Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 21


MỤC LỤC CỦA PHỤ LỤC


TT

Nội dung

Nguồn

Trang


1

Phụ lục 1: Các phường hội của làng Phương La ngày nay

Tác giả luận án

159

2

Phụ lục 2: Phong tục liên quan đến sinh nở của

người làng Phương La xưa

Tác giả sưu tầm

163

3

Phụ lục 3: Quy trình sản xuất khăn mặt

Tác giả sưu tầm

165

4

Phụ lục 4: Danh sách các công ty, doanh nghiệp lớn ở

Phương La

UBND xã

Thái Phương

166

5

Phụ lục 5: Danh sách các doanh nghiệp, cá nhân

công đức tu bổ các di tích ở Phương La

UBND xã

Thái Phương

168

6

Phụ lục 6: Danh sách những người cung cấp thông

tin

Tác giả luận án

173

7

Phụ lục 7: Mẫu phiếu điều tra xã hội học và kết quả xử lý phiếu điều tra

Tác giả tham khảo mẫu phiếu

điều tra

174

8

Phụ lục 8: Một số ảnh tư liệu

Tác giả luận án

chụp năm 2014

258

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 21


Phụ lục 1

CÁC PHƯỜNG HỘI CỦA LÀNG PHƯƠNG LA NGÀY NAY


Xưa, làng Phương La cũng có các tổ chức phường hội như hội tư văn của những người có học, có chức; hội tư võ của những người đi lính, hội lão nhiêu của những người 60 tuổi trở lên… Ngoài ra, còn có các phường nghề, phường tiền. Những phường này lập ra nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Hiện nay, Phương La có rất nhiều các hội. Một trong những hội được xếp vào bậc đầu của làng là hội sinh vật cảnh. Cả bốn thôn đều có Hội sinh vật cảnh. Theo ông Nguyễn Văn Xã (sinh năm 1960), hiện đang là thành viên Ban chấp hành Hội cho biết, tổng số hội viên hiện nay khoảng trên 90 người. Nguyên tắc kết nạp vào Hội rất đơn giản, người muốn vào Hội làm đơn, đóng quỹ một lần 200.000 đồng. Điều quan trọng là, đã xin vào hội thì bản thân người đó phải có một số cây cảnh nhất định và thực hiện quy định của Hội về tham gia các hoạt động trưng bầy, hội họp… Các hội viên chủ yếu là những người có điều kiện kinh tế khá giả, ham mê, có thú chơi cây cảnh ở mọi tầng lớp, mọi thành phần từ doanh nghiệp, chủ công ty, người dân làm nghề… Nhiều cây cảnh của hội viên có giá trị lên tới hàng tỷ đồng. Thông thường, mỗi năm Hội tổ chức trưng bày cây cảnh một lần vào tháng Giêng, đây là tháng mà các hội viên ít bận mải công việc, làm ăn. Như dịp Tháng giêng năm 2014, cây cảnh được bầy chỉ là những cây có trị giá từ 200 triệu đồng trở xuống, không phải không có cây giá trị hơn mà hội viên chỉ trưng bày những cây tầm tiền vậy, ai có nhu cầu ngắm cây giá trị hơn thì về cơ sở của hội viên. Hoạt động của hội không chỉ thuần túy là thưởng ngoạn, trao đổi, mua bán cây cảnh mà qua đó, các doanh nghiệp, người làng nghề có điều kiện giới thiệu, quảng bá về công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất và sản phẩm của mình.

Hội thứ hai cần được nói đến là Hội khuyến học ở Phương La rất phát triển, bao gồm Hội khuyến học của Làng, của bốn thôn (Phương La 1, 2, 3, 4) và Hội khuyến học của các dòng họ. Mỗi dòng họ có một hội khuyến học với số kinh phí rất lớn. Hội khuyến học của dòng họ một năm tổ chức ít nhất hai lần vào dịp Trung


thu và đầu năm học mới, nhằm tuyên dương, khuyến khích các cháu trong dòng họ học tập đạt kết quả cao nhất. Ngoài ra, hội còn tổ chức khen thưởng đột xuất cho con em trong dòng họ học tập, công tác đỗ đạt. Đặc biệt, riêng làng Phương La còn có khuyến học tại gia. Nhiều gia đình, tự mở quỹ khuyến học để chủ động khen thưởng, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ học tập, đỗ đạt cao.

Hội người cao tuổi do cụ Trần Văn Nguyệt (sinh năm 1930) đang sống tại thôn Phương La 2 là chủ tịch Hội, có 420 hội viên. Mỗi thôn là một chi hội. Tiêu chí kết nạp hội viên thực hiện theo quy định điều lệ chung của Hội cấp xã. Những người từ 60 tuổi trở lên, tự nguyện làm đơn sẽ được kết nạp vào Hội. Cả bốn chi hội có tổng quỹ khoảng 60 triệu. Hằng năm, theo điều lệ Hội, ba tháng tổ chức sinh hoạt một lần; các ngày: 01/10, 6/6, 19/5 các hội tổ chức sinh hoạt và tham gia các hoạt động của xã, của địa phương. Đặc biệt nhất là ngày mùng bốn tháng Giêng thực sự là ngày hội của người cao tuổi, ngày hội xuân và mừng thọ các cụ. Đường làng, ngõ xóm tấp nập, con cháu các gia đình có người được mừng thọ tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, bố mẹ linh đình, thậm chí có nhà ăn cỗ đến hàng vài chục mâm. Hội người cao tuổi của làng đã đóng góp tích cực vào cùng với chính quyền địa phương tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các cụ gương mẫu, nuôi dạy con cháu thảo hiền.

Câu lạc bộ dưỡng sinh Kinh lạc của làng Phương La do cụ Đoàn Thúy Tình

- thôn Phương La 2 (sinh năm 1937) là chủ nhiệm Câu lạc bộ cũng rất phát triển, tổng số có trên dưới 70 người. Câu lạc bộ được thành lập khoảng ba năm trở lại đây. Việc kết nạp hội viên rất đơn giản, chủ yếu là những người yêu thích câu lạc bộ, có tinh thần luyện tập sẽ được nhập hội, không phân biệt tuổi tác, giới tính... Thời kỳ đầu, có hội viên của đoàn dưỡng sinh công ty Dưỡng sinh kinh lạc về hướng dẫn hội viên tập luyện, sau đó, hội tự duy trì và phát triển đến bây giờ. Hàng ngày, các cụ tập luyện đều đặn tại sân cạnh đình Đông, trời ấm các cụ tập buổi sáng, rét, tập vào buổi chiều, mỗi buổi tập khoảng 40 phút. Cứ đến ngày 1/10 hằng năm, xã tổ chức cho các câu lạc bộ dưỡng sinh tham gia biểu diễn. Câu lạc bộ của làng Phương La trong bộ đồng phục trắng, trông ai cũng mạnh khỏe, yêu đời và luôn dược đánh


giá cao trong các kỳ hội diễn. Những người chăm chỉ luyện tập được xã, Hội tuyên dương, nhân ngày Hội người cao tuổi thì được xã biếu suất quà trị giá vài chục nghìn đồng. Tuy giá trị vật chất không lớn nhưng đã động viên về tinh thần hội viên rất cao.

Câu lạc bộ văn nghệ của làng hoạt động rất mạnh, chủ yếu tập trung biểu diễn hát, múa chèo và hát mới. Câu lạc bộ này có sự tham gia của nhiều tầng lớp, lứa tuổi khác nhau. Tiêu chí chủ yếu đặt ra là những người đam mê, có chút khả năng hát múa. Câu lạc bộ thường xuyên tập luyện và biểu diễn phục vụ hoạt động của làng xã, cho các dòng họ…

Làng Phương La có bốn chi Hội cựu chiến binh của bốn thôn. Thôn Phương La 1, do ông Trần Xuân Dương làm chủ tịch và có 36 hội viên. Hội của Phương La 2, do ông Đào Hồng Quân là chủ tịch, có 35 hội viên. Phương La 3, do ông Nguyễn Văn Xá làm chủ tịch và có 15 hội viên. Ông Đào Văn Tuấn là Chủ tịch Hội cựu chiến binh của Phương La 4, có 26 hội viên. Những người được kết nạp vào Hội phải có đủ tiêu chuẩn và được trên 50% hội viên nhất trí (bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín). Các chi hội đều thực hiện theo quy chế của Hội cựu chiến binh xã: tiền hội phí, mỗi người đóng 2.000 đồng/tháng, sinh hoạt mỗi quý một lần; Ban chấp hành hội, sinh hoạt tháng một lần. Theo điều tra của chúng tôi, hiện nay bình quân chia đầu người thì mỗi hội viên của Phương La có 600.000 đồng trong quỹ Hội, ngoài ra, Hội còn có một số khoản kinh phí khác. Số tiền này, các chi hội tạo điều kiện cho những hội viên có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay phát triển kinh tế gia đình. Tiền lãi đó lại được nhập vào quỹ dùng để thăm hỏi, chia vui sẻ buồn cho các hội viên.

Tại Phương La hiện có một Hội nạn nhân chất độc da cam, trên dưới mười người. Hội thành lập nhằm động viên tinh thần, giúp đỡ các hội viên vươn lên trong cuộc sống.

Làng có một câu lạc bộ võ thuật, tập hợp các thanh niên trong làng, có sức khỏe, ham mê võ thuật. Câu lạc bộ phối hợp với Trung tâm Giáo dục Thanh thiếu


niên của Tỉnh thường xuyên mời những người có khả năng võ thuật về để hướng dẫn, luyện tập cho hội viên. Có sự tài trợ của các doanh nghiệp hảo tâm, tháng hai vừa qua, câu lạc bộ đã được tham gia biểu diễn, thi thố tài năng tại Trung tâm thương mại của Tập đoàn Hương sen ở làng Phương La.

Tất cả các hội của làng Phương La đều có quy chế hoạt động, có tiêu chí kết nạp hội viên, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Thật sự các hội này đã góp phần tạo thêm mối đoàn kết, gắn bó, yêu thương, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng làng xã.

Ngoài các hội nói trên, ở làng Phương La còn hình thành một loại hình tổ chức “tổ hợp”- một công đoạn trong tổ chức sản xuất. Mặc dù kinh tế của làng nghề Phương La, xã nghề Thái Phương phát triển mạnh, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Nhưng việc phát triển của xã nghề cũng không ảnh hưởng hoặc tác động mạnh tới cơ cấu tổ chức của làng Phương La. Tuy nhiên làng nghề Phương La (xã, nghề Thái Phương) trong sản xuất kinh doanh hàng tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu là nghề dệt đã ít nhiều có sự thay đổi đối với các hộ làm nghề dệt. Đó là việc hình thành các tổ hợp để giao nguyên liệu và sản xuất hàng dệt cho các công ty, doanh nghiệp hoặc tự bản thân ông chủ tổ hợp ký hợp đồng xuất khẩu. Không chỉ có người từ địa phương khác tới nhận hàng tại các tổ hợp ở làng Phương La mà ngay tại 21 xã có các hộ nhận hàng dệt về sản xuất cũng xuất hiện nhiều tổ hợp lao động gia công hàng dệt, may cắt xén tẩy nhuộm hàng dệt khăn xuất khẩu cho các ông chủ ở làng Phương La. Việc hình thành các tổ hợp sản xuất trong làng, trong xã đã tạo thêm sự đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong tổ hợp với nhau. Việc các hộ thành viên, hộ gia đình tập trung vào sản xuất hàng dệt đã góp phần không nhỏ tới việc giảm bớt các tai tệ nạn xã hội ở xã Thái Phương, trật tự xã hội ở các làng xã làm vệ tinh dệt hàng cho người làng Phương La. Mặt khác, thu nhập từ nghề dệt đã giúp cho người dân Phương La và những người lao động làm thuê ngày một tăng rõ rệt, góp phần ổn định, nâng cao đời sống nhân dân trong làng, trong xã và trong huyện Hưng Hà.


Phụ lục 2

PHONG TỤC LIÊN QUAN ĐẾN SINH NỞ CỦA NGƯỜI LÀNG PHƯƠNG LA XƯA

Các phong tục tập quán của làng Phương La được ghi chép trong bản “Tục lệ xã Phương La” được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản được lập vào ngày 22 tháng Năm năm Tự Đức thứ 34 (1881), gồm 19 điều, trong đó có 13 điều liên quan đến việc tang (việc hiếu). Những phong tục, tập quán trên được dân làng Phương La quy định và thực hành chặt chẽ như bao làng quê khác.

Xưa kia, ở Phương La, đứa trẻ sinh ra, nếu là con trai thì gia đình phải sửa lễ ra đình trình hàng giáp, các cụ phụ trách sổ đinh của làng nhận lễ vật trình thánh rồi ghi tên đứa trẻ vào sổ đinh của làng, giáp. Đứa trẻ được tính suất đinh, là một thành viên trong cộng đồng làng và mọi quyền lợi, nghĩa vụ của xuất đinh đó được tính ngay từ thời điểm này. Ngày nay, người dân ở đây hầu hết là theo đạo Phật (có tới trên 300 người là phật tử), khi đứa trẻ được sinh ra, dù trai hay gái thì các gia đình đều tổ chức cúng mụ cho đứa trẻ.

Xưa kia, trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu, người phụ nữ nông dân Thái Bình, trong đó có người làng Phương La nuôi con bằng rất nhiều kinh nghiệm, bằng các tập tục và cả những điều mê tín dị đoan. Những điều kiêng kị cho người mang thai, chủ yếu chỉ kiêng ăn, kiêng ăn hoa chuối để tránh đẻ ngược; không kiêng làm "Đẻ con so làm cho láng giềng". Làng Phương La, kiêng bà chửa đi đám cưới, vì sợ trẻ bị sài đẹn. Làng Phương La cũng có vài bà già quen đỡ đẻ. Bà đỡ đẻ thường dùng nứa hoặc liềm, hái cắt rốn cho hài nhi. Người Phương La xưa quan niệm, tính tình đứa bé phụ thuộc rất nhiều vào tính tình người cắt rốn, chôn nhau cho nó. Mới lọt lòng mẹ, trẻ phải được mặc hoặc quấn bằng đồ cũ đã dùng rồi. Nhận trẻ từ tay bà đỡ cũng phải là người khoẻ mạnh, phàm ăn, tốt tính. Khi tắm cho trẻ thường dùng nước chè tươi để nguội để da trẻ săn, ít mụn nhọt, hoặc dùng lá hòe, lá khế để tắm cho trẻ đỡ mọc rôm. Gia đình có con sinh đôi một trai một gái, phải làm lễ cưới cho hai đứa trẻ thành vợ chồng để mong trẻ sống lâu, khỏe mạnh. Bà đẻ phải kiêng khem rất


chặt chẽ, ở trong buồng kín gió, có gai mây, cành dâu để kị ma tà, vía độc; không nhanh mồm hỏi trước người đến thăm, tránh sau này nói nhịu.

Đứa trẻ sinh phải giờ xấu, khó nuôi thì phải bán vào cửa chùa làm con Phật, con Thánh đến mười hai tuổi mới làm lễ chuộc về làm con mình. Khi đặt tên cho trẻ, thường đặt tên xấu để trẻ dễ nuôi. Nhiều gia đình, đẻ con năm nào thì lấy tên năm đó đặt cho con như Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi,... Trẻ 6 tuổi trở lên là đến tuổi đi học. Ngay từ những năm hai mươi của thế kỷ XX, hầu hết các hương ước của làng xã Thái Bình đã có tinh thần khuyến học, quy định trẻ từ 6 tuổi thì cha mẹ phải cho con đến trường. Phải cho con gái đi học để mở mang trí tuệ, hiểu biết lễ nghi để làm tròn bổn phận làm dâu khi xuất giá. Nhưng trong điều kiện sống vô cùng khó khăn, đa số trẻ em làng Mẹo thời đó vẫn thất học, phải làm lụng vất vả như người lớn để kiếm ăn và lấy vợ, lập gia đình từ trước tuổi thành niên. Ngày nay, trẻ em được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Ở Phương La, việc kiêng kỵ trong ba tháng cữ vẫn được được người dân duy trì, tuy nhiên đã được giản lược hơn. Bà đẻ, không nhất thiết cứ phải ngồi trong màn, trong nhà tối; hầu như không còn cảnh gài cành dâu, gai mây quanh nhà; không phải kiêng khem ăn uống nghặt nghèo như xưa; bà đẻ ăn và thực hành các công việc vệ sinh… theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế, kết hợp một số kinh nghiệm hay, phù hợp của những người cao tuổi.


Phụ lục 3

QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHĂN MẶT


Quy trình sản xuất ra chiếc khăn mặt cũng không hề đơn giản, nó tương đối vất vả, cả một quy trình với nhiều công đoạn khác nhau:

- Công đoạn đầu tiên cũng là quan trọng nhất chính là chọn sợi để dệt. Trên thị trường có rất nhiều loại sợi dùng để dệt khăn và giá thành cũng khác nhau. Cơ sở sản xuất có thể chọn mua sợi của công ty Nam Long, sợi Đam San hoặc sợi của công ty Đông Phong… Hầu hết những loại sợi này đều phải mua từ các tình Nam Định, Hà Tây, Hà Nam, Miều Nam… Tùy nhu cầu khách hàng, các công ty, chủ cơ sở dệt chọn nhập loại sợi để đáp ứng.

- Tiếp theo là phải đem những quả sợi tròn đi mắc cửi, muốn mắc được cửu phải dùng “guồng mắc”. Công đoạn này mất bình quân 3-4 tiếng mới xong một hoa cửu. Ở làng Mẹo hiện nay có khoảng gần 1.000 “guồng mắc”, mắc liên tục không ngừng nghỉ.

- Tiếp đến là “vê cửu”, trước đó đã phải dàn máy để có thể dệt theo mẫu mà mình muốn dệt. Đây là công đoạn cần sự tỷ mỉ và cần mẫn của những người thợ giỏi, có trình độ về kỹ thuật máy móc mới có thể làm ra được. Sản phẩm tạo ra sau khi dệt xong gọi là khăn mộc với nhiều mẫu như khăn lì, khăn ô, khăn tem, thể thao

- Sau khi dệt xong, khăn được đưa đi tẩy trắng, tẩy màu ở Hà Tây, Nam Định, Hà Nam…, hoặc tẩy tại làng. Đây là công đoạn quan trọng, sản phẩm sẽ có màu sắc phù hợp với từng loại khăn mà mình mong muốn.

- Công đoạn tiếp là đưa những khăn đã tẩy đi may viền, đính tem mác cho sản phẩm và cũng là công đoạn cuối cùng để làm ra một chiếc khăn mặt. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những công đoạn chính, còn nhiều những công đoạn lặt vặt, chi tiết đòi hỏi kinh nghiệm, sự tỷ mỉ, cần cù, sáng tạo trong công việc của đội ngũ những người thờ tài hoa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024