Cơ Sở Lý Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu

thấy được sự khác biệt và thế mạnh, môi trường tiềm năng giữa các vùng khác nhau, góp phần tìm hiểu được quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa của các tộc người, vai trò của tộc người với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Cuốn Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân của Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang được xuất bản năm 2005, là kết quả nghiên cứu giữa Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội với Viện Tài nguyên thế giới (WRI). Cuốn sách đã giới thiệu đề tài nghiên cứu về quá trình thực hiện phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng tại các cộng đồng nghiên cứu. Đồng thời cũng chỉ ra tác động của chính sách phân quyền đến sự thay đổi tài nguyên rừng ở các vùng khác nhau; xác định ảnh hưởng của chính sách phân quyền đến sinh kế của người dân địa phương và một số kiến nghị nhằm quản lý tốt hơn tài nguyên rừng.

Cuốn Phát triển nông thôn bền vững - chính sách đất đai và sinh kế: Một số kết quả nghiên cứu 2004 - 2007 của các tác giả Vò Tòng Xuân, Trần Thị Phương, Lê Cảnh Tùng, được xuất bản năm 2008 với sự tài trợ của tổ chức SIDA/SAREC (Thụy Điển). Cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứu liên quan tới chính sách đất đai và vấn đề sinh kế của người dân nông thôn như: sự phát triển của nông thôn và môi trường; các chính sách về đất đai cho người nghèo; ảnh hưởng của đô thị hoá đối với đời sống nông thôn…

Vấn đề sinh kế của người dân miền núi cũng được đăng tải nhiều trên các tạp chí như Kinh tế gia đình trong đời sống các dân tộc ở Lạng Sơn hiện nay của Lê Bé, Tạp chí Dân tộc học số 4/1982; Một số vấn đề về kinh tế gia đình hiện nay ở miền núi của Nguyễn Văn Huy, Tạp chí Dân tộc học số 4/1984; Thu nhập của nông dân miền núi và mối quan hệ gắn bó với hợp tác xã của Trần Văn Hà, Tạp chí Dân tộc học số 3/1986; Kinh tế hộ gia đình ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc của Lê Sỹ Giáo, Tạp chí Thông tin Lý luận số 5/1990…Các bài viết trên đã trình bày về đặc điểm kinh tế gia đình các dân tộc thiểu số nước ta trước Đổi mới. Qua đó đã làm rò kinh tế gia

đình là một hình thức sản xuất dựa trên sở hữu tuyệt đối của Nhà nước về đất đai, nó phát sinh và phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế - xã hội và là nguồn thu nhập bổ sung của người lao động. Đó là cơ sở sản xuất nhỏ trong thời kỳ quá độ, chịu sự tác động cơ bản của quy luật giá trị và thị trường.

Khi đề cập đến Sinh kế của một tộc người cụ thể, có bài viết Vai trò giới trong cải thiện sinh kế của người Xơ đăng của Bùi Thị Thanh Hà, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1/2005. Bên cạnh đó còn có bài viết “Sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người Tà ôi (Pacoh) ở thôn Phú Thượng, xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Nguyễn Xuân Hồng và bài viết “Sinh kế người Cơ tu: Khả năng tiếp cận và cơ hội – Nghiên cứu trường hợp ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế” của tác giả Trần Thị Mai An. Hai bài viết này đều được đăng trên Thông báo Dân tộc học năm 2005. Trong hai nghiên cứu trên, các tác giả đã nói đến mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, cụ thể là vùng rừng núi đã tác động đến kế sinh nhai truyền thống của các cộng đồng phụ thuộc vào rừng. Rừng đã trở thành mạng lưới an toàn, bảo đảm cuộc sống cho cư dân nơi đây.

Vấn đề sinh kế cũng đã trở thành đề tài của một số luận văn thạc sĩ ngành Nhân học và Xã hội học như: Biến đổi sinh kế của người Mường vùng hồ thủy điện Hòa Bình – Nghiên cứu trường hợp xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình của tác giả Trịnh Thị Hạnh (2008). Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu về sự thay đổi của môi trường sinh kế (bao gồm có môi trường tự nhiên và xã hội) của người Mường ở xã Hiền Lương trước và sau tái định cư. Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày về những biến đổi sinh kế và những thích ứng về văn hóa của người Mường, đồng thời cũng đưa ra những biện pháp nhằm ổn định đời sống và phát triển sản xuất của người Mường ở Hiền Lương.

Luận văn thạc sĩ Xã hội học Hoạt động sinh kế chính của hộ gia đình tại một số làng nghề tái chế ở Bắc Ninh (2009) của tác giả Trương Thúy Hằng

đã làm rò thực trạng các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình ở Bắc Ninh và những ảnh hưởng của nó đến môi trường sống và bảo tồn văn hóa. Trong luận văn, tác giả có sử dụng lý thuyết về Phát triển nông thôn bền vững. Tác giả cho rằng nông thôn Việt Nam có bản chất hỗn hợp với biểu hiện tập trung nhất là sự mâu thuẫn và thống nhất giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đó thực chất là một sự chuyển đổi từ nông thôn hỗn hợp cũ sang nông thôn mới tiến bộ hơn, từ nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa. Soi vào địa bàn nghiên cứu, tác giả đã khẳng định nông nghiệp không còn được coi là nguồn sinh kế đáng kể của các hộ gia đình ở đây, họ coi hoạt động sản xuất, mua bán phế liệu là hoạt động sinh kế chính đem lại nguồn thu nhập cho hộ. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra nếu biết nắm bắt cơ hội thị trường, sẽ tạo đà thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó cũng là yếu tố giúp cho sinh kế người dân được đảm bảo.

Gần đây, tác giả Nguyễn Văn Sửu đã giới thiệu hai công trình: “Tác động của Công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế người nông dân Việt Nam - trường hợp một làng ven đô Hà Nội” trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ III (2008) và “Khung sinh kế bền vững - Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo” trên Tạp chí Dân tộc học số 2/2010. Trong hai bài viết này, tác giả đã giới thiệu về Khung sinh kế bền vững DFID, coi đó là một cách tiếp cận toàn diện về sinh kế của con người trong các bối cảnh khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đi sâu tìm hiểu về việc thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước đã tác động đến cuộc sống người nông dân ở làng Phú Điền từ cuối những năm 1990 trở lại đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về biến đổi sinh kế của người Tày trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tại Lạng Sơn đã có một bộ phận đáng kể người Tày tham gia vào các hoạt động buôn bán hàng qua biên giới hoặc từ biên giới về miền

xuôi. Do đó, ngoài việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các dân tộc sinh sống ở Việt Nam, dân tộc này còn có mối quan hệ với các tộc người ở Trung Quốc. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua nghiên cứu này, tôi muốn khám phá không gian xã hội vùng biên và những năng động kinh tế - xã hội của cư dân ở đây.‌

Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 3

1.2. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Cơ sở lý luận

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn sử dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi đề tài. Đặt vấn đề sinh kế trong điều kiện tự nhiên của vùng người Tày cư trú, trong mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, trong mối quan hệ với các nhân tố khác.

Một trong những luận điểm của Mác cho rằng “Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”, một trong những mặt cơ bản của tồn tại xã hội là Phương thức sản xuất (phương thức sống) - là yếu tố quyết định, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Theo Ănghen, con người trước hết cần có ăn, mặc, ở, đi lại...nghĩa là những thứ cần thiết nhất đáp ứng cho nhu cầu tồn tại. Vì thế, việc nghiên cứu sinh kế của một tộc người có vị trí rất quan trọng trong ngành Dân tộc học/Nhân học.

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này là sự kết hợp giữa phân tích các nguồn tài liệu thành văn và thu thập thông tin trên thực địa bằng các phương pháp trong điền dã dân tộc học như:

- Quan sát tham gia - một phương pháp tiêu biểu của Dân tộc học/Nhân học được thực hiện trên thực địa, kết hợp với ghi âm, chụp ảnh nhằm thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm tập trung nhằm thu thập thông tin định tính, mang tính hồi cố, có chiều sâu và đa dạng. Đối tượng phỏng vấn bao gồm cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách Nông - Lâm, chủ

tịch Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, trưởng thôn, các chủ hộ gia đình, những người có uy tín trong cộng đồng…

- Phương pháp so sánh: Luận văn kế thừa những tài liệu nghiên cứu trước đây trong sự so sánh với tư liệu điền dã. Trong nghiên cứu biến đổi, việc so sánh thông tin thu được sẽ mang tính thuyết phục hơn.‌

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như Phương pháp hệ thống, phương pháp chuyên gia, phương pháp hồi cố...

1.3. Một số khái niệm cơ bản

1.3.1. Khái niệm sinh kế

- Khái niệm chung về sinh kế

*Sinh kế(livelihood) được hiểu theo cách thông thường nhất là việc làm, kế sinh nhai hay cách mưu sinh, cách kiếm sống (Từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT, 1999).

Theo Bùi Đình Toái (2004) thì “Sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó”.

Sinh kế còn có một số cách hiểu khác rộng hơn và rò nghĩa hơn. Trả lời câu hỏi what is livelihood sinh kế là gì?, trang web livelihood.wur.nl đã tổng hợp ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, có thể tóm tắt như sau: “Khái niệm sinh kế được hiểu một cách rộng rãi trong giới học giả và thực hành phát triển là cách và ý nghĩa của việc kiếm sống”. Một định nghĩa khác cũng được chấp nhận khá rộng rãi của Robert Chambers và Gordon Conway là: “Sinh kế bao gồm những năng lực, tài sản (nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động đáp ứng cho việc sống”. Về nguồn lực, theo DFID’s Sustainable

Livelihood Guidance Sheet có 5 loại cơ bản là vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài chính.

Ellis lại đề nghị sinh kế là sự tổng hòa những hoạt động, tài sản và những cách thức quyết định cách sinh sống đạt được bởi một cá nhân hay hộ gia đình.

Wallman trong khi tiến hành nghiên cứu về sinh kế ở London vào những năm đầu thập niên 80 đã tiếp cận sinh kế không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm và xây dựng nơi ở, chuyển tiền và chuẩn bị thức ăn để đặt lên bàn hay trao đổi trên thị trường. Đó còn là vấn đề quyền sở hữu, sự lưu chuyển thông tin, quản lý các mối quan hệ xã hội, sự xác nhận bản sắc của nhóm và đặc trưng cá nhân. Tất cả những nhiệm vụ mang tính sản xuất đó cùng nhau hợp thành một sinh kế”. Đối với nhà nhân học như Wallman, sinh kế là một khái niệm nền tảng cho thấy đời sống xã hội được phân lớp và những lớp này được chồng chéo lên nhau, cả trong cách thức mà con người nói về họ cũng như trong cách thức mà họ sẽ được phân tích. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của khái niệm sinh kế.

Đặc điểm chung của các định nghĩa và giả thiết nói trên là chúng nhấn mạnh một ý tưởng được chấp nhận rộng rãi rằng sinh kế liên quan đến con người, các nguồn lực của họ và cách thức họ đối mặt với chúng. Sinh kế xoay quanh các nguồn lực như đất đai, mùa màng, hạt giống, lao động, trí thức, gia súc, tiền nong…nhưng những nguồn lực này không thể tách rời vấn đề tiếp cận và thay đổi những tình trạng chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Sinh kế còn là vấn đề tạo ra và nắm bắt các cơ hội mới.

Sinh kế tộc người: được hiểu theo nghĩa hẹp hơn là những hoạt động, cách thức mà tộc người đó lựa chọn phương thức kế sinh nhai. Ở mỗi tộc người khác nhau, mỗi vùng địa lý khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau thì phương thức kiếm sống cũng khác nhau. Qua đó phản ánh bức tranh sinh kế tộc người rất đa dạng.

Vấn đề xuyên suốt được đặt ra trong quá trình phát triển của bất cứ lĩnh vực nào là phát triển bền vững. Vậy thì sinh kế bền vững là gì? Theo hai nhà nhân học Chambers và Conway, “một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được hết tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như những thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai”.

- Khái niệm “Biến đổi sinh kế” của người Tày

Biến đổi sinh kế của người Tày là khái niệm để chỉ sự thay đổi trong phương thức kiếm sống (mưu sinh) của người Tày dưới tác động của sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, môi trường sống và nhiều nhân tố khác.

Sinh kế truyền thống của người Tày ở Tân Thanh chủ yếu là canh tác nông nghiệp với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn. Bên cạnh đó còn có trồng rừng, làm nghề thủ công và hoạt động trao đổi, mua bán tại chợ phiên. Từ khi Đổi mới (1986) đến nay và trực tiếp nhất là việc xây dựng khu kinh tế cửa khẩu ở xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã làm cho sinh kế của người Tày ở đây biến đổi mạnh mẽ theo hai chiều hướng: Thứ nhất là sự chuyển đổi trong sinh kế truyền thống (thay đổi về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa); thứ hai là sự xuất hiện thêm các nguồn sinh kế mới đem lại thu nhập cho họ như đi làm thuê bên Trung Quốc, bốc vác, cùng với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ…Điều đó đã thể hiện những năng động vươn lên trong sinh kế, đồng thời cũng thể hiện những thích ứng của tộc người Tày ở đây để sinh tồn ở vùng biên giới.

1.3.2. Một số khái niệm khác

Vùng biên giới (borderland, border region): được hiểu là một khu vực địa lý gần đường biên (borderline), trong đó có các cộng đồng cư dân sinh sống và các cộng đồng này có thể có cùng bản sắc văn hóa tộc người mặc dù họ có thể bị chia cắt bởi một đường biên giới lãnh thổ quốc gia. Như

vậy,vùng biên cần được xem xét như một không gian văn hóa – xã hội, các mối quan hệ qua lại của cư dân ở trong và ngoài biên giới cùng sự tác động trong quản lý của Nhà nước đối với khu vực giáp biên đã tạo nên các thuộc tính biên cương của cư dân và hình thành nên khu vực biên giới.

Kinh tế vùng biên: là tổng hợp các hoạt động kinh tế khác nhau ở khu vực biên giới đất liền. Phát triển kinh tế vùng biên là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và một số lĩnh vực khác của các tỉnh biên giới nói riêng và của một nước nói chung.

Khu kinh tế cửa khẩu. Khu kinh tế cửa khẩu ở nước ta là một không gian kinh tế xác định, do Chính phủ và Thủ tướng quyết định thành lập. Ở đó có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác và sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực.

1.4. Hướng tiếp cận Lý thuyết

Trong nghiên cứu về phát triển nông thôn và giảm nghèo trong thời gian qua, vấn đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tích ở những cấp độ khác nhau. Trong đó, Khung sinh kế bền vững được coi là một cách tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc thảo luận về sinh kế của con người và đói nghèo trong các bối cảnh khác nhau. Nó có nguồn gốc từ phân tích của Amartya Sen về các quyền (entitlements) trong mối quan hệ với nạn đói và đói nghèo và gần đây được Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development - DFID) thúc đẩy cũng như được các học giả cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022