Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

===***===


PHẠM THỊ THU HÀ


BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI TÀY Ở BIÊN GIỚI TỈNH LẠNG SƠN TỪ ĐỔI MỚI (1986) ĐẾN NAY

(Nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Dân tộc học

Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 1

Mã số: 60 22 70


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Giáo


Hà Nội - 2012

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 10

2. Mục đích nghiên cứu 12

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4. Nguồn tài liệu 13

5. Đóng góp của luận văn 5

6. Bố cục của luận văn 14

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 15

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 15

1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 15

1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước 17

1.2. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu 23

1.2.1. Cơ sở lý luận 23

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 23

1.3. Một số khái niệm cơ bản 24

1.3.1. Khái niệm sinh kế 24

1.3.2. Một số khái niệm khác 26

1.4. Hướng tiếp cận Lý thuyết 27

Tiểu kết chương 1 34

Chương 2. SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở

XÃ TÂN THANH 36

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu - xã Tân Thanh 36

2.1.1. Địa lý tự nhiên 36

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 38

2.1.3. Dân cư, dân tộc 41

5

2.1.4. Người Tày ở xã Tân Thanh 41


2.2. Các thành phần của sinh kế truyền thống 46

2.2.1. Nông nghiệp 46

2.2.1.1. Trồng trọt 46

2.2.1.2. Chăn nuôi 53

2.2.2. Lâm nghiệp 46

2.2.3. Nghề thủ công 56

2.2.4. Kinh tế tự nhiên 58

2.2.5. Chợ phiên và trao đổi 60

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3. BIẾN ĐỔI TRONG PHƯƠNG THỨC MƯU SINH CỦA NGƯỜI TÀY Ở TÂN THANH TỪ ĐỔI MỚI (NĂM 1986) ĐẾN NAY 65

3.1. Sự chuyển đổi sinh kế truyền thống 65

3.1.1. Trong trồng trọt 65

3.1.2. Trong chăn nuôi 71

3.1.3. Sinh kế từ rừng 72

3.2.Các hình thức sinh kế mới 74

3.2.1. Lao động làm thuê 74

3.2.2. Buôn bán, dịch vụ 85

Tiểu kết chương 3 86

Chương 4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI SINH KỀ CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ TÂN THANH 88

4.1.Những yếu tố tác động 88

4.1.1. Tác động của yếu tố Chính sách 88

4.1.2.Mở cửa biên giới và bình thường hóa quan hệ Việt - Trung 90

4.1.3. Sự thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh 95

6

4.1.4. Chương trình phát triển vùng biên của Trung Quốc - chiến lược “Hưng biên phú dân” 100


4.2. Tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của người Tày ở Tân Thanh 101

4.2.1. Đời sống kinh tế 101

4.2.2. Đời sống văn hóa 97

4.2.3. Đời sống xã hội 105

4.3. Những vấn đề đặt ra 109

4.3.1. Đất đai và sinh kế bền vững 119

4.3.2. Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống 122

4.3.3. Những bất ổn, rủi ro và bất bình đẳng 114

4.3.4. Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh biên giới 118

Tiều kết chương 4 119

KẾT LUẬN 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 124

7

PHẦN PHỤ LỤC 134



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Bảng giá giống vụ xuân năm 2012 69

Bảng 3.2: Diện tích và Năng suất cây trồng thôn Bản Thẩu năm 2011 70

Bảng 3.3.: Cây ăn quả chính trên địa bàn thôn Bản Thẩu năm 2011 70

Bảng 3.4: Thực trạng chăn nuôi của thôn Bản Thẩu năm 2011 72

Bảng 4.1: Cơ cấu lao động phi nông nghiệp thôn Bản Thẩu năm 2011 102

Bảng 4.2: Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Điền năm 1987

(trước Đổi mới) 103

Bảng 4.3: Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Điền hiện nay 94

8

Bảng 4.4: Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Hoàn năm 2011 ... 95 Bảng 4.5: Cơ cấu thu nhập của gia đình bà Nông Thị Xuyến năm 2011 105




BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT


BĐBP : Bộ đội biên phòng


CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa KTCK : Kinh tế cửa khẩu

Nxb : Nhà xuất bản


THCS : Trung học cơ sở


UBND : Uỷ ban Nhân dân


XHCN : Xã hội chủ nghĩa


9

XNK : Xuất nhập khẩu



MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Sinh kế là hoạt động tất yếu của con người để tồn tại, là cách thức con người tác động vào tự nhiên, môi trường để tạo ra của cải vật chất nhằm đảm bảo cuộc sống mưu sinh của mình.

Sinh kế cũng là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, có mối quan hệ hữu cơ với văn hóa đảm bảo đời sống (văn hóa vật chất), văn hóa xã hội (cấu trúc, thiết chế, các quan hệ xã hội) và văn hóa nhận thức (tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ…). Mặt khác, cũng như văn hóa tộc người, sinh kế cũng có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi sinh (tự nhiên và xã hội), có giao lưu, tiếp nhận và trao đổi với các cộng đồng khác. Chính điều đó làm cho văn hóa cũng như sinh kế tộc người luôn có những thích ứng để sinh tồn và phát triển.

Cũng như các thành tố khác của văn hóa tộc người, sinh kế có thể cung cấp các dữ liệu quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn gốc, quá trình tộc người, quá trình thiên di, ảnh hưởng văn hóa…Vì thế có thể cung cấp những cơ sở quan trọng trong việc hoạch định các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tính chiến lược cho từng khu vực, lãnh thổ cụ thể.

Việc nghiên cứu sinh kế cũng giúp chúng ta hiểu được hệ thống tri thức trong sản xuất đã tích lũy, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở những môi trường tự nhiên - xã hội khác nhau, các tộc người lại có những cách ứng xử khác nhau để tồn tại và phát triển. Vì thế, nghiên cứu sinh kế giúp chúng ta hiểu được đặc thù, sắc thái riêng biệt của từng tộc người.

Hiện nay, sự vận động, thay đổi và phát triển của xã hội ngày càng diễn ra nhanh và toàn diện hơn. Trong bối cảnh đó, văn hóa cũng như sinh kế của các tộc người cũng có những thay đổi để thích ứng. Việc nghiên cứu sinh kế cũng như sự biến đổi của nó ở những thời điểm nhất định là công việc cần

thiết. Điều đó chẳng những góp phần hiểu biết toàn diện hơn về văn hóa tộc người mà còn thấy được sự thay đổi, thích ứng của các cộng đồng trong những giai đoạn cụ thể của lịch sử.

Khu vực biên giới Việt - Trung, trong đó có tỉnh Lạng Sơn là nơi không chỉ có đường biên giới chính trị phân định ranh giới mà còn có những đặc điểm lịch sử, kinh tế và văn hóa rất riêng cần được khám phá. Trong tiềm thức của người dân nói chung, vùng biên giới vẫn được hình dung là nơi “sơn cùng thủy tận”, xa xôi hẻo lánh hay còn được gọi là “miền biên viễn”. Dưới thời phong kiến Việt Nam, các vua chúa cũng thường coi “miền biên viễn” là nơi lam sơn chướng khí, khó cai trị nên thường thu phục các tù trưởng địa phương để thực thi chiến lược bảo toàn lãnh thổ. Đây là nơi những nhân vật hoạt động xuyên biên giới nổi tiếng được biết đến trong lịch sử như Nùng Chí Cao, Lưu Vĩnh Phúc và cũng là nơi ẩn tích của nhà Mạc. Vào thế kỷ XIV, tể tướng nhà Trần là Phạm Sư Mạnh, trên đường tuần thú xứ Lạng, dừng chân trước Ải Chi Lăng, đã cảm thán về vùng biên trong bài Chi Lăng động bằng câu thơ:

Chi Lăng quan hiểm dữ thiên tề (Ải Chi Lăng hiểm trở tựa lên trời)

Dưới thời thực dân, các nhà tù nổi tiếng cũng được lập ra ở vùng biên nhằm đầy ải tù nhân. Tuy nhiên, lịch sử dường như đã thay đổi, vùng biên viễn hiểm trở ấy xưa, nay đang trở mình thành một khu vực kinh tế năng động với các mối giao lưu kinh tế - văn hóa và xã hội xuyên biên giới, thu hút một lượng lớn cư dân đến sinh cơ lập nghiệp. Do đó, nghiên cứu những đổi thay đang diễn ra ở vùng biên, có ý nghĩa rất quan trọng trong nhận thức tình hình thực tế.

Vùng biên giới Lạng Sơn cũng là khu vực được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này được xem là vấn đề sống còn trong chiến lược bảo vệ đất nước. Nghiên cứu cư dân ở đây, những năng động kinh tế - xã hội và các mối quan hệ tộc người xuyên biên giới do đó có ý nghĩa đặc biệt, góp phần vào quá trình xây dựng chiến lược phát triển vùng

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí