Thực Trạng Hiện Tượng Tách Họ, Dựng Nhà Thờ Mới Ở Làng Dệt Phương La


mạnh hay “trên tiền” giúp cho một số chủ doanh nghiệp bỏ tiền ra dựng nhà thờ riêng, giúp cho việc tách họ nhanh chóng được “hoàn thiện”.

3.1.2.2. Thực trạng hiện tượng tách họ, dựng nhà thờ mới ở làng dệt Phương La

Từ đường dòng họ là nơi diễn ra hoạt động thờ cúng tổ tiên của dòng họ, nơi diễn ra các sinh hoạt chung của họ. Hoạt động quan trọng và lớn nhất diễn ra tại đây là giỗ họ, còn gọi là lễ giỗ tổ. Việc giỗ tổ nhằm tưởng nhớ đến những vị thủy tổ sáng lập ra dòng họ, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của con cháu. Thông thường, các dòng họ tổ chức giỗ họ mỗi năm một lần, những dòng họ có gia phả ghi chép đầy đủ cả ngày mất của thủy tổ ông và thủy tổ bà thì giỗ một năm hai lần. Ngoài ra, các hoạt động hội họp bàn việc họ; tuyên dương, báo công kết quả học tập của con cháu trong họ,… cũng đều diễn ra tại đây. Nhà thờ họ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh đối với từng dòng họ. Mỗi khi có việc lớn, các gia đình đều biện lễ vào từ đường để cầu xin mọi điều tốt lành. Đánh giá về mức độ quan trọng của việc duy trì hoạt động dòng họ ở Phương La so với trước năm 2000, qua xử lý các phiếu điều tra, chúng tôi có kết quả được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Đánh giá việc duy trì hoạt động dòng họ hiện nay


Đơn vị tính: %


Tầm quan trọng của dòng họ

Hiện nay

Trước năm 1996

Quan trọng

66,96

66,07

Bình thường

33,04

33,48

Không quan trọng

0,0

0,45

Khó đánh giá

0,0

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 13

[Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra (Phụ lục 7].

Theo kết quả trên, có tới 66.96% số người dân ngày càng rất coi trọng vai trò, hoạt động của dòng họ; lớn hơn so với trước 1996 (66.07%). Vì vậy, mọi thành viên các gia đình trong họ luôn hướng về dòng họ, về nơi thờ tự. Chính vì thế, nhà thờ họ cũng được con cháu chăm lo tu bổ, xây mới khang trang, lộng lẫy và tốn kém hơn các di tích tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng làng. Một số dòng họ đã có nhà thờ, so ra lại “kém” hơn họ khác nên đầu tư kinh phí để xây lại cốt to hơn, lớn hơn


của người. Ngoài ra, hoạt động dịch, viết mới gia phả cũng rất được các dòng họ chú trọng...

Các hoạt động trên, về mặt tích cực đã giáo dục con cháu hướng về cội nguồn, có hiếu lễ với ông bà, tổ tiên, thêm tình cảm gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước, phát huy truyền thống của dòng họ… Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường với tâm lý “phú quý sinh lễ nghĩa”, đặc biệt, do người Phương La giàu có nên biểu hiện trên càng đậm nét. Khảo sát tại làng, chúng tôi thấy hiện tượng tách họ, dựng nhà thờ mới đang diễn ra rất phổ biến và ngày càng có chiều hướng xây dựng nhà thờ to lớn hơn, quy mô hơn.

- Trường hợp họ Trần, dòng họ lớn nhất ở Phương La, có 15 chi, chi ông Trần Văn Sen đứng đầu có 120 hộ. Đây là chi cả và xác định Hoằng Nghị Đại Vương là tổ họ nhưng một số chi trong họ không công nhận. Từ đường cũ của họ Trần ở Phương La do gia đình ông Trần Văn Sen phụng thờ, là toà nhà cổ kính gồm một ngôi nhà tổ và một căn nhà lưu liệm. Nhà lưu niệm được xây dựng lại vào năm 1984 - 1985. Hầu hết các di vật ở nhà lưu niệm đều mới được phục chế. Hiện nay, họ Trần còn xây dựng một từ đường mới sát chợ Mẹo, rộng nhiều ha đất, kiểu cổ, cao năm tầng và còn chồng thêm bảy tầng mái; nổi lên giữa làng Phương La càng tôn thêm vẻ giàu có trù phú của làng nghề. Nhà thờ được xây dựng lên rất “hoành tráng”, nhưng người của nhiều chi tự tổ chức tại gia đình mà không đến đây sinh hoạt dòng họ.

- Nhà thờ họ Lê được xây dựng cách đây khoảng 400 năm, tháng 8/2006 được dựng lại với kinh phí trên 3 tỷ đồng, gồm tầng hầm là nơi ăn uống; tầng trên là nơi thờ tự vào dịp giỗ họ (tháng hai hằng năm). Song khi nhà thờ vừa dựng xong, trưởng họ, đang sống tại Ninh Bình, có tiền mang về làng, tự xây nhà thờ riêng. Xây xong nhà thờ mới, mâu thuẫn cũng xuất hiện; hai chủ doanh nghiệp khác đã xây nhà thờ riêng, tách ra khỏi họ. Đến nay, họ Lê Văn đã tách thành năm chi, trong đó có hai chi chưa xây được nhà thờ họ vì chưa có tiền hoặc đã có tiền nhưng còn nhiều lý do mà chưa muốn xây.

- Họ Đinh có hai chi, do mất đoàn kết, một chi tách thành hai nên họ Đinh hiện có ba chi, trong đó, chi trưởng, không có ai là chủ doanh nghiệp nên chưa xây


được nhà thờ. Hai chi còn lại do hai chủ doanh nghiệp giàu có, tuy không phải là trưởng nhưng đã dựng nhà thờ riêng, kinh phí trên 500 triệu đồng.

- Họ Đỗ, do sự phân định thế thứ không chuẩn, phả đồ chưa được lập lại, cũng tách họ. Từ một họ thống nhất, tách thành hai họ, nơi thờ tự riêng.

- Họ Vũ có ba chi nhưng chỉ có chi Vũ Quang xây nhà thờ mới vào năm 2010, với số tiền một tỷ đồng, do con cháu dòng họ đóng góp. Đây là một trong những ngôi từ đường đẹp nhất ở làng Phương La. Còn các chi khác chưa có nhà thờ nhưng vẫn cúng lễ riêng. Mỗi năm, các gia đình thay nhau "dọn họ" một lần "cơm lần, cháo lượt"; bắc rạp, lo cúng lễ và mời con cháu trong họ đến sinh hoạt.

Cũng có trường hợp, không phải do kinh tế mà bởi sự ngang ngược của một vài người (hàng con cháu) trong dòng họ nên cũng có sự tách nhỏ họ. Điển hình là họ Đào, tuy nghèo nhưng vẫn tách thành hai chi vì bất hòa.

Qua khảo sát tại hai xã nghề Nam Cao và Minh Tân, hiện tượng bất hòa trong các dòng họ đôi khi vẫn xảy ra; việc tu bổ, xây dựng từ đường mới có nhưng hiện tượng tách họ, xây thêm từ đường hầu như không xảy ra.

Như vậy, nghề dệt phát triển, kinh tế giàu có, đời sống vật chất của người dân nâng cao, song cũng vì thế mà nảy sinh bất hòa, mâu thuẫn trong các mối quan hệ ruột thịt, họ hàng, điển hình là sự mâu thuẫn trong các dòng họ, dẫn đến hiện tượng tách họ, dựng nhà thờ mới, tổ chức cúng lễ riêng, sinh hoạt họ cũng bị chia tách… Vậy, kinh tế là một trong những nguyên nhân chính khiến việc tách họ, xây nhà thờ mới ở làng Phương La nhanh chóng được thực hiện và sớm hoàn thiện. Trên đây cũng là biểu hiện của sự rạn nứt tính cố kết cộng đồng dòng họ, làng xã trong điều kiện CNH - HĐH đất nước.

3.1.3. Vấn đề an ninh - xã hội


Phương La là làng giàu có, phát triển đi lên từ nghề dệt. Mặc dù là làng giàu, có tới cả trăm tỷ phú và hàng vài ngàn lao động đến làm thuê mỗi ngày nhưng lại là làng rất trật tự về an ninh - xã hội. Hầu như làng không có trộm cắp, không có tệ


nạn xã hội. Qua thông tin thu thập, phỏng vấn, hiện tượng về tệ nạn xã hội ở Phương La rất ít, số lượng có chiều hướng giảm đi:

Về tệ trộm cắp: tìm hiểu qua người dân, chúng tôi được biết, từ lâu, hiện tượng trộm cắp tài sản ở Phương La đã không xảy ra. Mọi người ở đây, ai cũng có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, mải chăm chút vào công việc. Những người đến làm thuê, luôn có ý thức giữ gìn danh dự vì nếu họ trộm cắp, người dân Phương La phát hiện sẽ lên án, bị mất việc và ảnh hưởng về tận làng nơi sinh sống. Một số người dân và các doanh nghiệp cho biết, ban đêm, nhiều khi quên không khóa cổng cũng không mất mát gì.

Hiện tượng cờ bạc ăn tiền: thông thường, nghề và làng nghề phát triển thì tệ nạn xã hội cũng có chiều hướng gia tăng. Cờ bạc ăn tiền ở mức độ nhỏ là tật của người Việt trong các đám cưới, các cuộc vui. Họ không ngần ngại ngả bàn chơi cho vui, rồi để giết thời gian... dẫn đến sát phạt nhau. Nhưng ở Phương La lại khác, mọi người trong làng ai cũng tham việc, không còn thời gian sa đà vào các tệ nạn xã hội, cờ bạc, lô đề... Đặc biệt, các chủ doanh nghiệp cũng chưa từng có ai bị phá sản, bị sa ngã vào cờ bạc, cá độ bóng đá châu Âu. Điều này khác hẳn với làng nghề Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội). Nơi đó, số lượng doanh nghiệp, các ông chủ ít hơn nhiều so với làng Phương La nhưng lại có nhiều người bị phá sản do cờ bạc, cá độ bóng đá... đến mức người dân còn có câu nói: "người Triều Khúc nhưng tệ nạn châu Âu". Đa số các ông chủ tham gia cá độ bóng đá là những người chưa trở thành chủ doanh nghiệp, công ty hoặc chỉ là doanh nghiệp nhỏ nên việc nhận thức, ý thức về vị trí, trách nhiệm, của họ đối với công nhân, người làm thuê…, chưa thật sự đầy đủ. Hơn nữa, Triều Khúc gần đô thị lớn, chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa [124, tr.103]. Làng Phương La xa đô thị hơn, đặc biệt, các ông chủ doanh nghiệp đi lên "từ mặt đất", họ đều là những doanh nghiệp lớn, ý thức được những việc mình làm. Họ đã thành công và trân trọng giữ gìn thành quả đó. Mặt khác, quản lý số công nhân lớn, có doanh nghiệp tới hàng mấy trăm người, các chủ doanh nghiệp ở Phương La càng ý thức đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình: lo cho sự nghiệp của doanh nghiệp, lo công ăn việc làm, đời sống công


nhân... Tuy nhiên các chủ doanh nghiệp ở đây cũng không thể chủ quan, vì ranh giới giữa cái lành mạnh, cái tốt với cái chưa lành mạnh, cái xấu là rất mỏng manh.

Giải thích về việc làng Phương La không có hiện tượng các chủ cơ sở sản xuất sa vào cờ bạc, cá độ, giám đốc một công ty TNHH nêu ý kiến :

Hộp 3.4: Nhận thức về vị trí, trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp


Ông Đào Duy Tứ - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thu: “Chúng tôi là giám đốc doanh nghiệp, hoàn toàn khác với chủ cơ sở sản xuất. Là giám đốc doanh nghiệp, cầm con dấu, có tài khoản phải ý thức cao về con dấu và tài khoản của mình, làm gì cũng phải lo tài khoản không bị thất thoát, không vướng vào lao lý để bị thu con dấu. Khi đó, không chỉ mất tài sản, sự nghiệp, mà còn mất cả thanh danh của bản thân và gia đình”.

[Nguồn: Phỏng vấn của NCS (năm 2014)].

Về ma túy: làng dệt Phương La vào năm 2007, 2008; theo điều tra của chúng tôi, có trên 10 người vừa mắc nghiện vừa buôn ma tuý; ở tù là 5 trường hợp, án ma tuý là 4 trường hợp và Phương La cũng có một đôi vợ chồng từng là thợ dệt song vì lợi trước mắt, buôn ma tuý, cả hai vợ chồng đều phải vào tù. Thanh niên nghiện ma tuý ở Phương La chủ yếu là do đua đòi, đám thanh niên đua đòi này phần nào cũng làm ảnh hưởng tới số công nhân làm thuê cho Phương La. Còn hiện nay, theo báo cáo của UBND xã Thái Phương, Phương La hầu như không có người nghiện ma túy vì làng nghề ổn định sản xuất, các gia đình có điều kiện chú trọng đầu tư cho con em ăn học.

Làng Phương La đến thời điểm này, an ninh tốt, ít tệ nạn vì kinh tế ổn định, đời sống người dân sung túc, mọi người ai cũng có công ăn việc làm. Tuy nhiên, nghề phát triển, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với sự xuất hiện của những người lao động làm thuê đã khiến cho vấn đề an ninh - xã hội của Phương La luôn tiềm ẩn những phức tạp, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của các cấp chính quyền. Điều này, đặt ra cho các cấp chính quyền cần quan tâm, để có hướng giải quyết.


Bảng 3.2: Số người đến dệt thuê ở Phương La, theo các năm



TT

Thôn

Số người đến dệt thuê theo các năm

2010

2011

2012

2013

2014

1

Phương La 1

650

672

681

700

814

2

Phương La 2

415

465

500

618

701

3

Phương La 3

396

416

516

681

697

4

Phương La 4

414

507

605

701

801

[Nguồn: UBND xã Thái Phương].

Làng dệt Phương La thu hút một lượng lớn lao động người ngoài làng vào làng nghề, tạo được mặt tích cực đó là sự giao lưu văn hoá - xã hội nhưng đồng thời nó cũng gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội và quản lý văn hoá. Làng dệt Phương La dễ tiếp cận lối sống đô thị nên cũng dễ bị tác động văn hóa không lành mạnh của lối sống đô thị vào trong làng. Người làng nghề có mối quan hệ làm ăn rộng rãi với nhiều nơi nên cũng dễ du nhập yếu tố văn hoá không phù hợp ở nơi khác vào. Sự xâm nhập lối sống của xã hội thượng lưu phương Tây, xa lạ với truyền thống dân tộc đang có xu hướng lan rộng. Do tiếp xúc với thị trường, buộc con người ta phải năng động, thích ứng đồng thời họ càng phải nắm bắt, am hiểu các quy luật thị trường, am hiểu pháp luật. Tuy nhiên, chính việc này dễ dẫn đến mối quan hệ giữa con người với con người trong các làng nghề chủ yếu là mối quan hệ kinh tế, quan hệ luật pháp, nặng về lý. Điều này không chỉ diễn ra giữa các hộ làm ăn kinh tế với nhau hay giữa các chủ với nhau, mà nó còn biểu hiện ngay cả trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Tình cảm, trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà cha mẹ được nhìn nhận thông qua sự đầu tư về kinh tế. Thước đo tình cảm giữa người trong làng cũng là bằng tiền. Tiền mừng đám cưới càng lớn càng chứng tỏ sự quan tâm gần gũi của người mừng. Trong làng nghề, con người cần sự rành mạch, cần cái lý, cái luật để giải quyết công việc dẫn đến cứng nhắc trong ứng xử, giao tiếp.

Bên cạnh đó, lối tư duy mang tính tiểu nông, đó là sự khoe khoang, đề cao mình, tâm lý sùng ngoại; sự ganh đua đố kỵ giữa các dòng họ, quyền thế hay không quyền thế; kiểu làm ăn buôn bán mang tính ăn sổi, chỉ thấy lợi trước mắt vẫn diễn ra ở làng nghề Phương La - ví dụ đưa công nghệ tẩy vào trong làng thì thu nhập tăng lên, nhưng không thấy được tác hại của nước thải, chịu sự ảnh hưởng của độc hại


cho mọi người xung quanh mình…Tư tưởng trọng nam vẫn còn tồn tại ở một bộ phận lớn những người thợ thủ công, dẫn đến việc tạo lập tương lai cho con cháu ở làng nghề cũng thiếu sự bình đẳng. Đó là quan tâm tới sự thành đạt của nam nhiều hơn, nhiều em trai được đi du học nước ngoài. Dòng họ Lê ở làng dệt Phương La có tới 10 người đi du học ở nước ngoài, nhưng học xong thì nam giới có trở về quê phát triển nghề truyền thống hay chuyển sang những lĩnh vực hoàn toàn mới? Nếu vậy làng nghề có còn được mở mang và phát triển? Nhìn chung các làng nghề có thu nhập khá thì tỷ lệ sinh con thứ ba rất nhiều, chiếm 13% đến 19%. Xã Thái Phương, trong năm 2007 có tới 34 gia đình có con thứ ba, cá biệt còn có gia đình sinh con thứ tư, riêng làng Phương La tỷ lệ sinh con thứ ba là 19% điều này ảnh hưởng trực tiếp tới xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá.

Mặc dù theo báo cáo của UBND xã, làng Phương La hiện không có trường hợp nào mắc nghiện nhưng các cộng tác viên cho chúng tôi biết, làng không có người nghiện hút dặt dẹo, lang thang, nhưng tiềm ẩn trong một vài gia đình đã có con bị nghiện, do có kinh tế, họ có tiền cho con đủ hút nên vẫn làm việc và kiểm soát được. Vì danh dự gia đình, họ không để lộ ra ngoài và chưa để con cái làm ảnh hưởng đến làng xã. Các loại phương tiện vận chuyển, xe cơ giới, xe thô sơ… tăng chóng mặt, giao thông có thời điểm bị ách tắc… Làng quá tải về nhiều mặt: mật độ dân số, sử dụng dịch vụ, hạ tầng cơ sở.

Chính những đặc điểm trên đây gây khó khăn và áp lực đối với công tác an ninh, trật tự của Làng.

3.2. Văn hóa tinh thần của làng dệt Phương La hiện nay

3.2.1. Lối sống, tâm lý của người Phương La

3.2.1.1. Sự hình thành nhịp sống và tác phong, lối sống công nghiệp

Nền sản xuất nông nghiệp lúa nước của người Việt có đặc điểm nổi bật là diễn ra theo “mùa vụ. Yếu tố “thì” (thời vụ) giữ vai trò trọng yếu, quyết định đến được mùa hay mất mùa. Chính phương thức canh tác này dẫn đến một đặc điểm cơ bản trong lối sống của người nông dân Việt là giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi không ổn định, vào lúc mùa vụ (thời điểm có các công đoạn trồng cấy và thu hoạch) rất bận rộn, căng thẳng,


phải tập trung mọi nhân lực gia đình, sức lực và thời gian cá nhân để cày cấy và gặt hái; song khi thời gian “tháng công, đồng vụ” qua đi, tức thời kỳ nông nhàn, lại nhàn rỗi. Đặc điểm này ảnh hưởng đến nét nổi bật trong sinh hoạt của người nông dân là giờ giấc không thật chuẩn xác, cho các công việc, cho nghỉ ngơi của từng ngày.

Trong khi đó, để bảo đảm sản xuất, người làm công nghiệp có nhịp sống ổn định, theo giờ giấc vì tính chất công việc của họ bị phụ thuộc vào các quy định của cơ sở sản xuất (nhà máy, xí nghiệp hay phân xưởng). Mỗi người là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất, có quan hệ chặt chẽ với công việc của người khác… nên buộc phải theo một quy trình nghiêm ngặt. Một người đi làm muộn, làm với tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng tời phần việc của người khác. Do vậy, tác phong khẩn trương và chính xác giờ giấc là đặc điểm nổi bật của lối sống của cư dân công nghiệp.

Người làng Phương La xưa, khi còn làm ruộng và còn lối dệt truyền thống, nhịp điệu sống vẫn mang tính mùa vụ. Nghề dệt chiếm ưu thế và chuyển sang sản xuất công nghiệp, người Phương La đã từng bước thay đổi lối sống truyền thống, chuyển thành công nhân, thích ứng với tác phong công nghiệp, đó là giờ giấc làm việc phải chính xác, tiết kiệm thời gian. Từ nhịp sống mùa vụ, nông nghiệp sang nhịp sống công nghiệp chưa đầy đủ, vẫn có sự pha trộn, đan xen, chưa hẳn là nhịp sống đô thị nhưng khẩn trương, gấp gáp và năng động, đặc biệt phải đúng giờ theo quy định của cơ sở sản xuất.

Thông thường, các cơ sở sản xuất ở Phương La qui định cụ thể về thời gian làm việc, vào mùa đông, buổi sáng làm việc từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ; mùa hè, sáng làm việc sớm hơn nửa tiếng, buổi chiều muộn hơn nửa tiếng. Thời gian cao điểm, công nhân còn làm tăng ca. Công nhân buộc phải đi làm đúng giờ để không bị nhắc nhở, ghi tên, trừ lương, trừ thưởng; ngoài ra, họ phải đi làm đúng giờ nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm để có nguồn thu. Điều này, đã góp phần tạo nên tác phong công nghiệp cho cư dân.

Tuy nhiên, do các chủ cơ sở và phần đông công nhân là người cùng xóm, cùng làng, thậm chí nhiều trường hợp là người cùng dòng họ, nên việc công nhân xin nghỉ sớm, đến muộn vẫn diễn ra, các chủ doanh nghiệp dù muốn hay không vẫn phải chấp nhận. Tình cảm xóm làng, họ hàng của xã hội nông nghiệp nhiều khi vẫn “át” những nguyên tắc lẽ ra phải được tuân thủ nghiêm ngặt của cuộc sống công nghiệp.

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí