Đánh Giá Mức Độ Coi Trọng Vấn Đề Tâm Linh Của Người Dân Hiện Nay So Với Trước Năm 1996


Các hộ gia đình dệt vệ tinh, mùa hè, bắt đầu công việc từ 6 giờ sáng (mùa đông là 7 giờ); nghỉ trưa hơn 01 giờ; sau đó dệt đến 6 - 7 h tối, nghỉ ăn cơm, có khi dệt đến 9 - 10 giờ đêm.

Việc hình thành các khu công nghiệp, mở rộng sản xuất của các hộ gia đình, các công ty, doanh nghiệp đã khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Làng “mở” hơn, người Phương La vốn năng động, nhanh thích ứng với điều kiện mới; khi cuộc sống có nhiều thay đổi, mối quan hệ xã hội cũng đổi thay, họ càng trở nên năng động hơn để đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Vì vậy, họ luôn bận rộn với công việc, quan hệ với đối tác, thường xuyên đi giao dịch, maketing sản phẩm… nên thời gian để các thành viên trong gia đình quan tâm trò chuyện với nhau, các bữa ăn đông đủ cũng thưa dần và trở nên phổ biến. Trong giao tiếp cũng thường bàn đến công việc, ít có điều kiện nói chuyện phiếm. Như vậy, việc tập trung gia đình để bàn bạc các công việc chung cũng cần phải bố trí, tính toán mới có thể thực hiện được.

Nghề dệt phát triển tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ được mở mang. Trên 90% số hộ trong làng không còn làm nông nghiệp mà đã chuyển hẳn sang làm nghề, làm dịch vụ, kinh doanh hoặc làm thuê. Điều này làm cho nhịp sống của từng gia đình cũng như của cả làng đã khác xưa, luôn tất bật, hối hả, khẩn trương. Họ bận rộn trong mọi hoạt động, ở mọi thời điểm, từ sáng sớm tinh mơ đến tận 9, 10 giờ đêm, gần như không có thời gian rỗi. Bước chân tới đầu làng Phương La, du khách chỉ nghe thấy âm thanh của máy dệt, thoi đưa; không thấy cảnh thanh niên, những người trong độ tuổi lao động, thậm chí cả người già “la cà” trên đường làng, trong các quán xá. Tuy nhiên, một bộ phận người làng Phương La đã ổn định sản xuất, ổn định nơi tiêu thụ sản phẩm…tỏ ra khá bình thản, thong dong tạo ra dáng dấp của những ông chủ có tiền, khẳng định mình.

Lối sống công nghiệp được biểu hiện rõ nét trong từng gia đình ở Phương La. Các gia đình chủ công ty, việc thực hiện giờ giấc hết sức nghiêm ngặt, đúng giờ bởi ông chủ phải đến trước kiểm tra, chuẩn bị một số công việc phải triển khai…, đến trước công nhân để quan sát, quản lý và đôn đốc họ làm việc. Bà vợ cũng phải đến rất đúng giờ còn chỉ huy nhập, xuất nguyên liệu, sản phẩm và giải quyết các


công việc khác. Còn việc nội trợ, nhà cửa… đã có người giúp việc chăm lo. Các gia đình dệt vệ tinh cũng khẩn trương không kém; bà vợ, sáng dậy sớm, lo ăn sáng cho cả gia đình; đến giờ, các lao động chính ngồi vào máy dệt không ngừng nghỉ để nâng cao năng suất lao động, tăng nguồn thu cho gia đình. Những người dệt thuê cho các công ty, xí nghiệp để không sợ mất việc, lo trừ tiền lương…buộc cũng phải khẩn trương, đi làm đúng giờ, làm tăng ca, tăng thêm thu nhập, có tiền thưởng... Cứ vậy, ở Phương La, ai cũng khẩn trương, tất bật, hối hả, tạo nên lối sống, tác phong công nghiệp. Sản xuất theo quy mô công nghiệp, tự động hóa, hợp đồng ký kết đòi hỏi đúng tiến độ… tạo cho các hộ lao động làng Phương La tác phong lao động công nghiệp, đúng giờ giấc, khác hẳn với lề lối làm việc xưa, coi làm nghề chỉ là làm thêm lúc nông nhàn, vì vậy: thích thì làm, không thích thì nghỉ. Đây là nét mới, tác phong mới trong lao động của người làng nghề thời kỳ đổi mới.

Nhịp sống của người Phương La có sự biến đổi nhưng không vì thế mà họ xem nhẹ các lễ tiết trong năm, các lễ tiết vẫn được bảo lưu và thể hiện theo đúng mô thức, nhịp điệu của đời sống nông nghiệp mùa vụ nhưng được coi trọng, đầu tư và tiến hành trang trọng hơn. Như vậy lối sống đô thị, công nghiệp đã và đang hình thành và tồn tại đan xen với lối sống nông nghiệp tình nghĩa làng quê trong làng dệt Phương La. Đánh giá về mức độ coi trọng vấn đề tâm linh của dân làng nghề hiện nay so với trước 1996, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 3.3.

Vấn đề tâm linh

Mức độ coi trọng

Hiện nay

Trước 1996

Quan trọng

21,43

14,29

Bình thường

78,57

85,71

Không quan trọng

0,0

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 14

Bảng 3.3: Đánh giá mức độ coi trọng vấn đề tâm linh của người dân hiện nay so với trước năm 1996


[Nguồn: Tổng hợp phiếu điều (Phụ lục 7)].

Như vậy, số người coi trọng vấn đề tâm linh hiện nay đã tăng lên nhiều so với trước năm 1996, điều này thể hiện các yếu tố văn hóa truyền thống vẫn được người dân bảo lưu và coi trọng.


3.2.1.2. Tính cách người làm nghề

Với người làng dệt Phương La khởi nguồn là nông dân, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nên có chung thuộc tính của người nông dân Thái Bình, nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, do lịch sử hình thành đất đai, dân cư… nên tính đa dạng về văn hóa rất cao.

Làng nghề dệt truyền thống Phương La phát triển, kéo theo nhiều thay đổi, nhiều biến đổi của văn hóa làng nghề. Những biến đổi này cũng là thuận theo quy luật của sự phát triển. Một trong những biến đổi đó chính là tạo ra lối sống và tâm lý, tính cách người làng nghề:

- Tính cần cù, kiên nhẫn: Người làng dệt Phương La có đặc tính rất cần cù, chịu khó và tỉ mẩn khó có nơi nào sánh được. Hầu hết các doanh nghiệp thành đạt cũ và mới trên địa bàn đều trải qua những năm tháng khó khăn gian khổ. Họ đều cố gắng tìm cách đứng vững, không chùn bước và quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra. Khởi nguồn, đại đa số, các chủ doanh nghiệp ở Phương La cũng hầu như từ hai bàn tay trắng. Họ có thể bỏ ra rất nhiều thời gian, kiên nhẫn học hỏi, trau dồi kiến thức thực tế từ các làng nghề ở các địa phương khác. Họ không ngần ngại giả làm người buôn đồng nát để nén học được nghề. Đặc biệt, người phụ nữ ở Phương La rất chịu thương chịu khó, lo toan mọi công việc từ bếp núc, gia đình, chồng con, lại còn lo cho công việc của công ty, doanh nghiệp.

Hộp 3.5: Biểu hiện tính cần cù, kiên nhẫn của người Phương La


Chị Lê Thị Hằng (vợ một chủ doanh nghiệp): "Chúng tôi chịu nhiều áp lực lắm, áp lực gia đình nuôi dạy con cái (nhà có ba con gái nhưng vẫn phải có con trai nên tôi phải đẻ thêm đứa thứ tư, may mà là con trai), lo nội trợ để cân đối chi tiêu gia đình; đồng thời, lại phải lo hoàn thành công việc doanh nghiệp (quản lý các khâu nhất là quản lý sản xuất) còn chồng tôi lo nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm. Nhiều lúc cũng oải lắm, cũng cần phải tính toán để có người kế cận vì công việc làng nghề lắt nhắt, tỉ mẩn. Có những lúc gia đình tôi không nhận hàng nữa vì mệt, nhưng cũng không tiếc lắm, phải biết lượng sức mình, xác định biết mình là ai, đang đứng ở chỗ nào. Mặc dù vậy, việc nào vẫn ra việc ấy, tôi vẫn chịu khó với công việc nhà, kiên trì kèm cặp con cái học hành, dạy dỗ chúng".

[Nguồn: Phỏng vấn của NCS (năm 2014)].


Ban đầu, người Phương La không có kỹ thuật nhuộm, họ đi học và mua thuốc nhuộm của đồng bào dân tộc, sau đó học thêm kỹ thuật nhuộm của người Hà Đông và đến giờ, kỹ thuật nhuộm họ nắm chắc trong tay. Đến khi đã thành đạt, người Phương La không tự thỏa mãn mà vẫn quyết tâm làm giàu bằng khả năng, trí óc của mình. Minh chứng đó là, các doanh nghiệp ở Phương La ngày càng lớn mạnh và không có bất cứ doanh nghiệp nào bị phá sản, ít nhất là tính tới thời điểm hiện nay.

- Tính nhanh nhạy, sáng tạo, quyết tâm và khát vọng làm giàu: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, người làng Mẹo cũng đề cao lòng quyết tâm với sáu chữ vàng “khát vọng lớn” và “biết ganh đua”. Nhiều năm trước, người làng Mẹo phải sống cảnh nay đây mai đó đi buôn bán sản phẩm nên va chạm, hiểu biết xã hội, nắm được nhu cầu thị trường, vì vậy, thời mở cửa họ biết cách tận dụng cơ hội một cách triệt để. Họ rất năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, luôn có khát vọng làm giàu, không cam chịu đói nghèo. Người làng Mẹo cũng rất liều lĩnh trong công việc, thể hiện ý chí quyết tâm làm giàu của từng người dân nơi đây, họ tâm niệm: “Được ăn cả, ngã về không”. Những câu chuyện về các đại gia của làng Mẹo đều là kho hồi ký phi thường về nghị lực và quyết tâm làm giàu. Mong muốn làm giàu đã ngấm vào mỗi con người nơi đây, người người làm giàu, nhà nhà làm giàu. Từ thời bao cấp, Phương La đã có hai hợp tác xã nông nghiệp và thủ công nghiệp sản xuất các mặt hàng gia công. Họ bứt phá, đi khắp nơi làm giàu, dù có lúc thành lúc bại.

Người làng Mẹo vốn đoàn kết, luôn hỗ trợ nhau khi khó khăn, hoạn nạn. Họ giỏi kinh doanh từ ngay trong trứng nước, biết tính toán, nhìn xa trông rộng, khả năng tiếp thị tốt. Trông bề ngoài, nhiều chủ doanh nghiệp Phương La rất “nông dân”, trình độ ngoại ngữ không hề qua trường lớp nhưng thường xuyên ra nước ngoài làm việc, khoa học và bài bản.

- Tính mưu mẹo, tính toán và tiết kiệm: Xưa, người làng Mẹo còn được gọi là người “làng cân” bởi sự khôn ngoan, chặt chẽ và tính toán của họ. Người làng Mẹo thường có câu “nhìn nhau để học nhau mà làm”. Điều này thật đúng với họ, bởi khởi nguyên, họ là những người đi học nghề, sau, nơi khác lại về chính làng Mẹo để học. Người làng Mẹo vốn nhiều mưu kế trong kinh doanh. Để học được bí quyết


nhuộm của người Vạn Phúc, có hai anh em người làng Mẹo góp tiền lên làng Vạn Phúc (Hà Đông) xin làm thuê ở một xưởng nhuộm, chủ xưởng không nhận người ngoài, sợ lộ bí quyết nghề. Không chịu đầu hàng, hai anh em giả người buôn đồng nát, hàng ngày qua lại, tìm hiểu nghề nhuộm và đã thành công.

Sự mưu kế của người Mẹo vẫn tồn tại cho tới bây giờ và có lẽ sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Minh chứng cho mưu kế của người Mẹo, đó là, hiện nay, một số cơ sở sản xuất ở Phương La vẫn thường thuê chính người ở Cục thuế huyện giúp các công ty, doanh nghiệp làm phần thuế để nộp cho Nhà nước. Do am hiểu về Luật thuế, các kẽ hở của Luật mà cán bộ ở Cục thuế đã giúp các công ty, doanh nghiệp ở Phương La giảm tối đa mức thuế phải đóng cho Nhà nước. Sự tính toán của người Mẹo còn được thể hiện ở việc các công ty, doanh nghiệp chủ yếu sử dụng lao động vệ tinh ở các làng xã lân cận nên họ đỡ lo mặt bằng sản xuất, quản lý nhân công… giảm giá thành sản phẩm.

Cho đến giờ, hỏi về tài kinh doanh, ngoại giao của người làng Mẹo, chúng tôi đều nhận được câu trả lời: “Người Mẹo giỏi kinh doanh, ngoại giao nhưng mặc cả giá thì từ mặt đất trở nên”, họ rất chặt chẽ, tính toán và kiệm.

Người làng Mẹo có phong cách rất tư bản, chi tiêu khoản gì cũng tính toán, chặt chẽ, thận trọng và hiệu quả: “ dù một đồng nhưng nếu không cần, họ dứt khoát không chi”; nhưng lại thường ủng hộ địa phương làm các công trình phúc lợi, gây quỹ từ thiện, quỹ khuyến học với số tiền lớn…

- Tính cố kết cộng đồng: Lối sống đô thị, nhịp sống công nghiệp đã được biểu hiện rõ trong làng Phương La, song sự cố kết cộng đồng lại được thể hiện không chỉ còn là trong dòng họ, xóm giềng, mà nó còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa các chủ doanh nghiệp trong làm ăn, giữa các gia đình trong tổ hợp, giữa ông chủ và người làm thuê (có thể là con cháu, người cùng dòng tộc…), giữa các dòng họ, các tổ chức, các đoàn thể xã hội khác với nhau; giữa các bạn hàng… Mỗi người là thành viên của nhiều tổ chức, hội, phường khác nhau, có những vị trí, những vai khác nhau trong từng tổ chức nên mối quan hệ giữa những người trong làng không thuần túy chỉ còn là quan hệ huyết thống, quan hệ xóm giềng, bạn hàng


mà còn nhiều mối quan hệ ràng buộc khác. Chính vì vậy, sự cố kết cộng đồng ở làng dệt Phương La vẫn bền chặt. Điều này được thể hiện, mặc dù công việc bận rộn, thì giờ đối với người làng dệt là vàng ngọc nhưng khi có người mất, hoặc có cưới xin, các gia đình không ngần ngại đều cắt cử thành viên của gia đình bỏ công việc đi thăm viếng, chia vui, sẻ buồn. Họ luôn thể hiện sự tôn ti, trật tự, coi trọng thứ bậc trong dòng tộc, với người làng.

Khi làm ăn, sinh sống ở các nơi khác, gặp người làng, hoặc nghe thông tin về người làng, người Phương La tìm cách liên lạc, chia sẻ, giúp đỡ, thậm chí “bảo vệ nhau” khi cần thiết.

Các doanh nghiệp rất có sự cạnh tranh trong tìm nơi tiêu thụ sản phẩm, thu mua nguyên liệu đầu vào... nhưng khi doanh nghiệp nào đó cần có sự hỗ trợ của các công ty, doanh nghiệp khác, họ lại sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ. Hoặc, doanh nghiệp nào đó, nhận được đơn hàng lớn thì các công ty, doanh nghiệp khác sẵn sàng tạo điều kiện về công nhân, các phương tiện hỗ trợ khác để doanh nghiệp hoàn thành sản phẩm, kịp thời bàn giao cho nơi đặt hàng. Chính vì vậy, chỉ ở Phương La mới có “công nhân làng nghề” chung, “máy dệt làng nghề” chung.

- Tính cách cư dân thành thị bước đầu hình thành: Biểu hiện tính cách của người thành thị đang dần hình thành trong tính cách người Phương La. Do có kinh tế vững vàng, lại giao thiệp với nhiều loại bạn hàng, nên tính đố kỵ trong con người tiểu nông ở người Phương La đã suy giảm rõ rệt. Họ không nhòm ngó, để ý đến công việc của người khác; luôn coi trọng những người giỏi làm giàu.

Đặc biệt, để tạo được mặt hàng khăn xuất khẩu với giá thành hợp lý, mặt hàng đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, bền đẹp và ký được hợp đồng với khách hàng ở trong và ngoài nước, các doanh nghiệp của làng nghề xuất hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ, về giá thành, chất lượng hàng, tuyển chọn những lao động có tay nghề cao, song không mang tính sát phạt, gièm pha nhau.

Đối với người lao động, nếu cùng mặt hàng sản xuất mà doanh nghiệp, công ty thanh toán tiền lương sòng phẳng, nhanh gọn, trả công cao, việc làm luôn đảm bảo, họ sẵn sàng làm cho doanh nghiệp, công ty đó hết tháng này sang tháng khác. Nếu không,


họ chuyển sang làm cho công ty, doanh nghiệp, tổ hợp khác. Đây chính là sự chuyển biến tâm lý và ý thức cơ bản của người lao động ở làng nghề Phương La trong thời kỳ cơ chế kinh tế mới phát triển. Do ý thức được về năng lực sản xuất, về trình độ tay nghề, về hiệu quả chất lượng mặt hàng làm ra nên người lao động có quyền tự do lựa chọn những công ty, doanh nghiệp, tổ hợp nào đem lại nhiều lợi ích cho họ.

Trong nền kinh tế - xã hội truyền thống, để bảo đảm lợi nhuận, người làm nghề và làng nghề thường có tâm lý giấu nghề, chỉ truyền cho con cháu trong gia đình, họ tộc. Từ thời kỳ đổi mới tới nay, nhất là khi các công ty, tổ hợp của làng được thành lập, tư tưởng đưa nghề ra thiên hạ chuyện không hiếm thấy ở làng Phương La ngày nay; phá vỡ tâm lý sợ mất nghề mà tục lệ xưa của làng đã quy định. Đây là nét mới rất quan trọng trong phát triển sản xuất góp phần nâng cao đời sống nhân dân không chỉ ở một làng, một xã mà tạo điều kiện cho các xã khác trong huyện Hưng Hà cùng phát triển, làm giàu bằng sức lao động và khả năng trí tuệ của mình.

Tuy nhiên, dù đang chuyển mình mạnh mẽ từ người nông dân sang công nhân công nghiệp, từ làng nông nghiệp sang làng công nghiệp nhờ phát triển nghề thì người Phương La vẫn chưa tách khỏi và “thoát khỏi” tâm lý và lối sống truyền thống.

3.2.2. Phong tục cưới xin, tang ma


3.2.2.1. Việc cưới xin


Việc cưới xin của người Phương La nay rất khác xưa, các hủ tục thách cưới, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”… đã được xóa bỏ.

Việc mời cưới cũng rất mới. Hai gia đình lập danh sách khách mời, đặt mua thiệp cưới đẹp, ghi rõ ngày cưới, giờ ăn cỗ rồi đem đến các gia đình và chỉ phải mời một lần; không phải mời miệng, mời nhiều lần mất công như xưa. Do đã quen với cuộc sống công nghiệp, người Phương La cũng chia sẻ và không còn yêu cầu những nghi thức rườm rà, để tập trung thời giờ cho việc làm nghề và các công việc khác.

Nhiều gia đình ở Phương La giàu, lại có nhiều mối quan hệ làm ăn nên việc mời cưới rất rộng. Những ông chủ doanh nghiệp, giám đốc công ty có tổ chức cưới


con mời mở rộng hơn, mời hết làng, đối tượng khách còn có cả những người cung cấp vật tư, công nhân, các cơ sơ tiêu thụ sản phẩm nên số người đến dự rất đông, có đám lên tới vài trăm mâm cỗ, việc ăn uống diễn ra trong vài ngày. Một mặt cũng là để mời anh em, con cháu họ hàng gần xa; bà con hàng xóm tạo sự gần gũi, đoàn kết, gắn bó; tỏ lòng tri ân tới các bạn hàng, đồng nghiệp, mở rộng mối quan hệ làm ăn. Mặt khác, thể hiện vị thế của gia đình, dòng họ với mọi người, nhất là đối với các đối tác làm ăn. Có điểm mới là, không chỉ thuần túy đến dự cưới, nhiều người đến đây cũng còn mục đích giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giải quyết công việc. Các chủ doanh nghiệp nếu gặp cũng tranh thủ bàn bạc về hướng làm ăn thời gian tới; thông tin nhanh về các vấn đề liên quan đến khâu tổ chức, sản xuất.

Về cỗ cưới, ngày xưa, cỗ cưới do con cháu trong họ, cả người làng thân thiết đến làm giúp, bây giờ đều chủ yếu được đặt, có nhóm người chuyên làm cỗ của làng hoặc thuê nơi khác đến. Vì vậy, con cháu cũng không phải đến trước lo làm cỗ, còn dân làng chỉ đến chơi mừng có thể vào buổi chiều tối hôm trước, hoặc vào sáng ngày hôm sau (hôm cưới).

Cỗ cưới của các gia đình giàu có, gồm nhiều món ăn đắt tiền, sang trọng, không khác gì cỗ cưới ở thành phố. Mỗi mâm cỗ trị giá tới gần hai triệu đồng. Những gia đình kinh tế ở mức khá thì mọi khâu có giảm hơn, số người mời chủ yếu tập trung là họ hàng, làng xóm, bạn bè. Cỗ cưới của các gia đình này, thường trị giá khoảng tám trăm nghìn đồng một mâm cho sáu người.

Địa điểm tổ chức đám cưới của người Phương La chủ yếu vẫn được tổ chức tại gia đình, ít có đám cưới tại nhà hàng, khách sạn hay nơi công cộng của làng. Chính vì vậy, đám cưới thường diễn ra ít nhất trong hai ngày.

Quà mừng cưới ở Phương La giờ cũng khác, không còn mừng hiện vật, đa số người đi dự đều mừng bằng tiền. Giá trị của tiền mừng tùy thuộc vào quan hệ của người được mời với gia chủ. Thông thường, mức mừng cưới (có đi ăn cỗ) giữa những người dân khoảng hai trăm ngàn; thanh niên, công nhân với nhau mừng cao hơn. Các đối tác làm ăn mức mừng còn phụ thuộc vào từng mối quan hệ với gia chủ, người có mối quan lâu dài để làm ăn lại quý mến nhau, mừng tới một vài triệu đồng.

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí