Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 23

hào kiệt. Tư duy An Bình phủ đồng tri phủ Nguyễn Vĩnh Niên tự Đức Triều hiệu Đạo Lâm, thí điền nhất mẫu dĩ vi tam bảo điền. Nguyện hoàng thiên giáng phúc, chư Phật hộ trì. Phúc đẳng hà sa, diệp cập tử tôn khánh thuỳ miêu duệ. Đắc kỳ vị, đắc kỳ lộc, đắc kỳ danh, chiêu Trung Dung chi đại đức tất đắc; kiêm viết phú kiêm viết quí, kiêm viết thọ, hợp thượng thư chi ngũ phúc, đô kiêm Tuyên lặc bi minh, vĩnh thuỳ vạn thế.

Minh viết:

Hoàng đồ địa Việt Phúc Nha tự thiền

Danh lam hậu chốn Cổ tích tiền nguyên

Hát giang bắc nhiễu Hoè thị hội tiên Hương bảng chiếm thủ An thọ trình tiền Lâu dài nhất thốc Thế giới tam thiên

Địa linh phù hựu Quốc tộ hồng niên

Trùng tu quảng phúc Tất đãi đại hiền Quyến duy Nguyễn Vĩnh Tín thí lương điền Công đức bưu bính Miếu duệ khánh diên

Vị lộc danh thọ Dĩ lại đắc toàn

Càn khôn trường đối Bi thạch vĩnh thuyên

Nhất thí chủ Lại An thôn An Bình phủ đồng tri phủ Nguyễn Vĩnh Niên tự Đức Triều hiệu Đạo Lâm; tôn Nguyễn Vĩnh Thủ, Nguyễn Vĩnh Thọ, Nguyễn Vĩnh Tôn, Nguyễn Vĩnh Tịch, Nguyễn Văn Tráng, Nguyễn Tất An, Điệt Trịnh Đức, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Thị Tuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Thí điền nhất mẫu tây kiêm tự xứ phó dữ bản tự tăng tự Đạo Trung, tự Huệ Quang hiệu Pháp Tiến canh chủng tác vi dĩ cúng đức Phật. Nhược hậu hữu mỗ nhân thị kỳ quyền thế, bức cưỡng canh đoạt kỳ điền cập đoạt thủ kỳ bi, nguyện hoàng thiên chư Phật cập bản xứ linh thần giám chiểu. Cố thử lập bi dĩ Hùng vạn thế.

Thịnh Đức tam niên thập nhất nguyệt trọng đông tiết cốc nhật.

Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 23

- Dịch nghĩa: Bia công đức chùa Phúc Nha

Bài minh cúng thí ruộng ở chùa Phúc Nha và bài tựa

Ôi! Phía Nam nước Việt ta, có đất phúc Lại An. Chùa Phúc Nha nguyên là một cổ tích danh lam, từ xưa đến nay lưu truyền rất linh thiêng. Phía Tây tiếp giáp núi Phật Tích, phía Bắc có dòng sông Hát uốn quanh. Chợ hoè người hội cảnh vật thật đủ đầy, đường liễu ngựa đua, con người rất thanh tú. Đất thiêng chung đúc, còn hơn núi sông ngô hội xum xuê. Ngẫm giúp đất nước, công lao to lớn để cho con cháu dài lâu. Bầu thu ba ngàn thế giới, cảnh gồm thập nhị lâu dài. Chùa Phúc Nha quả là đệ nhất trong thiên hạ vậy. Đất thiêng sinh người hào kiệt. Kính nghĩ, nay có ông Nguyễn Vĩnh Niên tự là Đức Triều, hiệu Đạo Lâm làm Đồng tri phủ phủ An Bình đã cúng một mẫu ruộng để làm ruộng Tam bảo. Nguyện hoàng thiên giáng phúc, chư Phật phù hộ độ trì cho ông được Phúc Khánh nhiều tựa hà sa, truyền đến đời con đời cháu. Được quyền chức, được bổng lộc, được tiếng tăm, sáng tỏ đức lớn như sách Trung Dung đã nói; nào là giàu, nào là sang, nào là thọ, đủ ngũ phúc như sách Thượng thư đã ghi.

Khắc vào bia đá truyền mãi muôn đời. Bài minh rằng: Cơ đồ Việt Phúc Nha chùa thiền

Danh lam nổi tiếng Cổ tích lưu truyền

Sông Hát uốn khúc Chợ Hoè hội tiên Hương bảng chiếm giữ Sau trước thọ tiên Lâu dài một ngọn Thế giới ba ngàn

Đất thiêng phù hộ Vận nước vững bền

Sửa sang phúc lớn Để đã người hiền Kính ông Nguyễn Vĩnh Việc thiện tinh chuyên Dựng xây chùa Phật Cúng thí lương điền Công đức rạng rỡ Con cháu khắp miền

Vị lộc danh thọ Đều được vẹn tuyền

Mãi cùng trời đất Bia đá chẳng quên

Những người ở thôn Lại An cúng thí gồm quan Đồng tri phủ phủ An Bình Nguyễn Vĩnh Niên tự Đức Triều hiệu Đạo Lâm. Các cháu nội là Nguyễn Vĩnh Thư,

Nguyễn Vĩnh Thọ, Nguyễn Vĩnh Tôn, Nguyễn Vĩnh Tịch, Nguyễn Văn Tráng, Nguyễn Tất An, Điệt Trịnh Đức, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Thị Tuất.

Cháu gọi bằng bác là Trịnh Đức… Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Thị Tuất. Ruộng cúng gồm 1 mẫu ở phía Tây chùa, giao cho nhà sư ở chùa bản thôn tự Đạo Trung tự Huệ Quang hiệu Pháp Tiến cày cấy để làm ruộng đèn nhang cúng đức Phật. Sau này nếu có ai cậy quyền thế cưỡng bức cướp đoạt ruộng đó, thì cầu mong hoàng thiên chư Phật cùng các thần linh bản xứ sẽ chứng giám. Nên đã lập bia truyền mãi cho muôn đời.

Ngày tốt tháng 11 năm Thịnh Đức 3 (1655)

XIII. CHÙA THẦY (SÀI SƠN, QUỐC OAI, HÀ NỘI)13 1. Bia số 1:

- Dịch nghĩa: Thiên Phúc tự tạo lệ bi:

Đối ngọn với núi Yên Tử, một dãy núi gồ ghề đột khởi lên tại làng Lật Sài. Dãy núi này gốc từ dãy núi bên mà đi dần dần tới, giữa dãy nổi lên chóp cao, trông như màu con chim tươi đẹp, gọi là núi Phật Tích. Dưới núi có ngôi chùa cao rộng làm bằng gỗ lợp ngói gọi là chùa Thiên Phúc thực là một nơi đợi đến thời kỳ trường thịnh. Hiện nay có vua thánh lên ngôi nối nghiệp lớn đẩy vận mới lại phát động thêm mới từ thiện, mở rộng thêm còi thọ khang. Vì việc phúc đức và do lòng từ ái mà thổ mộc khởi công, tường ngòi khơi đắp. Lấy cung kính làm buồng khóa kín, coi tiết hiện làm cổng ngò sân. Nhà cao cửa rộng tầng tầng lớp lớp ngang với tầng mây làng to, xóm lớn, sướng sướng vui vui đều lên còi thọ. Việc thiện tín đã xây dựng vững chắc, lòng giác ngộ quyết không còn nghi ngờ. Đó là việc thờ phục để cầu phúc lành. Nhưng người xưa có nói: “làm việc thiện để cầu tự ích cho mình”. Cho nên việc này thêm. Do đó liền lại xây dựng thêm nơi chùa phật tổ chức thêm trường học đạo. Không cần gì phải xanh đỏ tô màu, vàng ngọc khỏe đẹp mà bầu trời cảnh Phật đều đã được rực rỡ, huy hoàng thành một cảnh chung. Hơn nữa, lại khéo cùng sự nhân hậu và tín thực làm cảm động quỷ thần và nhân dân (bia 1666). Vì nhân dân thôn Thiên Phúc đây quanh năm phụng thờ dốc lòng, cho nên trong năm


13 Trích trong luận án Tiến sĩ: “Chùa Thầy (Thiên Phúc tự)” của Nguyễn Văn Tiến

thứ 2 niên hiệu Dương Hòa, vua ban cấp cho quân và dân thôn Thiên Phúc xã Lật Sài được tùy hạnh làm trưởng tạo lệ hương lửa phụng thờ chùa này. Cứ hàng năm các tiền thuế về bãi dâu, đất, cao, hồ, chợ và các ngạnh thuế khác và cho việc phân bộ như: bồi đắp đê, đường cùng các việc sưu sai… nha môn các quan phụng sau phải vâng mệnh chuẩn trừ hết. Tin vua bay ra, tiếng hô chúc vang dội. Kính dâng đức nhân thánh Thanh vương là vị thương chúa sự phụ công cao, giữ chức Đạo.

Nguyên soái tổng quốc chính là lộc thánh thân anh vũ, đạo đức ái tử.

Lại vì Lật Sài đây ngày đêm trông coi kính cẩn, trong năm thứ 3 niên hiệu Dương Hòa vâng lệnh đức y của vua ban ra lệnh chỉ, vâng y như theo sắc chỉ của vua. Đến năm thứ 2 niên hiệu Thịnh Đức lại cho một tờ lệnh dụ, chuẩn cho quân dân thôn Thiên Phúc, xã Lật Sài được làm trưởng sự hộ nhi tạo lệ ở chùa Thiên Phúc, hương lửa phụng thờ, cứ hàng năm trong xã, các thứ ruộng quan, các thứ thuế ao, đầm, chợ, gò đất, bãi dâu và các thứ ruộng cùng các việc bồi đắp đê đường và các việc sưu sai đều chuẩn khai. Lệnh vua ban ra nhân dân đều vui mừng. Lại vâng đức Tây Định Vương giữ chức nguyên soái, Tổng quốc chính lưu ý đến địa phương phía nam có công lớn trong việc bình định phương đông, đức sánh cùng nhật nguyệt, căn bản uốn rồng (Long chủng công to tựa trời đất, đức tài rạng vò phượng mao). Trong năm thứ 4 niên hiệu Thịnh Đức lại ra lệnh chỉ cho thôn Thiên Phúc xã Lật Sài đây là dân tạo lệ của chùa này được tuân theo các sắc chỉ và lệnh Dụ trước đã ban cấp các ruộng phúc điền cho chúng sinh ra và cũng làm cho quốc mạnh được bền vững lâu dài. Đương lúc ấy vua tôi giữ đúng đường lối, nghe được một lời nói hay, nhận thấy một việc làm tốt thì quyết làm theo ngay, không ai có thể ngăn cản. Nếu rằng người ta có lòng thiện, trời cũng nghe theo để giữ cho yên ổn, lại giúp đỡ thêm cho, đã yên đoạt giao phó lại bồi đắp cho gia tăng gia phúc, lộc hàng nghìn hàng trăm, con cháu hàng vạn, hàng ức, rỡ rỡ, hồng hồng đáng bậc quân ương hưởng phúc vô cùng há chẳng phải là sự ứng báo làm điều thiện được hưởng phúc đó sao? Không những là trên tạo phúc cho Vua Thánh, mà dưới cũng làm cho dân làng được có nơi quy y vậy. Những ai làm dân tạo lệ của chùa Thiên Phúc, cử chỉ ở nơi này hình dáng chân di tay chắp phải trịnh trọng, cung kính khoan thai, nên đừng

coi nhẹ, định hướng sang cũng chớ coi thường, đúng việc mà làm, không nên sai khóa. Khi dâng hương buổi sớm thì dùng câu: “Sống lâu như núi, như gò”. Mà chúc sự vui mừng của vua quan triều đình, khi thắp đèn ban tối thì dùng câu: “Muôn nghìn tuổi càng thịnh càng mạnh” mà chúc thọ khang của vua quan triều đình. Dân có nguyện vọng trời giáng phúc cho. Phúc tới đâu thì dân được nhờ ơn được phúc khánh lâu dài. Phúc tới nước thì nước được mạnh thế, nghiệp vua càng thêm vững chắc. Do đó phúc của tôi muốn xã tắc được thịnh vượng tới muôn năm không ngừng, thì công đức coi lại có thế nào mà lường biết được. Sau này những người xem bia này thấy được: Cha tôi, cha con của đức vua ta được tốt. Lòng nhân âu phúc trạch của đức Vua ta được rộng, sự lâu dài cùng trời đất sánh ngang, sự sáng tỏ cùng nhật nguyệt cân đối, thì sẽ biết được lý do cho người xây dựng nên việc này có một ý tứ riêng về ưa làm việc thiện mà trong công việc làm lại có ý nghĩa cao hơn người thường một vạn lần. Tôi là người nho học, từng nhó bậc trên nho học có câu: “Không biết bài ký chiên đè” nhưng lại có câu “làm việc thiện rất ưa” cho nên nhân có các vị hương lão xã Lật Sài làm dân tạo lệ chùa Thiên Phúc đến trước mặt tôi yêu cầu làm bài ký để ghi lại công việc. Tôi nghe bằng lòng, không thể không bình ra lời nói được. Vậy để khắc vào đá lưu truyền đến đời sau, bài minh như sau:

Núi Phật Tích, tích xưa ghi tạc Chùa Thiên Phúc, phúc hưởng lâu dài

Dãy núi khởi tự phương Đoài Như bao quanh đất Lật Sài xanh tươi

Gập ghềnh đình núi chơi vơi Sống đổi chỏm trái nối đuôi chạy dài

Tựa như hình đảo Bồng lai Từ xưa Phật tính núi này nên tên

Đẹp thay bộ mặt non tiên

Một vùng phúc địa thiên nhiên rò ràng Cheo leo đình Thứu mơ màng

Mộng mầu phủ lợp tím vàng xinh xinh

Tòa lầu cao nhất trời xanh

Ấy chùa Thiên Phúc chính danh nơi này….. (Vẫn còn một đoạn minh văn)

Người soạn bài minh: Trịnh Cao Độ hiện là Phúc Phủ ở làng Văn Đoài, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiện Thiên, thi đỗ đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần, chức Mậu tâm lang, hàn lâm viện dự thảo.

Người viết chữ tốt: Trần Khắc Tín, người xã Luân, huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn, chức Tham tri giám sự tòa Thị nội giám ở chính Vương phủ.

Người cúng tiền và ruộng

Trương Thị Ngọc thôn Cộng Phú, xã Phù An huyện Ngọc Sơn cúng ruộng công đức và tiền 1 quan.

Phạm Đức Mậu, Vũ Thị Hựu xã Đam Luân huyện Đường An, tiền 1 quan. Phạm quận tường Đỗ Nhan Ba là cục chính xã Đặng Xá huyện Cẩm Giàng,

phủ Thượng Hồng.

Ngày 19 tháng 4 năm thứ hai niên hiệu Vĩnh Tộ (1620) quan đô nguyên soái tổng quốc chính, thượng phụ tước An Bình Vương ra lệnh chỉ số ruộng tam bảo 12 mẫu xứ Đồng Mảng thôn Trung xã Từ Sơn huyện An Sơn nguyên trước cấp cho… chùa Thiên Phúc núi Phật Tích này giao cho trưởng sự thôn Thiên Phúc làm ruộng hương hỏa và được thóc lệ 1 ngàn…giá thành tiền 5 quan, 5 tiền để làm gạo đóng oản.

Năm thứ nhất niên hiệu Đức Long (1629) quan Thái úy Dũng tước quận công, chức Phó đô trưởng ở dinh Phù Nghĩa đã cùng thôn Thiên Phúc làm dân tạo lệ để coi việc hương hỏa phụng thờ.

Sắc chỉ: Sài quan Thiếu khanh, tước nghĩa trạch tử Mai Công Liên, phải cho lính hầu và các người ở ty Bình Lăng đi đến các xã Lật Sài, Sài Khê, Thụy Khê huyện An Sơn cùng cới các người thọ giỏi nghề am hiểu công việc trong các xã, các cục và đốc áp họ đến làm các việc tại các sở ở Am Hiền Thụy chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích để làm hoàn thành việc công đức, củng cố nền tảng nhà nước được vững chắc dài lâu.

Nay chúc cho quan Thiếu Khanh tước nghĩa trạch tử Mai Công Liên và vợ là Lê Thị Cự, Lê Thị Tượng, Lê Thị Dung ở thôn nội làng Đông Phong, huyện Am Định, phủ Thiện Thiên cùng các con trai con gái, cháu và quyến thuộc đều được bình yên sống lâu thịnh vượng.

Quan Thái úy, tước Nghi Quốc Công, kiêm giữ chính quyền làm chức khâm sai, tiết chế các binh quân thủy, bộ các xứ, ra lệnh cho các quan viên, xã, thôn trưởng và tất cả các người lớn nhỏ toàn thôn Thiên Phúc, xã Lật Sài, huyện An Sơn theo lời bẩm của thôn ấy rằng: “Nguyên thôn chúng tôi vâng lệnh dụ…..14 quan và các hạng ruộng thuế nghiệp chiếm hữu để làm tạo lệ Hộ nhi (con nuôi, một danh từ dân làng tự xưng với vị thần mình thờ) cung ứng các việc coi giữ phụng thờ ở chùa

Thiên Phúc”.

Vậy chuẩn y cấp cho thôn ấy dân đinh mỗi hạng gồm số ruộng quan trọng xã và các ngạch thuế, các hạng ruộng thế nghiệp đầm, ao, chợ, đất bãi sân chiếm hữu và miễn cho các việc sản sai tạp dịch như: đắp đê, đắp đường trong hàng năm và chuẩn y cho bản dân tạo lệ để tiện việc coi giữ đèn hương phụng thờ, để củng cố nền tảng nhà nước được vững vàng lâu dài, các nha môn của quan, Khâm sai phải nên vâng lệnh, không được làm khó khăn, sách nhiễu. Nếu sai trái sẽ có tội. Nay ra lệnh chỉ.

Ngày 22 tháng 12 năm thứ 4 niên hiệu Cảnh Trị (1666)

Người đợi lệnh Dương Bá Liễn và Nguyễn Khắc Bảo, chức Thái tri giám sự ở thị nội giám.

2.Bia số 2:

- Dịch nghĩa: Thiên Phúc tự tạo lệ bi

Núi Phật Tích là nơi thắng tích, chùa Thiên Phúc là nơi Tây Phúc thực là một nơi Thiên thiên (nơi thờ Phật) thứ nhất và lại là một nơi phúc địa (nơi danh thắng) thứ nhất ở nước Việt Nam ta. Chùa này vị trí ở xã Thụy Khuê, huyện An Sơn. Nhưng chùa lấy tên là Phúc, núi lấy tên là Phật, há phải là sự ngẫu nhiên sao? Tôi đã từng khảo cứu việc xưa và xin nhắc lại ra đây: người xưa có rằng nơi này là nơi


14 Một số chữ mờ, không đọc được

cao ráo, sáng sủa địa thế bằng, rộng rãi, do đó mới xây dựng lên chùa này. Nào tầng nhà cao, bầu trời xuân tươi sáng, đón vinh quang mùi hương mấy khóm tri lan. Bao người đến cầu đảo đều được phúc lành báo ứng, do đó mới lấy hai chữ “Thiên Phúc” đặt tên chùa. Triều nhà Lý có một vị Tôn giả là Đại đức Thánh Từ Đạo Hạnh tu luyện ở đây: nào phép nấu rượu khoan từ hiểu bí quyết của thần linh; náo phép đắp áo nhịn nhục được chân truyền của đạo Phật. Thuốc tiên tu luyện, có thuật bay lên trời, còi Phật siêu tăng, núi hang còn để dấu. Do đó lấy hai chữ “Phật Tích” đặt tên núi này, há chẳng phải chùa có tên rồi mới xây dựng, núi có tên mà mới đặt tên đó chăng? Người là người rất tốt, cảnh là cảnh đẹp nhất không hai, nào am thiêng sinh hậu thánh nhân, ứng đắm hang đá, nào hổ trong rửa lòng phàm tục, ánh sắc tô vàng. Lại có: ngọc có lưng hiếu, soàng nổi, lưng rùa, chiếc cầu vồng bắc trong lòng cóng, đức đầy hang cảm hoa quan Am tính, con đường chim xuyên tít tới trinh xó thụy (điều lạ). So với các núi trong vũ trụ như: hành, hoa, hoàng, trụy (là tên 4 ngọn núi cao ở Trung Quốc) cao chót vót, các chùa trong nhân gian như: Bạch Mã, Đông Thái (là hai ngôi đền to ở Việt Nam) to nguy nga có thể nào mơ màng, phảng phất trong muôn vật đó chăng?

Tuy vậy người lấy cảnh làm đầu, cảnh lấy người làm quý trải qua các đời tới nay, có khi nhân theo khuôn mẫu cũ mà thay cột, đảo ngói và sửa lại thêm; có khi dập theo khuôn mẫu cũ mà thay cột móng, xây nền, lầu vẫn nguy nga tồn tại mãi.

Quy mô tuy đã hoàn thành, chế độ chưa được đầy đủ, trọn vẹn có nghĩa thành thì đã thành, nhưng đủ thì chưa đủ, cần phải đợi đến thời kỳ tốt nào đó. Hiện nay vua thánh triều ta, nối theo đức cũ của các triều vua trước, nghiên cứu về cơ huyền, tam thừa muốn mở rộng còi phúc, lại khởi công tô đúc kim khí. Tại nơi bán cách tô màu đủ mở tòa sen trăm trượng, để bày cho pho tượng vàng; bên ngoài chiếu màn thờ che khói lại đặt chiếc đèn lồng muôn ngọn để tỏ rò thêm ánh sáng. Không những làm nơi lễ thánh của bậc thượng lưu, mà cũng là nơi cầu phúc của nhân dân khắp cả nước. Như thế thì công đức có thể nào lưỡng tính được. Song việc làm phúc đức không sợ lãng phí, làng vui việc thiện không bao giờ tận, vị nhân dân hàng đầu, hàng năm mùa phụng thì rất kính cẩn. Nên năm thứ 4 niên hiệu Dương

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí