* Công việc chuẩn bị
+ Về phía thầy cúng: Trước khi đến hành lễ, thầy cúng phải làm các công việc chuẩn bị như mời thêm các thầy phụ và thầy múa; viết sớ; chuẩn bị đạo cụ; luyện tập các nghi thức và phải thực hiện một số kiêng kị như không sát sinh, không quan hệ vợ chồng để giữ cho cơ thể “sạch sẽ”. Thầy cũng phải làm lễ tại nhà để tập hợp “âm binh”, “âm binh” sẽ được thầy cúng mang theo đến nhà người thụ lễ.
+ Về phía gia đình người thụ lễ: Để tiến hành nghi lễ, gia đình phải chuẩn bị nhiều công việc:
- Làm lán cúng và dựng “ngũ đài”: Lán thờ thường được làm gần nhà ở phía bên gian đặt bàn thờ, lán được làm tương tự như ngôi nhà, quây kín bằng lá cọ, chỉ để một cửa ra vào. Một bên mái phía giáp vách được khoét trống ở giữa, nơi đó sẽ dựng một bàn thờ ngoài trời. Sau khi làm lán thờ xong, gia đình cử vài người chôn bốn cái cọc chắc khỏe, trên có kê các tấm ván để làm “bàn địa” hay gọi là “ngũ đài” đó là nơi sẽ diễn ra nghi lễ “sinh lần hai” của người thụ lễ .
- Lấy dây vòng: Dây vòng là một loại dây leo cổ thụ có mùi thơm ở những khu rừng già. Những người di lấy dây vòng phải chọn loại dây leo dài xoắn vắt qua ngòi nước hay khe suối, dây vòng được chặt thành từng đoạn cuộn bó khuân về, bóc hết vỏ, chỉ lấy ruột và tước ra thành từng sợi cuộn đống để trong lán thờ. Dây này sẽ được đan thành vòng để đỡ người lập tịch từ “trên trời” trở lại với cộng đồng trong nghi lễ sinh lần hai.
Ngoài ra, gia đình người thụ lễ còn phải chuẩn bị tiền, lương thực, thực phẩm, rượu, lễ vật, và chuẩn bị đón khách. Thời gian tiến hành một lễ cấp sắc diễn ra trong 3 ngày gồm các thủ tục chính sau:
+ Vào đám
- Lễ đón thầy: Đến giờ đã chọn, đoàn thầy cúng đến nhà người thụ lễ. Khi đó, người thụ lễ phải mặc áo thánh (đã được thầy đưa cho từ hôm đến nhận thầy) ra cửa bái lậy để đón thầy. Lúc này, gia đình người thụ lễ đã chuẩn bị sẵn một mâm lễ để đón thánh. Sau khi thủ tục đón thầy đã xong, thầy dăn dò người thụ lễ một số cong việc và thầy bắt tay làm các thủ tục như trang trí bàn thờ, treo tranh, treo bài vị và yểm bùa để làm trong sạch lán thờ.
Sau khi bữa cơm tối đã xong, sư phụ đưa sư nhi ra một nơi thanh vắng để
tập dượt các nghi lễ (có 3 sư phụ). Lúc này, tất cả các thủ tục đều được tập dượt thuần thục để tránh lúng túng khi vào hành lễ. Khi đó, tại nhà người thụ lễ, mọi người nghỉ ngơi, trò chuyện và hoàn thiện nốt những gì còn thiếu.
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Vai Trò Của Giáo Dục Của Gia Đình Và Nhà Trường
- Tác Động Của Biến Đổi Cấu Trúc, Chức Năng, Mối Quan Hệ Gia Đình Đến Đời Sống Gia Đình Và Xã Hội
- Biến Đổi Các Phong Tục, Nghi Lễ Trong Sinh Đẻ Và Nuôi Con
- Các Phong Tục, Nghi Lễ Trong Ma Chay Trước Đổi Mới
- Tác Động Của Biến Đổi Các Phong Tục, Nghi Lễ Trong Chu Kỳ Đời Người Đến Đời Sống Gia Đình Và Xã Hội
- Ban Chấp Hành Đảng Bộ Huyện Yên Bình (2000), Lịch Sử Đảng Bộ Huyện Yên Bình.
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
+ Chính đám
- Lễ rước tổ tiên và thỉnh thần: Địa điểm làm lễ là khu đất bằng phẳng ven suối hoặc gần ao hồ. Biểu tượng tổ tiên là các hình nhân bằng giấy (ông tổ là hình nhân bằng giấy đỏ, bà tổ là hình nhân bằng giấy xanh, tổ tiên các đời sau đã khuất (8 đời) bằng các hình nhân giấy trắng). Đồ cúng tổ tiên chỉ có gà, bông lúa, tiền giấy và trứng luộc, rượu. Thầy cúng gọi tên từng vị tổ tiên về dự lễ, dùng kiếm làm phép thuật chở thuyền, bắc cầu đưa tổ tiên qua suối rước lên vòng, lấy nón làm lọng che để đưa về nhà. Khi tổ tiên về nhà, thầy cúng mời ma nước (long vương), thổ công, thần sấm, tổ sư thầy cúng… về cùng dự lễ. Sau khi mời tổ tiên và các thần về dự lễ, thầy cúng làm phép xua đuổi các ma ác về cướp phá đàn cúng. Theo từng nghi lễ của thầy cúng, các thầy múa phục vụ thể hiện các điệu múa tương ứng. Ví dụ, khi thầy cúng làm lễ mời thần, các thầy múa sẽ đóng vai của người đi mời: Người cưỡi rồng đi mời long vương, người cưỡi ngựa trắng tổ sư thầy cúng, người cưỡi đại bàng đi mời thần sấm, người cưỡi ngựa đen đi mời thổ công.
- Lễ nhập buồng: Khi tổ tiên và các thần ma đã về dự lễ, thầy cúng chủ trì tiếp tục làm lễ xin phép tổ tiên và thần ma cho phép tiến hành lễ cấp sắc, chứng kiến và phù hộ cho người được cấp sắc. Sau khi xin phép xong, thầy cúng chính thức cho người thụ lễ làm lễ nhập buồng (đưa người thụ lễ vào lán thờ để tu luyện dưới sự chỉ bảo và giám sát của thầy cúng). Trong quá trình nhập buồng, người thụ lễ được thầy cúng đọc cho nghe các điều răn dạy, được đọc kinh sách và học một số nghi lễ. Một thầy cúng cho chúng tôi biết, trong thời gian này, người thụ lễ phải ăn chay và phải đọc và nghe 18 cuốn sách trong đó có 7 cuốn sách phép. Khi đã trải qua tu luyện, người thụ lễ sẽ được làm lễ lên đèn.
Khi làm lễ lên đèn, các thầy cúng đốt hương soi quanh người thụ lễ rồi dặt tượng trưng lên đỉnh đầu sau đó cắm lên bàn thờ. Với người Dao Quần Trắng, lên đèn trong cấp sắc có ý nghĩa là người thụ lễ sẽ được 3 còi Thượng – Trung - Hạ soi sáng trong suốt cuộc đời của anh ta.
- Lễ tái sinh (sinh lần hai hay còn gọi là nhảy vòng): Khi kết thúc lễ lên
83
đèn, người thụ lễ được thầy cúng dẫn ra bàn địa để làm lễ tái sinh. Họ vừa đi vừa nhảy múa vòng quanh bàn vài lần, rồi đưa người thụ lễ lên bàn ngồi bó gối tương tự như cái “bào thai”. Dưới chòi, các thầy nhảy múa diễn các trò đi săn, nam nữ yêu đương, quá trình hình thành loài người... Đến giờ sinh, “bào thai - người thụ lễ cấp sắc” “chuyển mình” rồi ngã xuống chòi, ở dưới các thầy cúng dùng vòng đỡ lấy. Rồi một người mang đến một cái mâm trong có bát nước tượng trưng cho sữa của thầy cúng. Và thầy cúng làm lễ dùng bát nước và khăn mặt tắm rửa, sau đó bón sữa và cơm cho người thụ lễ như cho đứa trẻ. Sau nghi lễ này, người thụ lễ đã được coi là người trưởng thành và sẽ cùng đoàn thầy cúng múa vài vòng quanh bàn địa rồi trở về lán thờ. Tại đây, các thầy cúng “đóng dấu” vào bản sắc và trao cho đứa trẻ. Đến đây coi như đã hoàn thành các lễ nghi chính của một lễ cấp sắc, người thụ lễ coi như đã sinh ra lần 2, trưởng thành và có tên âm...nên được phép học và thực hành cúng bái. Các nghi thức còn lại của lễ cấp sắc chủ yếu là cúng đưa tiễn các thần linh và tổ tiên.
Theo truyền thống của đồng bào Dao Quần Trắng ở Tân Hương, mỗi lễ cấp sắc chỉ thực hiện cho nhiều nhất là ba người, những người đó phải cùng trong họ và những người vai làm em phải góp theo người có vai làm anh cho dù gia đình nhà em điều kiện kinh tế có khá giả hơn và có thể tổ chức riêng cho gia đình một lễ cấp sắc, tuyệt đối anh không được góp với em. Tất cả những người lúc sống chưa được làm lễ cấp sắc thì trước khi làm chay phải được thực hiện nghi lễ này. Nếu như trong gia đình, cha chưa làm lễ cấp sắc thì con cũng chưa được làm lễ cấp sắc.
Tìm hiểu các phong tục, nghi lễ trong lễ cấp sắc của người Dao Quần Trắng chúng tôi thấy rằng: Lễ cấp sắc là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào. Các nghi lễ lần lượt được tiến hành trong lễ cấp sắc đều mang màu sắc tôn giáo. Thông qua các thầy cúng (người kết nối giữa thần linh, tổ tiên và người được cấp sắc), người thụ lễ được tổ tiên, thần linh công nhận, được ban tên, ban sắc, ban âm binh đồng thời cũng sẽ nhận được sự che chở của tổ tiên và thần linh. Ngoài việc được các thầy cúng truyền thụ cho pháp thuật, cách thức tiến hành các nghi lễ, người thụ lễ còn được răn dậy về việc tu thân, hướng thiện như biết ơn tổ tiên và cha mẹ, tôn kính thầy giáo, thủy chung với bạn bè, có lòng dũng cảm, vị tha…những hoạt động này mang tính giáo dục cao. Bên cạnh đó,
84
trong Lễ lấp sắc còn mang các giá trị trong văn hóa nghệ thuật được thể hiện qua các bức tranh thờ, các điệu múa phụ họa và các bài hát.
4.2.2. Biến đổi các phong tục, nghi lễ trong lễ cấp sắc
Lễ cấp sắc là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa của người Dao nói chung, của nhóm Dao Quần Trắng nói riêng. Song, trải qua thời gian lâu dài và cùng với sự biến đổi mạnh mẽ trong đời sống của cộng đồng và xã hội, lễ cấp sắc của đồng bào Dao Quần Trắng cũng có những biến đổi trên nhiều phương diện cho phù hợp với cuộc sống hôm nay.
* Biến đổi về quan niệm
Ngày nay, được làm lễ cấp sắc vẫn là mong ước của tất cả nam giới người Dao Quần Trắng và nghi lễ này vẫn được tiến hành cho tất cả nam giới. Tuy nhiên, không còn nhiều người tin vào việc được cấp sắc là sẽ có quyền năng của thế giới thần ma, được tổ tiên, thần ma và “âm binh” bảo vệ và khi chết mới được về với thế giới tổ tiên.
Quan niệm về sự “trưởng thành” khi được cấp sắc vẫn là quan niệm phổ biến cho đến hiện nay. Bởi lẽ, trong quá trình làm lễ cấp sắc, người thụ lễ được thầy cúng đọc cho nghe các điều răn dạy về đạo làm người, về cách tu thân, được nghe về cội nguồn lịch sử tộc người, được học các lễ nghi của cộng đồng… Những người vì lý do nào đó mà chưa được cấp sắc không bị cộng đồng coi thường như xưa nữa, họ vẫn tham gia vào các công việc của cộng đồng (trừ việc chủ trì các nghi lễ). Dưới đây là ý kiến của một người dân về vẫn đề này:
“Bây giờ chúng tôi không nghĩ là được cấp sắc là sẽ có thần linh bảo vệ và có thể học được phép thật nữa. Mỗi người đàn ông dân tộc Dao Quần Trắng chúng tôi khi được cấp sắc đều coi đó là một niềm vinh dự lớn đối với bản thân, gia đình vì nó là truyền thống từ bao đời của dân tộc tôi. Từ đó, càng khích lệ người đàn ông đó sẽ có thêm động lực xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. Và bản thân người được cấp sắc luôn nêu cao tinh thần gương mẫu trong công việc là tấm gương sáng cho lớp trẻ noi theo. Tôi nghĩ rằng đây là một truyền thống tốt cần được duy trì”. (Đ.V.H, nam, 64 tuổi – nguyên là cán bộ xã Tân Hương).
* Biến đổi trong thực hiện các nghi lễ
Cho đến nay, về cơ bản các bước tiến hành và các nghi lễ trong một lễ cấp
85
sắc vẫn được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, trong từng nội dung của các nghi lễ đã được rút gọn cho phù hợp với đời sống mới. Nếu như trước đây, một lễ cấp sắc được tiến hành trong vòng 3 ngày 3 đêm thì hiện nay thường gói gọn từ buổi chiều hôm trước đến sáng hôm sau. Do rút ngắn thời gian nên thực hiện nên có một số bước tiến hành có thể được làm trước hay lược bỏ bớt.
Về số lượng người thụ lễ: Nếu như trước đây, mỗi lần cấp sắc chỉ được thực hiện không quá ba người, thì hiện nay, trong một lần làm lễ cấp sắc có thể làm cho tối đa là bảy người. Sự biến đổi này đã tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí cho các gia đình và dòng họ. Bên cạnh đó, sự biến đổi này cũng tạo điều kiện cho nhiều gia đình có kinh tế khó khăn vẫn có thể làm được lễ cấp sắc bằng cách đóng góp cùng với các gia đình khác trong họ. Vì vậy, cho đến nay, trong cộng đồng người Dao Quần Trắng ở Tân Hương không còn hiện tượng những người đã chết mà vẫn chưa được làm lễ cấp sắc. Đặc biệt, ngày nay, các gia đình thường tổ chức làm lễ cấp sắc cho con em mình khi trong họ có đám chay. Sự kết hợp này tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của cho các gia đình.
Một số nghi lễ khác cũng được giản tiện như trong nghi lễ tái sinh, người thụ lễ vẫn phải nhảy vòng nhưng chiếc vòng có thể được làm bằng một tấm chăn hay tấm dù chứ không nhất thiết phải là vòng đan bằng dây rừng; các nghi lễ như mời, tiễn thần ma và tổ tiên đã được rút ngắn.
* Những biến đổi khác
Ngoài những biến đổi trong quan niệm và thực hiện một số nghi lễ, ngày nay, Lễ cấp sắc còn có những biến đổi khác như:
Công việc chuẩn bị cho làm lễ cấp sắc cũng không còn phức tạp như ngày xưa nữa. Nếu như trước đây, để làm lễ cấp sắc, gia đình phải chuẩn bị trước lương thực, thực phẩm, tiền và các thức khác hàng năm, thậm chí nhiều năm thì ngày họ chỉ phải mất vài tháng còn đối với các gia đình có điều kiện thì chỉ trong vài ngày. Sự chuẩn bị không mất nhiều thời gian một mặt là do lễ cấp sắc không còn tốn kém như trước, hơn nữa do điều kiện kinh tế thị trường phát triển nên nhiều vật dụng (lương thực, thực phẩm, mũ áo, đèn hương…) họ có thể mua trên thị trường. Công việc chuẩn bị của thầy cúng cũng đơn giản hơn. Nếu như trước đây họ phải chuẩn bị hàng tuần cho việc vẽ tranh và viết sớ thì hiện nay,
86
các tranh ảnh thờ đã được ép nhựa để sử dụng nhiều lần và các tờ sớ đã được in theo một mẫu sẵn chỉ việc điền các thông tin các nhân của người thụ lễ.
Việc tổ chức ăn uống trong lễ cấp sắc vẫn còn nhưng đã giảm đi đáng kể, các gia đình khi làm lễ chỉ tổ chức một bữa cơm để mời anh em trong họ và những người hàng xóm lân cận đến giúp việc chứ không còn cả làng đến ăn uống vài ngày như ngày xưa nữa.
Tuy nhiên, trong quá trình điền dã, chúng tôi cũng được đồng bào cho biết là trong mấy năm trở lại đây, xu hướng tổ chức lễ cấp sắc rườm rà, phức tạp và tốn kém đã xuất hiện trở lại ở một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả đã gây lên những tác động tâm lý không tốt cho nhân dân và đi ngược lại chủ trương của chính quyền.
Như vậy, lễ cấp sắc ngày nay đã có những biến đổi cho phù hợp với đời sống mới. Việc giản tiện trong các phong tục và nghi lễ đã tiết kiệm được tiền của, thời gian và công sức cho các gia đình mà vẫn không làm mất đi bản sắc văn hóa của tộc người.
4.3. Biến đổi các phong tục, nghi lễ trong cưới xin
4.3.1. Các phong tục, nghi lễ trong cưới xin trước Đổi mới
Tổ chức đám cưới là một trong những nghi lễ quan trọng trong chu kỳ đời người, là sự kiện lớn đối với gia đình, dòng họ và của cộng đồng. Phong tục cưới xin truyền thống của người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một quá trình với nhiều các thủ tục và nghi lễ. Ngoài những nét chung với các nhóm Dao khác, phong tục, nghi lễ trong cưới xin của đồng bào Dao Quần Trắng có những nét riêng tất độc đáo. Vì vậy, nội dung này chúng tôi cũng sẽ trình bày chi tiết hơn so với các nội dung khác.
Trước khi đi đến kết hôn, trai gái người Dao Quần Trắng đến tuổi trưởng thành cũng được tự do tìm hiểu và yêu đương, nhưng để tiến tới hôn nhân, họ nhất thiết phải tuân thủ những nguyên tắc, luật tục của gia đình, dòng họ cũng như của cộng đồng. Đặc biệt là quyền quyết định của cha mẹ, chỉ khi được cha mẹ hai bên nhất trí thì các nghi lễ trong hôn nhân mới được tiến hành. Để thành vợ, thành chồng, họ được tiến hành qua các nghi lễ chính sau:
* Lễ xem mặt (nịnh ăn rền)
Sau khi tìm hiểu bản thân và gia đình của cô gái, nếu đã ưng thuận, gia
87
đình nhà trai sẽ nhờ người mối lái sang bên nhà cô gái để nói rò gia cảnh và ý nguyện của gia đình mình. Qua ông mối, gia đình nhà gái nắm được gia cảnh và ý định của gia đình nhà trai, gia đình nhà gái cũng cho biết ý định của mình. Nếu không đồng ý, gia đình nhà gái sẽ tìm cách từ chối khéo để nhà trai khỏi mất lòng. Còn nếu như đồng ý, gia đình nhà gái sẽ cho biết tuổi (âm lịch) của cô gái để ông mối đem về cho nhà trai đi so tuổi.
* Lễ so tuổi
Nhà trai sẽ đến nhờ thầy cúng so tuổi xem đôi trai gái có “hợp mệnh” với nhau không. Nếu nam nữ “hợp mệnh” thì được quan niệm là cuộc sống sẽ êm ấm, hạnh phúc, nhiều con cháu. Ngược lại, nếu tương khắc thì cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, làm ăn lụn bại, có khi phải chia lìa nhau. Việc so tuổi có ý nghĩa quyết định đầu tiên đến sự thành bại của hôn nhân, chỉ khi nào tuổi hai người hợp nhau thì các nghi lễ tiếp theo mới được tổ chức; nếu không hợp tuổi thì dù hai bên gia đình và đôi trai gái có ưng thuận, đám cưới cũng sẽ không được tiến hành.
* Lễ xem chân gà (tảng chảy)
Sau khi so tuổi, nhà trai chọn ngày tốt để đến nhà gái tiến hành lễ xem chân gà. Lễ vật đem theo là một con gà trống (gà hoa) và một chai rượu (trước đó, nhà trai thông báo cho nhà gái biết kết quả của việc so tuổi và xin được thực hiện các nghi thức tiếp theo). Họ mổ gà cúng tổ tiên nhà gái, trình báo mong muốn của hai gia đình, xin tổ tiên phù hộ và tiến hành xem chân gà tại nhà gái hoặc đến nhờ thầy cúng xem hộ. Quan niệm của đồng bào nếu thấy chân gà cong đều, chụm, không tụ máu là tốt và có thể làm lễ cưới được. Sau khi xem chân gà thấy tốt, nhà trai sẽ báo ngày giờ làm lễ dạm hỏi chính thức để nhà gái chuẩn bị.
Trong trường hợp chân gà không như ý, hai gia đình có thể lập lại nghi lễ này, để xem việc hôn nhân có thể được tiếp tục không. Còn nếu như xem chân gà vẫn thấy không tốt thì đôi trai gái cũng không thể tiến tới hôn nhân.
* Lễ ăn hỏi (trò chảy toi)
Đúng ngày đã định, gia đình nhà trai mang lễ vật đến nhà gái để làm lễ ăn hỏi, lễ vật chính gồm: 2 con gà trống thiến (vì vậy còn được gọi là lễ gà đôi) và một chai rượu. Phía nhà gái tiếp đoàn nhà trai có anh em họ hàng, làng xóm gần
88
gũi. Sau bữa cơm, đại diện hai gia đình bàn bạc việc cưới xin, thỏa thuận về sính lễ, về việc ở rể… Lễ vật thách cưới nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào khả năng của ông mối, cũng như kinh tế của từng gia đình, thông thường gồm 50 kg thịt lợn, 5 đôi gà trống thiến, một con gà già, 10 lít rượu, một vòng bạc trắng (1,4 lạng) nếu không lấy bạc thì lấy 5 quan tiền, mũ cô dâu (mũ bồ đài để cô dâu đội trong ngày cưới). Ngoài ra còn có trầu cau, chè thuốc, bánh kẹo. Nội dung cụ thể sẽ được ghi vào tờ “hôn thư” trước sự chứng kiến của mọi người. Dựa vào tờ “hôn thư”, hai gia đình thực hiện nghĩa vụ của mình, đặc biệt là việc chuẩn bị lễ vật của nhà trai.
Sau lễ ăn hỏi, bố mẹ chàng trai đem lễ vật gồm một con gà trống, một chai rượu đến nhờ thầy cúng xem cho ngày cưới. Dựa vào tuổi của cô gái, thầy cúng tra sách lịch chọn ngày hoàng đạo để tổ chức lễ cưới. Kể từ sau khi lễ ăn hỏi, cô gái được coi là người “đã có chủ” và chàng trai được đi lại nhà gái thường xuyên hơn.
* Lễ báo cưới (chò meng)
Trong nghi lễ này, nhà trai chuẩn bị lễ vật là một con lợn khoảng 30 kg sang nhà gái làm lễ báo cưới, đoàn đi lễ báo cưới có ông mối, bố chú rể, và hai chàng trai mang theo lễ vật. Chủ nhà mời những người bề trên trong họ tới dự rồi mổ lợn, làm cơm cúng tổ tiên. Nhà trai báo cho nhà gái biết ngày giờ tổ chức hôn lễ. Mặc nhiên, ngày cưới không được trùng với ngày sinh tháng đẻ của cô dâu và chú rể.
Tại lễ này, nhà trai chính thức xin bản “lộc mệnh” của cô dâu tương lai. Bản lộc mệnh là một tờ giấy hồng hay vải đỏ có hình con cá đã được ghi bằng chữ Nho một số thông tin về cô gái như họ tên, ngày tháng năm sinh, cung số. Đây là cơ sở để nhà trai đưa tên cô vào gia phả dòng họ mình. Nếu vì lý do nào đó, hai bên không thể đi đến hôn lễ, theo tập tục nhà trai phải trả lại lộc mệnh. Tuy nhiên, khi bản “lộc mệnh” đã được trao là sự thừa nhận việc hôn nhân, đám cưới khó mà thay đổi được.
* Lễ cưới (áy cón)
Sau lễ báo cưới, cả hai gia đình đều bắt tay vào việc chuẩn bị cho ngày cưới, và những điều kiện sống ban đầu cho đôi tân hôn. Lễ cưới thường được tổ chức vào dịp cuối năm, họ kiêng tổ chức lễ cưới vào các tháng lẻ trong năm (đặc
89