hoạt. Cần đầu tư quy hoạch, xây dựng các khu, cụm xử lý rác thải, nước thải và áp dụng khoa học công nghệ để cải thiện môi trường. Xử ký nghiêm minh những trường hợp vi phạm về môi trường… có như vậy, môi trường làng nghề mới được cải thiện.
4.3.3.3. Xây dựng đội ngũ doanh nhân - yếu tố giữ vai trò quyết định việc duy trì và phát triển nghề
Các ông chủ doanh nghiệp có vai trò ký kết hợp đồng sản xuất do họ có đủ điều kiện: về trình độ, kinh nghiệm, có vốn và dám nghĩ, dám làm; chủ động tìm nguồn nguyên liệu rẻ; là thành viên tích cực, quyết định để hình thành hệ thống tổ chức, sản xuất đảm bảo chất lượng, đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm. Ba yếu tố trên kích thích sản xuất, kích thích người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhờ vậy, nghề và làng nghề phát triển, đời sống người dân sung túc. Bên cạnh đó, các ông chủ doanh nghiệp cũng tạo cho người công nhân thoát ly nông nghiệp, một nền sản xuất nhỏ, bấp bênh, thu nhập thấp; thay thế vào đó là sản xuất hàng thủ công có thu nhập cao hơn, ổn định (một người thợ dệt, thu nhập gần 200.000/ngày; người thợ may thu nhập khoảng 150.000/ngày, người nhặt khăn được 12.000đồng/tiếng); đồng thời, tạo cho người nông dân nếp sản xuất, lối sống, tác phong công nghiệp.
Đội ngũ doanh nhân có sức ảnh hưởng, chi phối đến nhiều mặt đời sống của làng nghề. Họ phải là những người có năng lực cạnh tranh và cạnh tranh lành mạnh, tâm huyết với nghề (sống - chết, giàu - nghèo, vinh - nhục vì nghề); không ngừng học hỏi, tìm ra những giải pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả để đưa cơ sở sản xuất của minh ngày càng phát triển, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước và cho các hoạt động chung của làng.
Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ doanh nhân có đủ điều kiện về phẩm chất, năng lực cạnh tranh thời hội nhập vô cùng quan trọng trong giữ gìn và phát triển nghề, làng nghề. Mở các lớp tập huấn ngắn hạn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, tiếp thị thị trường, kiến thức về ngoại ngữ, tin học… giúp các doanh nhân nâng cao kiến thức, kỹ năng mọi mặt. Thành lập các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp để các chủ doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, tiếp xúc học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó, cần chú trọng đào tạo đội ngũ thợ có tay nghề cao, tâm huyết với nghề; phát huy những đức tính và những truyền thống tốt đẹp của cha ông, khắc phục những hạn chế tiêu cực của người làm nghề trong chế độ cũ…;
Tiểu kết
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tác Động Của Sự Biến Đổi Văn Hóa Làng Dệt Phương La Đến Kinh Tế - Xã Hội Và Văn Hóa Của Làng
- Dự Báo Xu Hướng Văn Hóa Làng Dệt Phương La Trong Thời Gian Tới
- Nhóm Giải Pháp Bảo Tồn, Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống
- Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 20
- Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 21
- Danh Sách Các Doanh Nghiệp, Cá Nhân Công Đức Tu Bổ Đền Sơn Du Năm 2009 - 2013
Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.
Làng nghề có vị trí vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Công cuộc đổi mới cùng với quá trình CNH - HĐH đất nước đã mang lại cho làng nghề nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức. Nghề phát triển, kinh tế đời sống người dân được nâng cao, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi văn hóa làng nghề. Sự biến đổi văn hóa mang tính trào lưu nên có những biến đổi tích cực và cả những biến đổi chưa phù hợp với truyền thống. Các tác động đó ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội của làng. Những tác động chưa tích cực, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của làng nghề được xác định là: vấn đề ô nhiễm môi trường; không gian cảnh quan làng thiếu sự quy hoạch tổng thể; vấn đề an ninh trật tự và các tệ nạn xã hội xuất hiện; việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước của người dân chưa cao; biểu hiện ganh đua, sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội đã xuất hiện…
Sự biến đổi văn hóa sẽ còn diễn ra liên tục, lâu dài, và dự báo xu hướng biến đổi của văn hóa làng nghề Phương La trong thời gian tới là: phục hồi các giá trị truyền thống; đa dạng văn hóa; sự phân hóa trong đời sống văn hóa; đề cao vai trò cá nhân;…
Từ những nhận định, đánh giá trên, Luận án đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa làng nghề trong giai đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH gồm: nhóm giải pháp về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng ĐSVH ở cơ sở, nhấn mạnh việc chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước của người dân, cần có biện pháp mạnh để ngăn ngừa các tệ nạn xã hội; nhóm giải pháp về phát triển nghề, quan tâm giải quyết về mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ cho đội ngũ doanh nhân; đặc biệt giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề.
KẾT LUẬN
1. Trên cơ sở kế thừa lý luận của các học giả đi trước, Luận án đã sử dụng các lý thuyết về biến đổi văn hóa và xã hội của các nhà Văn hóa học Đức, Mỹ và Việt Nam; từ đó, góp phần phân tích và làm rõ các khái niệm làng nghề, văn hóa làng nghề và biến đổi văn hóa làng nghề. Dựa vào các lý thuyết và những khái niệm trên để Luận án giải quyết các vấn đề được đặt ra.
Làng nghề là các làng có phần đông cư dân sống bằng một nghề hoặc nhiều nghề thủ công, có khi chỉ là một công đoạn của nghề, tạo ra các sản phẩm mang tính cách riêng, thời gian làm nghề và thu nhập của nghề chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các hoạt động kinh tế khác; hoạt động làm nghề có ảnh hưởng lớn đến các mặt khác của làng (kiến trúc làng xóm, nhà cửa, nhịp sống, thiết chế tổ chức và các quan hệ xã hội, tâm lý tính cách, phong tục tập quán...).
Văn hóa làng nghề mà Luận án đề cập, không đơn thuần là số cộng giữa văn hóa làng và văn hóa nghề, mà là một dạng đặc thù, là một phức thể các yếu tố văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của làng nghề, giữa nghề và làng, giữa con người và các yếu tố ngoài con người, có quan hệ mật thiết với nhau, ràng buộc và phụ thuộc, tác động vào nhau.. Ngoài các yếu tố chung của văn hóa làng Việt, văn hóa làng nghề có một số yếu tố đặc thù, như nhịp sống làng nghề, tâm lý và tính cách của người làng nghề…
Căn cứ các yếu tố trên, Đề tài nghiên cứu Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã phân tích, lý giải các vấn đề sau: 1/Tổng quan làng dệt Phương La; 2/ Nghề dệt và văn hóa vật chất làng Phương La hiện nay; 3/Văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La hiện nay; 4/ Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu biến đổi văn hóa làng dệt Phương La.
2. Từ 1986, với đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước; các hộ gia đình trở lại vai trò là đơn vị kinh tế tự chủ. Sự thay đổi này cùng với sự biến đổi tự thân của cuộc sống đã tác động sâu sắc đến các nghề thủ công của làng. Đặc biệt, công cụ sản xuất được người Phương La cải tiến, đổi mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng về sản phẩm. Vì thế, sản phẩm của làng dệt Phương La đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong
nước và ở nhiều nước khác trên thế giới. Từ khoảng 1990, làng nghề Phương La có nhiều bước phát triển mới. Đặc biệt, với sự năng động, dám nghĩ, dám làm cùng quyết tâm nuôi khát vọng làm giàu của người Phương La; các công ty, doanh nghiệp xuất hiện ngày một nhiều, làm cho nghề, làng nghề Phương La càng giàu có. Không đơn giản vì đời sống kinh tế khá giả mà ở làng dệt Phương La không còn hộ nghèo, hộ giàu chiếm tới 70%, nhiều tỷ phú nổi lên. Nơi đây đã hình thành nhiều ông chủ các công ty, doanh nghiệp; tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân và đóng góp không nhỏ vào ngân sách địa phương.
3. Quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa, nhất là kinh tế phát triển đã tác động đến đời sống văn hóa - xã hội của làng, đặt ra hàng loạt những thách thức cho sự phát triển văn hóa của làng nghề. Môi trường cảnh quan biến đổi, một số vấn đề văn hóa truyền thống bị mai một. Sự ra đời các công ty, doanh nghiệp đã hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp ở Phương La với nhiều các mối quan hệ mới. Vốn là làng cổ, các dòng họ về sinh sống đã được nhiều đời, ngày một đông, cộng thêm sự tác động của các yếu tố kinh tế, những ông chủ doanh nghiệp nhiều tiền muốn khẳng định mình... đã dẫn đến việc tách họ, xây nhà thờ mới. Đời sống người dân no ấm, công ăn việc làm ổn định cũng giúp giảm thiểu các tệ nạn xã hội; tuy nhiên, lượng người đến làm thuê ở làng mỗi năm một tăng, cộng với sự quá tải về vận chuyển hàng hóa, lưu thông... cũng sẽ gây những khó khăn, phức tạp về an ninh trật tự cho làng. Có tiền, các di tích luôn được người dân quan tâm tu bổ, tôn tạo; các chủ doanh nghiệp đóng góp công đức rất lớn. Công đức được quy ra bằng vàng. Nhờ vậy, các di tích ở Phương La đều rất quy củ và đẹp đẽ. Nhưng việc công đức với số tiền lớn, quy bằng vàng và ghi danh không theo thứ tự người tâm đức trước ghi trước mà thường là những người có nhiều tiền, vàng mới được ghi. Điều này, không đúng với truyền thống của cha ông ta. Làm nghề, phải đáp ứng nhu cầu khách hàng, nơi tiêu thụ sản phẩm; đã tạo cho người dân nơi đây có tác phong công nghiệp, lối sống gần với người thành thị. Tuy nhiên, nó cũng làm cho con người ít có thời gian, điều kiện để tham gia các hoạt động xã hội, quan tâm tới các điều kiện sống liên quan trực tiếp tới họ. Mặc dù có nhiều thay đổi từ môi trường, không gian sống, mức sống, xã hội, văn hóa tinh thần song tính cố kết cộng đồng ở Phương La vẫn bền chặt, trật tự của dòng
họ, làng xã vẫn được giữ vững… Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, Luận án đưa ra một số giải pháp, bước đi thích hợp giúp các làng nghề phát triển bền vững trong điều kiện Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa: cần thấy rõ những tác động tiêu cực của biến đổi văn hóa làng dệt Phương La thời gian qua; dự báo xu hướng biến đổi văn hóa làng dệt Phương La những năm tiếp theo; các nhóm giải pháp để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa làng dệt Phương La, bao gồm: nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng ĐSVH ở cơ sở (nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân; cần phải có biện pháp mạnh để ngăn chặn, phòng ngừa sự gia tăng của các tệ nạn xã hội; tăng cường các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao), nhóm giải pháp phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề (bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; phát triển làng nghề kết hợp với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch) và nhóm giải pháp về phát triển nghề (quy hoạch làng nghề, tạo điều kiện mở rộng mặt bằng sản xuất; hoàn thiện hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường; xây dựng đội ngũ doanh nhân - yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển nghề).
4. Những kết luận trên được rút ra từ thực tế nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích về biến đổi văn hóa làng dệt Phương La. Luận án đã chỉ ra biến đổi của nghề dệt truyền thống, những vấn đề nổi bật về văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La hiện nay. Chắc chắn, văn hóa và sự biến đổi văn hóa của làng dệt Phương La còn biểu hiện ở nhiều chiều cạnh khác nữa dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, văn hóa với thế giới… tác giả luận án sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu trong thời gian tới.
Trong điều kiện hiện nay, các làng nghề nói chung, làng nghề Phương La nói riêng đang từng bước hội nhập - đổi mới - chuyển mình “từ làng lên phố”, có nhiều thuận lợi song cũng không ít những khó khăn, thách thức. Vì vậy các cấp chính quyền, mỗi chúng ta cần góp phần tìm hiểu, nghiên cứu có những định hướng phù hợp để các làng nghề vừa phát triển kinh tế nhanh mạnh, vừa gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc và giúp người dân có đời sống tinh thần tương xứng với đời sống kinh tế ngày một cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.A. RADUGHIN (Chủ biên, 2004), Văn hóa học - Những bài giảng, bản dịch của Vũ Đình Phòng, Viện Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Đặng Nguyên Anh (1999), “Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới: một số suy nghĩ từ góc độ nghiên cứu”, Tạp chí Xã hội học số 3 và số 4.
3. Đặng Nguyên Anh, Cecilia Tacoli, Hoàng Xuân Thành (2004), Ly hương, bất ly nông, làm thủ công nghiệp tại làng, Nxb Thế giới, Hà Nội.
4. Toan Ánh (1992), Nếp cũ làng xóm Việt Nam, tái bản, Tp. Hồ Chí Minh.
5. F. Ăng - ghen (1995), Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước, C.Mác và Ph.Ăng - ghen toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1999), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1927 - !954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hưng Hà (2002), Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Hà (1927 - !954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hưng Hà (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Hà (1930 - 2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thái Phương (2002), Lịch sử Đảng bộ xã Thái Phương (1927 - !954), Bản đánh máy, lưu tại văn phòng UBND xã Thái Phương.
10. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển Bách Khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội.
11. Phan Gia Bền (1957), Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Bính (2003), Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố của văn hóa trong hoạt động kinh doanh thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Viện Văn hóa thông tin, Hà Nội.
13. Phan Kế Bính (2003), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
14. Trần Văn Bính (Chủ biên, 1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hoá ở các làng quê hiện nay, Nxb Văn hoá thông tin, Viện Văn hoá.
16. Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn (1977), Truyện các ngành nghề, Nxb Lao động, Hà Nội.
17. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
18. Đinh Thị Vân Chi (2012), Văn hóa kinh tế làng nghề: thách thức và giải pháp trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Báo cáo Đề tài cấp bộ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
20. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Chrstophe Gironde (2002), Kinh tế hộ gia đình: 10 năm thay đổi ngành nghề tại các xã nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ nhất, Hà Nội - 1998, tập III, Nxb Thế giới, Hà Nội.
22. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (Chủ biên, 1997), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
23. Bùi Thị Dung (2012), "Văn hóa làng nghề Thái Bình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (339), tr. 68-70.
24. Phan Đại Doãn (1996), Quản lý xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay, một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Phan Đại Doãn (2000), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội - văn hoá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
26. Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam Đa nguyên và Chặt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hoá học, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghi lần thứ Năm Ban Chấp hành trung ương Khóa VIII, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện hội nghi lần thứ Chín Ban Chấp hành trung ương Khóa XI, Hà Nội.
30. Bùi Xuân Đính (2005), “Một số ý kiến về văn hóa làng nghề tỉnh Bắc Giang”, trong
Di sản văn hóa Bắc Giang, Bảo tàng Bắc Giang xuất bản, tr. 264- 282.
31. Bùi Xuân Đính (Chủ biên, 2009), Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và biến đổi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Bùi Xuân Đính (2012), Các tộc người ở Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội.
33. Bùi Xuân Đính (Chủ biên, 2013), Bát Tràng - làng nghề, làng văn, Nxb Hà Nội.
34. Bùi Xuân Đính, Bài giảng về văn hóa nông thôn cho học viên cao học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
35. Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí, Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình.
36. Lê Quý Đức (2005), Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.
37. Phạm Duy Đức (1998), Thực trạng văn hoá trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Ngô Văn Giá (Chủ biên, 2007), Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Piérre Gourou (2003), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, bản dịch, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Trường Viễn Đông Bắc cổ, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh.