề dệt của làng Phương La hình thành vào khoảng niên hiệu Cảnh Hưng (thế kỷ XVIII) và từ nơi khác chuyển đến, không xác định được tổ nghề.

Về tổ nghề dệt, hiện nay, trong hồ sơ di tích Đình Phương La có ghi: “Ngôi đình này thờ vọng 6 vị thần, theo truyền thuyết là thành hoàng có công phát triển nghề dệt của làng Phương La”. Tuy nhiên, quá trình điền dã tại các làng trong xã Thái Phương và các xã lân cận, chúng tôi không thu được tài liệu nào khẳng định về vị tổ nghề dệt của làng Phương La. Những vị thành hoàng làng được thờ vọng tại đình Phương La cũng không đủ cơ sở để xác định họ là nhân thần và trong số họ có vị là tổ nghề thực sự của làng, mà chỉ là những thiên thần. Các bậc cao niên cùng các nghệ nhân làng Phương La và các làng xã lân cận thì cho rằng nghề dệt ở Phương La đã có từ khoảng 300 - 400 năm, nhưng cũng không ai biết cụ tổ nghề là ai và sinh vào thời nào.

Theo ông Trần Hữu Huỳnh, người xã Hồng An (giáp với làng Phương La) cho biết, Thế phả dòng họ của ông có nói, vào thời Vua Lê Thánh Tông (1460- 1497), Nhà Vua đi đánh Chiêm Thành, bắt được tù binh đem về. Lấy ruộng công của nơi xa, cấp cho người Chiêm cày cấy… Người Chiêm tụ họp lại dựng nhà lập


ấp, ngày khẩn hoang cấy lúa, trồng dâu chăn tằm, đêm đánh cá, dệt vải” [Nguồn: Kết quả phỏng vấn của NCS và cộng tác viên].

Như vậy, nghề dệt ở Phương La có từ bao giờ và tổ nghề dệt là ai, đến nay, vẫn còn là dấu hỏi. Mọi người cũng chỉ biết rằng, từ thời Trần, dân làng Phương La đã phát triển nghề dệt. Tương truyền Trần Hoằng Nghị cùng bốn vị phu nhân đã giúp dân mở nghiệp, mở chợ để dân trao đổi hàng hóa và những sản phẩm tơ lụa ở nơi đây đã đến với Kinh đô Thăng Long. Các bậc cao niên trong làng giải thích, có một thời, tên làng là “Hương La”, nghĩa là lụa thơm. Loại lụa này nổi tiếng dùng để tiến vua, đối ngoại với các nước láng giềng. Sự tồn tại lâu đời của nghề dệt, gắn với trồng dâu nuôi tằm ở các làng thuộc Hưng Hà đã được dân gian đúc kết thành các câu ngạn ngữ "Chiếu Hới, vải Bơn, lụa Mẹo". Ở Phương La còn lưu truyền câu ca dao nói về nghề dệt: “Càng rộng đường go, càng to vốn sợi”, hoặc “Khéo quay tơ, lơ dệt cửi”, “Con gái dệt nái, tay trái đếm tiền”…

1.2.2.2. Nguyên liệu dệt


Nguyên liệu để dệt được những tấm vải tơ lụa mềm mại, óng ả nuột nà là tơ tằm. Tài liệu Chú thích về tỉnh Thái Bình (Notice sur la province de Thái Bình), ký hiệu M.10372 cho biết, các huyện trong tỉnh Thái Bình có trồng dâu (trước năm 1945): “Dâu, tằm: theo thống kê toàn bộ về các bãi dâu tiến hành năm 1931 - 1932, diện tích trồng dâu tằm lên tới 1.830 mẫu (dâu trồng ở vườn và dâu trồng ở các bãi cát)”. Đặc biệt, tài liệu cũng khẳng định diện tích trồng dâu ở hai huyện Duyên Hà (286 mẫu) và Hưng Nhân (50 mẫu) … Tuy nhiên, trước đây làng Phương La chỉ có khoảng mươi hộ nuôi tằm, ươm tơ. Đại đa số các nhà dệt chủ yếu đi bộ để mua nguyên liệu của người làng Đìa, xã Hồng An (huyện Hưng Nhân); Thuận Vi (huyện Thư Trì); làng Quan Nhân (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nguyên liệu của địa phương xa hơn được dân các nơi mang đến chợ Nga (làng Nga xã Minh Tân) bán, trao đổi.

Khi nghề dệt của làng phát triển mạnh, các chủ lái tơ từ các làng Bách Thuận, Bách Tính (huyện Thư Trì); tỉnh Nam Định, Hưng Yên cũng tìm tới bán tơ, hoặc đổi lấy vải. Tơ thường cuộn nhỏ bằng chiếc chén hoa hồng, mỗi noi tơ nặng khoảng 50 gam. Ba bốn chục


noi gọi là một lá, một dúm. Người mua tơ chỉ cần nhấc lên lắc lắc, nếu tơ khô thì có tiếng kêu giòn tan, nếu tơ còn ẩm chỉ tiếng kêu đục. Trong làng dệt Phương La, có người chỉ ngửi qua cũng biết được tơ mới, tơ cũ, hay tơ còn ẩm.

1.2.2.3. Công cụ dệt


Bộ công cụ của nghề dệt bao gồm khung cửi, dụng cụ đánh sa, đánh suốt để tạo nên những con thoi; bàn mắc, bàn tráng, tạo nên những hoa cửi. Khung cửi cổ xưa của làng Mẹo được gọi là khung con phượng (khung con cò), gồm nhiều bộ phận cấu thành: phần khung, ông lão, go, bia, con cò và phần chân dận... Đây là loại khung dệt chân đạp, tay nâng, có con thoi đưa qua đưa lại. Khung dài khoảng gần 3m, rộng từ 80cm-1m. Chiều cao (giường cửi cao nhất) khoảng 80cm. Khung dệt ở trên; go, sổ dùng để đập sợi phía dưới (sợi được luồn trước). Những năm trước đây, cả làng chỉ có khoảng 200 khung dệt cổ để dệt lụa, sau đó chuyển sang dệt vải, dệt màn...

1.2.2.4. Tổ chức sản xuất và phân công lao động


Xưa, việc tổ chức sản xuất của làng Phương La đều theo quy mô hộ gia đình, tự sản, tự tiêu… Mỗi hộ gia đình là một cơ sở dệt, chủ động hoàn toàn mọi khâu từ mua nguyên liệu, dệt đến tiêu thụ sản phẩm, tận dụng tối đa sức lao động, thời gian rỗi của mọi người trong gia đình.

Trong các công đoạn, người nam giới chủ hộ, lo nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và chỉ đạo sản xuất. Dệt do người vợ đảm nhiệm. Bà già, con trẻ làm việc lặt vặt: chuẩn bị sợi, đánh sa, tỉa tót phần dư thừa của sản phẩm.

Năm 1957-1958, người Phương La tổ chức sản xuất theo mô hình HTX tiểu thủ công nghiệp. Từ năm 1960, các tổ hợp sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp ra đời. Năm 1980, làng nghề Phương La đã thành lập được ba tổ hợp sản xuất hàng dệt: dệt - nhuộm Tân Phương của ông Trần Văn Sen, tổ hợp Sinh Lực của ông Đinh Hồng Quân và tổ hợp thương bệnh binh của ông Đoàn Văn Hoàng và một số tổ hợp dệt nhỏ lẻ khác. Các hộ gia đình làm nghề vẫn đóng vai trò là cơ sở sản xuất. Sau đó không lâu, xí nghiệp dệt Rạng Đông nay là Công ty dệt nhuộm Bình Minh cùng hàng chục doanh nghiệp khác đồng loạt ra đời. Hàng dệt của làng có mặt ở thị trường trong nước và ngoài nước.


1.2.2.5. Sản phẩm dệt

Trong xã hội truyền thống, làng Phương La chuyên sản xuất lụa tơ tằm và vải khổ hẹp bằng khung cửi con cò. Sản phẩm của làng Mẹo xưa chủ yếu là lụa, vải vuông, đũi, nái đen và các sản phẩm từ tơ tằm, sợi bông. Mặc dù số lượng dệt ra không nhiều nhưng lụa của người làng Mẹo màu mỡ gà vàng óng, mát mượt, mịn màng đẹp như ráng trời vàng mềm mại, đạt trình độ mỹ thuật và thẩm mỹ cao đã hút hồn biết bao người. Những năm khó khăn 1959, 1960; người thợ đành phải chuyển sang làm ruột bấc đèn dầu các loại, dệt thắt lưng, bện giải rút quần… để duy trì nghề. Năm 1980, khi hình thành các tổ hợp sản xuất, sản phẩm dệt là các loại vải thổ cẩm có hoa văn, vải bò, vải dệt khổ vuông đê-cô và lụa satanh bằng tơ hóa học, dệt gia công theo đơn đặt hàng của nhà máy dệt Nam Định.

Mặc dù sản phẩm đã đạt trình độ thẩm mỹ cao nhưng người Phương La vẫn tiếp tục phát triển nghề dệt bằng cách vừa làm nghề, vừa học nghề của thiên hạ. Tới những năm 80 của thế kỷ XX, người làng vẫn đi Vạn Phúc Hà Đông, sang Hà Nam, Nam Định để tìm hiểu và học kỹ thuật đóng khung cải tiến, cách dệt lụa của họ, làm cho sản phẩm tinh xảo và đẹp hơn.

1.2.2.6. Việc tiêu thụ và thu nhập

Theo lưu truyền dân gian, trước đây, làng Mẹo không có chợ, dân làng muốn mua bán phải sang chợ Then (làng Trác Dương) do làng này có nghề làm gốm phát triển, nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa cao. Trần Hoằng Nghị muốn lập chợ trên chính làng quê mình vừa để dân được thuận tiện mua bán, vừa để phát triển kinh tế. Muốn có chợ phải "cướp" được chợ Then về, nhưng việc “cướp” chợ rất khó khăn vì chợ Then tuy có quy mô nhỏ nhưng được đặt trên một vị trí thuận lợi, dân trong vùng đã quen với việc đi chợ này. Tương truyền, để “cướp” được chợ, Trần Hoằng Nghị đã nhận lời thách đố của dân làng Then, chỉ với một gánh trên vai mà phải gánh được cả chợ (gồm lều chõng, mọi mặt hàng, từ rau, thịt, cá, gạo đến nồi niêu, vải vóc…) về đặt tại làng Mẹo thì làng Then chịu mất chợ. Chẳng hiểu làm thế nào mà Trần Hoằng Nghị đã chuyển tất cả những thứ đó từ chợ Then về làng mình chỉ bằng một gánh. Thế là từ đấy làng Then không còn chợ, và làng Mẹo thì có chợ như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024