Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 2

biên mà trong đó yếu tố con người phải được quan tâm đúng mức, phải là chủ thể của mọi chương trình phát triển ở khu vực này.

Cho đến nay, phần lớn các công trình nghiên cứu về người Tày thường chỉ đi sâu tìm hiểu quá trình lịch sử tộc người, tổ chức xã hội cổ truyền, phong tục tập quán, hôn nhân gia đình, lễ hội…còn những vấn đề về văn hóa đương đại trong mối quan hệ với sự biến đổi kinh tế - xã hội và với quá trình giao lưu quốc tế hầu như chưa được đề cập nhiều.

Tân Thanh là một trong những xã biên giới thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài, phía Đông giáp Trung Quốc, có đường biên dài 8 km, dân cư chủ yếu là người Tày - Nùng. Nằm trong khu kinh tế cửa khẩu, có nền kinh tế thương mại - dịch vụ khá phát triển trong nhiều năm trở lại đây, Tân Thanh là nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi mua bán giữa người Tày với cư dân ở bên kia biên giới. Các hoạt động này đang tạo nên sự biến chuyển lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội của người Tày ở Tân Thanh. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Biến đổi sinh kế của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn từ Đổi mới (1986) đến nay - (Nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn)” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

- Làm rò về sinh kế truyền thống cũng như những biến đổi trong sinh kế hiện nay của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế của người Tày và sự lựa chọn các chiến lược sinh kế của cư dân ở đây.

- Góp phần tìm kiếm các giải pháp tốt nhất để ổn định đời sống, phát triển kinh tế cùng với việc bảo tồn các giá trị văn hóa của người Tày ở Tân Thanh.

* Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra đối với đề tài này là:

- Sinh kế truyền thống của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh là gì? Hiện nay nó có những thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sinh kế của họ biến đổi như vậy?

- Hoạt động sinh kế chính hiện nay của các hộ gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh là gì?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

- Những tác động hay hệ quả của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của họ ra sao? Nó đặt ra những hiện trạng và khó khăn gì mà tộc người phải đối diện?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 2

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế hay các phương thức mưu sinh

của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến sinh kế và sự biến đổi sinh kế. Với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, nghiên cứu được giới hạn ở dân tộc Tày tại thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn từ thời kỳ Đổi mới (năm 1986) đến nay. Bản Thẩu là thôn giáp biên, nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh nên chịu tác động mạnh của sự phát triển kinh tế và du nhập văn hóa so với các thôn khác, các nhóm xã hội nghề nghiệp cũng đa dạng. Vì thế, tôi đã chọn đây làm địa bàn nghiên cứu.

4. Nguồn tài liệu

Nguồn tư liệu của luận văn bao gồm có tài liệu thành văn và tài liệu điền dã Dân tộc học.

- Tài liệu thành văn: Là các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí liên quan đến sinh kế của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Tày nói riêng. Bên cạnh đó là các nguồn tài liệu thứ cấp của UBND huyện Văn Lãng, UBND xã Tân Thanh.

- Tài liệu điền dã: Được tác giả tiến hành khảo sát qua 2 đợt tại địa bàn. Đợt 1 (kéo dài 2 tuần, vào tháng 10 năm 2011), đợt 2 (kéo dài 2 tuần, vào tháng 2 năm 2012).

5. Đóng góp của luận văn

- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh kế truyền thống và những biến đổi trong sinh kế hiện nay của người Tày ở một địa phương cụ thể.

- Trên cơ sở nguồn tư liệu mới về sinh kế của người Tày, luận văn đã chỉ ra sự thích ứng, năng động của tộc người trong sự vươn lên tìm kiếm sinh kế mới ở vùng biên giới, cùng với đó là những yếu tố tác động đến sự chuyển đổi này.

- Luận văn đóng góp thêm cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định sinh kế bền vững đối với người Tày ở Tân Thanh.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Chương 2: Sinh kế truyền thống của người Tày ở Tân Thanh

Chương 3: Sự biến đổi trong phương thức mưu sinh của người Tày ở Tân Thanh từ Đổi mới (năm 1986) đến nay

Chương 4: Những yếu tố tác động đến biến đổi sinh kế của người Tày ở Tân Thanh.


Chương 1‌‌

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Cho đến nay, công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về người Tày ở Việt Nam dưới thời thuộc Pháp có một số cuốn sách như Ghi chép về người Thổ ở thượng du Bắc Bộ (1988) của Girard D’Henry; Sưu tập truyện cổ tích Thổ trên hai bờ sông Lô (1905) của A. Bonifacy; Các dân tộc miền núi Bắc Bộ (1908) của E.Dignet; Lòng kiên nhẫn vô biên: truyện cổ tích Thổ (1915) của A. Bonifacy; Lễ hội Tày ở Hồ Bồ (1915) của L.M.Auguste và A. Bonifacy; Những nghi lễ trong tang ma của người Thổ của A. Bonifacy…Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu về người Tày ở Lạng Sơn nói riêng theo sự hiểu biết của tôi mới chỉ có Vấn đề tộc người trong quốc gia dân tộc Việt Nam - Lịch sử cận hiện đại trong dân tộc Tày - Nùng ở biên giới Việt - Trung được tiến hành bởi tác giả người Nhật Bản Ito Masako.

Những ý tưởng về sinh kế đã được giới thiệu trong các nghiên cứu của Robert Chambers vào giữa những năm 80 và sau đó được Chambers và Conway phát triển thêm vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Theo hai ông, sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (gồm cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết như phương cách để sinh tồn. Sinh kế là bền vững khi nó có thể giúp con người đối mặt, vượt qua sự căng thẳng và những thương tổn, bảo toàn hay tăng thêm các khả năng và các tài sản hiện tại và tương lai trong bối cảnh không phá hoại nguồn tài nguyên tự nhiên cơ bản.

Trong vài thập kỷ qua, vấn đề môi trường đã nổi lên là một trong những vấn đề nhận được nhiều quan tâm nhất của nhân loại. Vì thế, Năm 2003, tác giả Koos Neefjes đã cho ra mắt cuốn Môi trường và sinh kế: các chiến lược phát triển bền vững. Xuyên suốt cuốn sách là những đề xuất thực tiễn dựa trên các nghiên cứu điển hình rút ra từ những kinh nghiệm phong phú của Oxfam về công tác phát triển và về cứu trợ với các cộng đồng bị lề hóa, cả ở nông thôn lẫn thành thị. Môi trường và sinh kế nhằm mục đích ủng hộ các cuộc vận động của các tổ chức phát triển địa phương và quốc tế, cải thiện việc soạn thảo và thực thi các chiến lược phát triển và tăng cường các dự án hoạch định, giám sát với sự tham gia, đánh giá tác động.

Trong công trình này, tác giả đã tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với môi trường theo nghĩa rộng (bao gồm cả con người và các quan hệ xã hội) để đề ra chính sách và chiến lược bảo vệ và phát triển môi trường bền vững, chống đói nghèo trên toàn thế giới. Phải chăng có thể quy cho đói nghèo đã gây nên khủng hoảng môi trường toàn cầu hay ngược lại, sự xuống cấp của môi trường toàn cầu mới là nguyên nhân chính của nghèo khổ? Câu hỏi đó nằm ở tâm điểm của cuốn sách mà tác giả quan niệm “môi trường” theo nghĩa rộng nhất: Môi trường bao gồm cả con người và các quan hệ xã hội. Trước hết, nó phản ánh những mối quan hệ giữa đói nghèo với sự thay đổi của môi trường, từ cả góc độ lý thuyết và thực hành. Tiếp đó, cuốn sách giới thiệu các khung hành động của các cơ quan phát triển, thăm dò các quan hệ quyền lực và tư tưởng về sự tham gia của những người có lợi ích thiết thân và đặc biệt là quan niệm về sinh kế bền vững. Sau nữa, cuốn sách thảo luận những công cụ và phương pháp tiếp cận dự án quản lý. Cuối cùng, nó xem xét làm thế nào để các chiến lược và chính sách có thể giải quyết được những nguyên nhân cơ cấu của môi trường xuống cấp và nghèo đói.

1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước

Người Tày ở Việt Nam là một trong những tộc người có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời. Chính vì thế đã thu hút được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ngay từ thời kỳ nhà Lê và nhà Nguyễn đã xuất hiện những tập sách viết về các dân tộc ở Việt Nam, trong đó có người Tày như: Dư địa chí của Nguyễn Trãi; Kiến văn tiểu lục của Lê Qúy Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú; Cao Bằng lục của Phan Lê Phiên; Cao Bằng ký lược của Phạm An Phù; Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật; Cao Bằng thực lục của Bế Hữu Cung; Cao Bằng tạp chí của Bế Huỳnh; Cao Bằng sự tích của Nguyễn Đức Nhã; Hưng Hóa xứ phong thổ lục của Hoàng Bình Chính…Những công trình này tuy còn sơ sài nhưng có ý nghĩa nhất định, giúp chúng ta hiểu được phần nào những sinh hoạt văn hóa dân gian của người Tày ở Việt Nam.

Dưới thời thuộc Pháp, cũng có một số cuốn sách và bài báo viết về tộc người Tày như Sưu tập dân ca đám cưới dân tộc Thổ ở Lạng Sơn và Cao Bằng (1941) và Dân tộc Thổ (1943) của Nguyễn Văn Huyên; Tục hỏa táng của người Thổ của Đỗ Hoàng Lạc trên Tạp chí Tri tân số 97/1943.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là từ ngày hòa bình lập lại (1954) đến nay, việc tìm hiểu văn hóa, xã hội của người Tày ngày càng được đặc biệt chú ý để phục vụ cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Các cơ quan nghiên cứu như Viện Dân tộc học, Viện Văn học, Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Văn hóa…cũng như các trường Đại học (Sư phạm Việt Bắc, Sư phạm Hà Nội I, Đại học Tổng hợp Hà Nội…) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra thực địa và tích lũy được nhiều tư liệu khoa học giúp ích cho việc nghiên cứu xã hội, lịch sử và văn hóa của tộc người Tày. Trên các tạp chí chuyên ngành như Học tập, Dân tộc đoàn kết, Nghiên cứu Lịch sử, Văn học, Dân tộc học, Văn hóa dân gian, Văn hóa nghệ thuật…đã đăng tải nhiều bài viết về dân tộc Tày, giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán,

tín ngưỡng tôn giáo và những sinh hoạt văn hóa dân gian của người Tày. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Thơ ca Tày - Nùng (1961) của Vĩnh Đàm; Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái Việt Nam của hai tác giả Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn (1968); Truyện cổ Tày - Nùng (1974) của Hoàng Quyết; Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) (1978) của Viện Dân tộc học; Sli - lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng (1979) của Vi Hồng;Văn hóa Tày - Nùng của Lã Văn Lô - Hà Văn Thư (1984); Lượn cọi Tày, Nùng (1987) của Cung Văn Lược và Lê Bích Ngân; Một số vấn đề lịch sử tộc người và những đặc điểm chủ yếu của văn hóa các dân tộc Tày, Nùng (1988) của Bế Viết Đẳng; Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam (1992) của Viện Dân tộc học; Văn hóa truyền thống Tày, Nùng (1993) của Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách; Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (1994) của Đỗ Thúy Bình… Các công trình trên đã trình bày những nét khái quát về điều kiện tự nhiên và dân cư, lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, văn hóa vật chất, tổ chức xã hội, tín ngưỡng tôn giáo và văn học của các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam.

Năm 1995 hai tác giả Hoàng Quyết và Tuấn Dũng đã cho ra mắt cuốn Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc. Đây là công trình nghiên cứu về những phong tục, tập quán trong sinh đẻ, hôn nhân, tang ma, quan hệ xã hội, trong lễ hội và ngày tết của người Tày.

Năm 1999, tác giả Trần Văn Hà cho ra mắt cuốn Các dân tộc Tày, Nùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Đây là một công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội học - tộc người, đi sâu tìm hiểu về qúa trình phổ biến và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp cũng như những biểu hiện của sắc thái văn hóa sản xuất của hai dân tộc Tày, Nùng trong giai đoạn Đổi mới kể từ sau Khoán 10 (1989 - 1995). Xuất phát từ quan niệm coi tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp như là một quá trình kéo theo những biến đổi kinh tế - xã hội, với thời gian 15 năm (1981 – 1995) từ khi bắt đầu thay

đổi cơ chế trong quản lý nông nghiệp diễn ra đến thời điểm nghiên cứu, tác giả muốn đưa ra những đánh giá, nhận xét về hiệu quả tác động của chính sách Đổi mới với phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi, những nỗ lực của nhân dân lao động Tày, Nùng trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Cuốn Tín ngưỡng dân gian Tày - Nùng (2009) của Nguyễn Thị Yên và Văn hóa dân gian Tày - Nùng ở Việt Nam (2010) của Hà Đình Thành…đã trình bày về nội dung văn học dân gian, nghệ thuật tạo hình, tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội của hai dân tộc. Qua đây, các tác giả đã nêu lên được hiện trạng đời sống văn hóa tín ngưỡng và vai trò của nó trong đời sống người Tày, Nùng.

Gần đây, năm 2010, tác giả La Công Ý - một nhà Dân tộc học người Tày đã cho ra mắt cuốn sách Đến với người Tày và văn hóa Tày. Công trình được hoàn thành dựa trên vốn tư liệu điền dã của bản thân tác giả và những tích lũy trong quá trình nghiên cứu hơn 30 năm. Bên cạnh đó cũng là sự kế thừa những hiểu biết của các tác giả đi trước trong nghiên cứu Dân tộc học. Có thể nói đây là một công trình chuyên khảo công phu, đề cập một cách có hệ thống về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của người Tày.

Vấn đề sinh kế từ trước tới nay đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như kinh tế học, xã hội học, nhân học…và được nhìn nhận dưới khía cạnh là hoạt động kinh tế của tộc người.

Năm 2001, tác giả Trần Bình đã cho ra mắt cuốn sách Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam và đến năm 2005 xuất bản thêm cuốn Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Việt Nam. Dựa vào nguồn tư liệu thu thập qua các cuộc điền dã trong nhiều năm, tác giả đã khái quát về môi trường tự nhiên và xã hội của hai vùng, cùng với đó là các hoạt động kinh tế của người La Hủ, Si La, Xinh mun, Khơ mú, Thái ở vùng Tây Bắc và người Tày, Dao, Sán Chay, Hà Nhì, Cơ Lao…ở vùng Đông Bắc. Thông qua hai công trình trên, tác giả đã khẳng định hoạt động kinh tế là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các giá trị văn hóa tộc người. Đồng thời

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí