Các Phong Tục, Nghi Lễ Trong Ma Chay Trước Đổi Mới

biệt là vào tháng ba), kiêng tổ chức lễ cưới trùng với ngày sinh của bố mẹ, cô dâu, chú rể, hai bên gia đình với quan niệm tổ chức vào ngày này vợ chồng sẽ không được may mắn. Lễ cưới truyền thống của đồng bào được diễn ra trong 3 ngày với nhiều các hoạt động như sau:

Trước ngày cưới, gia chủ mời họ tộc đến để bàn về đám cưới, góp cưới, chọn người đi đón dâu, chuẩn bị thực phẩm cho ngày cưới. Thường thì anh em, thân thích, hàng xóm, tùy khả năng có thể sẽ giúp nhau lợn, gà, gạo, rượu,… Ngoài ra, nhà trai còn mời thêm ông Quan lang (ông Mờ) làm chủ hôn hướng dẫn các nghi lễ trong quá trình đón dâu. (Ông Mờ phải là người am hiểu phong tục tập quán và đã được cấp sắc ) và ông Mối (lài cóng) đến dự. Trước ngày đón dâu , nhà trai chọn giờ tốt đưa đầy đủ sính lễ (đã ghi trong “hôn thư”) sang nhà gái. Cũng trong ngày hôm đó, nhà trai cũng như nhà gái đều làm cơm mời họ tộc và láng giềng tới dự (ăn họp họ) và có ý kiến nhờ anh em họ tộc cùng làng xóm giúp đỡ trong lễ cưới này. Đồng thời cả hai gia đình đều phải làm lễ cải sát (giải hạn) cho cô dâu, chú rể. Người Dao Quần Trắng quan niệm trai, gái trước khi nên vợ nên chồng, cần phải giải hạn để xua đi những xung khắc với bố mẹ, với mọi người trong gia đình và giữa hai người với nhau.

Đoàn đi đón dâu phải có đúng 11 người, gồm chú rể, ông Long chấu (thay mặt bố chú rể), ông Quan lang (ông Mờ), ông Mối, 5 người bạn của chú rể, hai cậu bé khoảng từ 12 – 14 tuổi làm phù rể. Trước giờ khởi hành đi đón dâu, ông Quan lang thắp hương cầu khấn tổ tiên mong trên đường đón dâu không gặp trắc trở. Lúc này, chú rể phải làm thủ tục bái tổ tiên trước khi sang nhà cô dâu và kế ngay đó, bạn chú rể đứng hát xin tổ tiên phù hộ cho một đám cưới suôn sẻ, gặp nhiều may mắn. Đúng giờ đã chọn, đoàn đi đó dâu khởi hành theo thứ tự: ông Quan lang đi trước, tiếp theo là ông Long chấu, rồi đến 3 người bạn rể, 2 cậu bé, chú rể, 2 người bạn rể còn lại, sau cùng là ông Mối.

Theo phong tục của người Dao Quần Trắng, cả đoàn đi đón dâu đều mặc quần trắng và chú rể khi ra khỏi nhà phải đội một chiếc nón mới mang ý nghĩa là sẽ che chở, bảo vệ cho chú rể trong suốt chặng đường đi. Dù gần hay xa, nhà trai trên đường đi đón dâu không được vào nhà gái ngay mà phải nghỉ lại trên đường (nhà người quen hoặc nhà ông mờ) cho đến khoảng 5 giờ chiều mới vào nhà gái. Khi đoàn nhà trai đến cổng nhà gái lúc đó cửa nhà gái được đóng lại do 2 người

90

bạn dâu ở trên nhà. Lúc này chú rể được ông Quan lang lấy áo vàng (guế vằng) trùm kín lên đầu, cầm tay đứng chờ ở chân cầu thang. Phía nhà gái cất lời hát đố, nhà trai cử hai người bạn rể đối đáp. Cuộc hát diễn ra khá lâu, khi nhà trai đối đáp một cách đầy đủ mới được mời vào nhà. Khi bước lên nhà, nhà trai phải trao mấy đồng tiền lẻ cho hai cô gác cửa để nhờ mở cửa . Khi bước qua cửa thì chú rể sẽ phải bước chân trái lên trước và thầy cúng làm phép rửa chân cho chú rể. Hai cậu bé phù rể được sự hướng dẫn của ông Quan lang dắt chú rể lên cầu thang rồi vào thẳng buồng cô dâu (trước đó cô dâu đã đi lánh mặt ở bên nhà hàng xóm). Tiếp theo, ông Quan lang gài chiếc ô lên mái buồng cô dâu, bên trong có một chút gạo tẻ được gói vào tờ giấy đỏ (biểu hiện sự cầu mong cho đôi tân hôn làm ăn thuận lợi). Cô dâu sau khi trang điểm bên hàng xóm, thay đổi trang phục, được bà “đóng phà” dắt về nhà làm lễ bái kiến. Bà đóng phà tay phải cầm đai áo cô dâu, tay trái cầm con dao, đưa cô vào buồng. Con dao được cài lên vách buồng với ý nghĩa cắt đứt mọi vía xấu cho cô dâu và chú rể.

Sau khi ăn uống, nghỉ ngơi, chú rể ra làm lễ trình tổ tiên. Tiếp đó, chú rể làm lễ lạy tạ bố mẹ vợ và họ hàng nhà gái, rồi bưng khay rượu mời từng người theo vai vế bên nhà gái để cảm ơn và nhận anh em họ hàng nhà vợ. Sau các lễ thức đó, chú rể được 2 cậu bé dắt vào buồng cô dâu (tối đó chú rể cùng hai phù rể ngủ tại buồng cô dâu, còn cô dâu lại đi ngủ ở một chỗ khác). Trong khi đó, ở bên ngoài vẫn diễn ra mọi thủ tục, nghi lễ giữa đại diện nhà trai, ông Mối với người đại diện bên nhà gái và cuộc hát đối đáp giữa nam nữ thanh niên của hai họ. Sau khi các thủ tục hoàn tất, dân làng cùng đến chúc mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ, tất cả mọi uống rượu và vui chơi suốt đêm. Khi gà gáy sáng, chú rể để lại buồng cô dâu cái áo vàng được trùm hôm qua rồi cùng một cậu bé trở về nhà mình trước. Theo phong tục của người Dao Quần Trắng, khi trở về nhà, chú rể không đi cùng đoàn đón dâu.

Sáng hôm sau, nhà gái dọn mâm cỗ thết đãi đoàn đón dâu và quan khách để chờ đến giờ đưa dâu như đã được báo trước. Ông Mối thay mặt đoàn đón dâu nói lời cảm ơn tất cả gia đình và họ tộc nhà gái, xin phép được đón cô dâu về nhà chồng. Cô dâu vận bộ trang phục truyền thống gồm quần trắng, áo chàm thêu, đầu đội chiếc mũ bồ đài được trang trí công phu với những đồng bạc nhỏ, những ngôi sao nhỏ đính xung quanh, các sâu hạt cườm, các sợi tua nhiều màu

91

sắc. Một cậu bé dắt cô dâu từ trong buồng ra đến cửa và hai bạn dâu đứng ở ngoài cửa đợi. Trước khi đoàn đón dâu đi, bố mẹ cô dâu đưa cho cô vài nắm cơm, một ít tiền lẻ. Khi cô ra đến cửa, các em của cô đóng cửa lại, khóc òa lên như níu kéo, không muốn cho cô đi. Ông Quan lang phải đưa cho cô dâu một ít tiền lẻ thì cánh cửa mới được mở ra cho đoàn đưa dâu đi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Đoàn rước dâu lúc này có 12 người gồm có 9 người của nhà trai, cô dâu và hai người bạn dâu (đồng bào quan niệm “đi lẻ về chẵn”, nên số người trong đoàn từ nhà gái về nhà trai bao giờ cũng là số chẵn (12 người). Trên đường đi, đoàn đón dâu phải thực hiện một số nghi thức nhất định như tránh gặp đám ma, đám cưới; nếu qua máng nước phải gỡ bỏ máng ra, còn gặp sông suối, nhất thiết phải thả một nắm cơm và một ít tiền lẻ để mong hà bá phù hộ. Trên đường đưa dâu về, đoàn cũng phải nghỉ ngơi ở một nơi nhất định đến khoảng 5 giờ chiều mới được vào nhà.

Khi đến chân cầu thang, cô dâu đứng đợi hai người bạn của mình hát đối với các bạn rể. Lúc ấy, một người cô đứng tuổi đem đồ trang sức (vòng cổ, vòng tay) đeo cho cô dâu, và mặc thêm cho cô một đôi yếm, đôi áo, quấn một tấm váy để thể hiện sự quan tâm của nhà chồng đối với cô. Bấy giờ, ông Quan lang chùm chiếc áo vàng - mà chú rể để lại đêm qua - lên đầu cô dâu. Sau đó, một phù rể sẽ cầm tay áo của cô dâu dẫn lên cầu thang, thầy cúng bên nhà trai đã chờ sẵn ở cửa và làm phép rửa chân cho cô dâu, bước chân đầu tiên bước vào nhà chồng thì cô dâu phải bước chân phải. Trong đám cưới của người Dao thì chú rể không được ra đón và cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi các nghi lễ lạy tạ tổ tiên được thực hiện xong bởi người Dao Quần Trắng cho rằng, có như vậy thì mới tránh được những điều rủi ro, cô dâu và chú rể mới sống hạnh phúc.

Biến đổi gia đình người Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - 12

Dưới sự hướng dẫn của người đứng tuổi trong họ tộc nhà trai, cô dâu được mời ngồi xuống chiếu trong buồng cưới. Mâm cơm thịnh soạn được dọn ra để cô và hai người bạn gái cùng ăn. Đó là bữa cơm đầu tiên của cô tại nhà chồng, gọi là bữa cơm “lấy giờ vào nhà”, sau bữa cơm, các lễ thức khác lại được tiếp diễn.

Đúng giờ đã chọn, một mâm cỗ cúng để trình gia tiên được đặt lên bàn thờ. Ông Long chấu vào buồng đưa nàng dâu ra làm lễ. Cô quỳ trước bàn thờ, có 2 bạn dâu đứng bên cạnh, thầy cúng thắp hương làm lễ trình báo với tổ tiên là gia đình đã có thêm một thành viên mới, mong tổ tiên phù hộ cho đôi tân hôn.

Sau lễ trình gia tiên, ông mối bố cáo với cả nhà và họ tộc biết là đã đón

92

được nàng dâu về, xin toàn gia thừa nhận và giúp đỡ đôi tân hôn. Sau lễ tiết này, cô dâu làm nghi thức lạy bố mẹ, anh em họ tộc nhà chồng và trở lại buồng. Đêm hôm đó, các thành viên trong đoàn đưa dâu ngủ lại nhà trai, gia đình lại tổ chức cho nam nữ thanh niên hát đối thâu đêm.

Sáng hôm sau, cô dâu dậy thật sớm để đi lấy nước về cho bố mẹ chồng rửa mặt (thể hiện sự chăm sóc của nàng đối với cha mẹ chồng). Hôm đó, nhà trai làm cỗ mời anh em họ tộc và quan khách tới chung vui cùng gia đình. Tiệc tan, ông Quan lang vào buồng tân hôn xé tờ giấy đỏ gói đôi đũa rồi đốt giấy đi, công nhận cô dâu – chú rể đã thật sự trở thành vợ chồng. Nghi thức cưới ở nhà trai đến đây đã kết thúc.

* Lễ lại mặt (ăn thủ lợn)

Ngay buổi chiều hôm đó, cô dâu và chú rể về nhà bố mẹ vợ để làm lễ lại mặt. Lễ vật mang theo là hai con gà trống thiến và hai chai rượu, tối hôm đó nhà gái tổ chức một lễ nhỏ để mời các anh em xung quanh gọi là ăn thủ lợn. Đôi vợ chồng nghỉ lại nhà bố mẹ vợ một đêm. Sáng hôm sau, họ lại trở về nhà bố mẹ chồng cảm ơn mọi người đã giúp đỡ làm lễ cưới và tổ chức “ăn thủ lợn” bên nhà trai và người con trai chuẩn bị những thứ cần thiết để đi làm rể.

Các phong tục và nghi lễ trong lễ cưới của người Dao Quần Trắng mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của tộc người. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị độc đáo, trong lễ cưới còn có một số nghi lễ mang nặng tính chất mê tín dị đoan và hủ tục như xem chân gà, so tuổi, thách cưới bằng nhiều hiện vật có giá trị cao... Các thủ tục diễn ra rất phức tạp với nhiều các nghi lễ, từ những nghi lễ đầu tiên đến khi hoàn tất đám cưới có khi thời gian kéo dài gần một năm trời. Bên cạnh đó là việc tổ chức đám cưới dài ngày, ăn uống liên tục trong 5 đến 6 bữa đã gây ảnh hưởng đến kinh tế và công việc của các gia đình.

4.3.2. Biến đổi các phong tục, nghi lễ trong cưới xin

Từ Đổi mới đến nay, các phong tục, nghi lễ trong cưới hỏi của đồng bào Dao Quần Trắng ở Tân Hương đã có sự biến đổi, sự biến đổi đó thể hiện trên các khía cạnh sau:

* Biến đổi trong quan niệm

Đa số các bậc cha mẹ quan niệm việc cưới xin là để xây dựng hạnh phúc gia đình cho con cái nên đã ít can thiệp vào quyền quyết định hôn nhân của con.

Vì vậy, nam nữ thanh niên trước khi đi đến kết hôn được tự do lựa tìm hiểu, yêu đương và lựa chọn bạn đời của mình; người mối lái trong hôn nhân vẫn còn nhưng chỉ mang tính hình thức, vai trò thực tế đã bị mờ nhạt. Tuy nhiên, đại đa số con cái trước khi đến quyết định hôn nhân vẫn hỏi ý kiến của cha mẹ cùng những người thân trong gia đình. Về cơ bản, nam nữ đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật (trừ một số trường hợp kết hôn dưới tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình). Quan niệm “gả bán” trong hôn nhân không còn nặng nề như xưa nữa, vì vậy, việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai đã bị hạn chế và ở nhiều gia đình chỉ còn là hình thức.

* Về việc thực hiện các nghi lễ

Trước đây, việc thực hiện đúng và đủ các nghi lễ trong cưới xin là một điều bắt buộc đối với tất cả các gia đình. Ngày nay, về cơ bản các nghi lễ vẫn được thực hiện nhưng đã có sự biến đổi cả về nội dung và hình thức.

- Lễ xem mặt: Nhà trai vẫn nhờ người mối lái đến bên nhà gái để hỏi ý kiến nhưng về thực chất đôi trai gái đã trải qua quá trình tìm hiểu, cha mẹ hai bên đã có những thông tin về nhau và thông tin về sự việc nhà trai sẽ đến. Vì vậy, lễ xem mặt chỉ còn là hình thức, thực chất là để hai gia đình gặp gỡ và bàn bạc các công việc tiếp theo.

- Lễ so tuổi và xem chân gà: Nghi lễ này vẫn được một số gia đình tiến hành và vẫn có trường hợp khi so tuổi thấy “không hợp” họ vẫn không tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, đa số các hợp đi so tuổi và xem chân gà nhưng họ không tin vào “số mệnh” và cho rằng đây không phải là nguyên nhân dẫn đến không hạnh phúc và bền vững trong hôn nhân. Có nhiều cặp khi đi so tuổi thấy “không hợp” nhưng họ vẫn quyết đến với nhau và họ cũng có đủ các lý do để thuyết phục gia đình, thậm chí họ nhờ đến cả thầy cúng để an lòng cha mẹ. Sau đây là một số ý kiến xung quanh vấn đề này được chúng tôi trích ra từ các cuộc phỏng vấn sâu.

“Bọn em cứ đi so tuổi và xem chân gà cho đúng với truyền thống thôi chứ cũng không tin vào cái này lắm, chúng em thích nhau là chúng em lấy nhau.” (Đ.V.M, nam 26 tuổi)

(L.T.T, nữ, 23 tuổi).

“Em thì không đi so tuổi đâu, nếu thấy hợp thì không sao, nếu so tuổi mà không hợp thì lại phải suy nghĩ nhiều, đặc biệt là bố mẹ không được yên tâm”

“Nhiều cặp cũng đến nhà tôi so tuổi và xem chân gà, nếu theo sách thì thấy có cặp không hợp thật, nhưng các cháu nó thích nhau thì mình cũng có lý do để nói cho gia đình người ta yên tâm” (B.V.T, nam, 54 tuổi – thầy cúng).

“Bây giờ bọn em có thời gian để tìm hiểu nhau, tuổi thế nào bọn em biết cả rồi, nhiều đứa nó nói trước với thầy cúng để khi gia đình đến thì thầy nói tốt cho gia đình yên tâm thôi” (Đ.V.S, nam, 24 tuổi).

- Lễ ăn hỏi, lễ báo cưới, lễ cưới và lễ lại mặt: Hiện nay, các gia đình vẫn thực hiện đầy đủ các nghi lễ này nhưng đã có sự giản tiện ở một số khâu cho phù hợp với đời sống mới. Ví dụ như trong lễ cưới, trước đây lễ cưới thực hiện kéo dài ba ngày với nhiều thủ tục. Hiện nay, một đám cưới thường được gói gọn trong khoảng một đến hai ngày; đoàn đi đón dâu cũng không nhất thiết phải đi 9 về 12 người như xưa nữa; nhiều các nghi thức phức tạp diễn ra trong khoảng từ lúc đi đón dâu đến lúc đưa dâu về nhà chồng đã được rút gọn; tổ chức giao lưu văn nghệ giữa hai họ thường do chi đoàn thanh niên đứng ra thực hiện.

* Những biến đổi khác

Ngoài các biến đổi về quan niệm và các nghi lễ còn có một số biến đổi khác như: Các lễ vật thách cưới hiện nay không còn nhiều như ngày xưa nữa, đối với những gia đình ở gần nhau, họ vẫn tổ chức dẫn cưới bằng lễ vật như thịt lợn, gà, rượu, trầu cau, thuốc lá, chè…nhưng đối với những gia đình ở xa nhau thì họ thường dẫn cưới bằng tiền mặt. Một số gia đình không thách cưới bằng hiện vật hay tiền đối với nhà trai nữa mà chỉ lấy một số lễ tượng trưng (chè, thuốc, rượu…) mỗi thứ một ít gọi là để làm lễ tổ tiên. Nếu như trước đây các lễ vật thách cưới của nhà gái đối với nhà trai được ghi cụ thể trong tờ “hôn thư” và tờ hôn thư sẽ được hai bên gia đình đem ra để đối chiếu khi đưa và nhận lễ thì ngày nay họ không sử dụng tờ hôn thư nữa.

“Trước đây, bên nhà trai phải mang nhiều rượu, thịt, bạc và các thứ khác đến nhà gái lắm. Bây giờ thì khác rồi, rượu thịt vẫn có nhưng mỗi thứ chỉ ít thôi, nhiều nhà họ mang tiền đến” (L.T.S, nữ, 75 tuổi).

“Năm ngoái vợ chồng anh cưới con gái, anh nói với ông thông gia là chỉ cần lấy các lễ để cúng tổ tiên thôi, hôm dẫn lễ gia đình bên ấy mang thêm 15 triệu, anh nhận nhưng không tiêu, cưới xong anh cho vợ chồng nó để làm vốn”. (T.T.V, nam, 40 tuổi).

Trang phục trong đám cưới cũng có sự thay đổi, trước đây, đoàn đón dâu phải mặc trang phục truyền thống (áo đen quần trắng), cô dâu mặc bộ quần áo được thêu một cách tỉ mỉ, đầu đội mũ bồ đài. Hiện nay, ở một số đám cưới, cô dâu chú rể vẫn mặc bộ quần áo truyền thống trong ngày đại lễ (khi đưa đón dâu và làm lễ tổ tiên), còn bộ quần áo cưới hiện đại họ chỉ sử dụng khi đi chụp ảnh trước ngày cưới. Tuy nhiên, ở một số đám cưới không còn thấy bộ quần áo truyền thống nữa, chú rể vận âu phục, cô dâu mặc đầm tây còn đoàn đưa đón dâu thì tùy vào khả năng kinh tế và gam thẩm mĩ của mình mà mạnh ai nấy diện. “Thực ra, em thấy mặc bộ quần áo truyền thống cũng đẹp và lại phù hợp

với phong tục nhưng để chuẩn bị bọ đồ đó tốn thời gian lắm, thêu tay phải mất mấy tháng. Bây giờ bọn em chỉ mặc bộ quần áo truyền thống khi đi chụp ảnh (trước đám cưới) và khi làm lễ trình tổ tiên thôi, còn khi tiếp khách và đưa đón dâu thì mặc quần áo thuê ở ngoài phố” (Nữ, 23 tuổi).

“Hôm tổ chức đám cưới chúng em vẫn mặc quần áo truyền thống, em chỉ mặc quần áo thuê (quần áo tây) hôm đi chụp ảnh thôi”. (Nam, 24 tuổi).

Hậu cần cũng là vấn đề lớn trong đám cưới. Trước đây, để cưới vợ cho con, gia đình nhà trai phải chuẩn bị lương thực thực phẩm hàng năm thậm chí nhiều năm. Trong 3 ngày 2 đêm diễn ra lễ cưới có tới 5 đến 6 bữa tiệc tiêu tốn hàng trăm lít rượu, hàng trăm kg thịt lợn, ngoài ra còn lương thực cùng các thứ khác là gánh nặng cho không ít gia đình. Tình trạng này ngày nay đã được giảm đi đáng kể. Trong đám cưới vẫn tổ chức liên hoan đối với họ hàng và bạn bè thân quen nhưng đã được làm gọn nhẹ, mời theo giờ và ăn theo bữa chứ không còn tổ chức ăn uống thâu đêm suốt sáng như ngày xưa nữa.

Có một điều đáng tiếc là hiện nay, ở các đám cưới không còn các điệu “hát đối xin dâu” – một nét đặc sắc trong đám cưới truyền thống và thay vào đó là các làn điệu “xập xình” được phát ra từ các loa công suất lớn đã làm mất đi nét văn hóa đặc trưng của tộc người.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những biến đổi trong cưới xin của đồng bào trong đó có các nguyên nhân chính sau: Trước hết, từ sau Đổi mới đến nay, đời sống của đồng bào đã được nâng cao hơn, trình độ dân trí cũng được cải thiện đáng kể; Thứ hai, do hiệu quả của cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới; Bên cạnh đó là do sự mở rộng quan hệ giao lưu với các dân

tộc trong vùng. Những nguyên nhân đó đã tác động đến nhận thức của đồng bào nên nhiều hủ tục đã được hạn chế và thay thế bằng các yếu tố tiến bộ.

Sự biến đổi các phong tục, nghi lễ trong cưới xin theo chiều hướng gọn nhẹ đã tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức của các gia đình. Tuy nhiên, sự biến đổi này cũng làm mất đi một số giá trị văn hóa truyền thống như bộ trang phục cưới truyền thống đang dần mất đi, những bài hát đối của nam nữ thanh niên cũng đang bị mai một. Đây là vẫn đề đặt ra với những người làm công tác văn hóa để làm sao cho đám cưới vẫn được diễn ra một cách vui vẻ, tiến bộ, tiết kiệm nhưng đảm bảo các giá trị văn hóa đặc sắc không bị mất đi.‌

4.4. Biến đổi các phong tục, nghi lễ trong ma chay

4.4.1. Các phong tục, nghi lễ trong ma chay trước Đổi mới

* Quan niệm của đồng bào về cái chết

Giống với nhiều dân tộc ở Việt Nam, đồng bào Dao Quần Trắng quan niệm con người có hai phần hồn và xác. Khi người còn sống, hồn trú ngụ trong thể xác, khi người chết đi, hồn không còn nơi trú ngụ nên biến thành ma về sống với thế giới tổ tiên. Tuy sống ở thế giới tổ tiên nhưng ma vẫn dòi theo các hoạt động của con cháu, ma cũng có các nhu cầu như người sống vì vậy cần phải có các lễ vật để cúng bái. Người chết thành ma có thể phù hộ che trở cho nhưng cũng có thể trách phạt và gieo tai họa cho con cháu nên họ vừa có sự tôn kính lại vừa có sự sợ hãi trước ma tổ tiên.

Theo quan niệm của đồng bào, làm ma mới là bước đầu trong các nghi lễ liên quan đến cái chết (mới xử lý xong phần thể xác). Còn để ma của người chết được về sum họp cùng với thế giới tổ tiên thì nhất thiết người chết phải được làm lễ chay. Nếu người chết chưa được làm lễ chay thì không được về nhà trong những ngày có lễ cúng mà phải ở bên ngoài nhà, không được vào ăn uống cùng với ma tổ tiên. Chính từ những quan niệm như vậy, đồng bào Dao Quần Trắng ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, tiến hành tang ma theo hai nghi lễ: Lễ làm ma (xử lý phần thể xác) và lễ chay (đưa ma về với tổ tiên).

* Các phong tục, nghi lễ trong đám ma

Khi người già hoặc người ốm có dấu hiệu không qua khỏi, con cháu trong nhà thường túc trực để trông nom, những người thân quen cũng được báo tin để chuẩn bị về chịu tang. Khi người đó tắt thở, gia đình thông báo cho họ hàng và

97

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022