Chùa Bối Khê (Tam Hưng- Thanh Oai- Hà Nội)

công thần Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Đô sát giám Tổng thái giám chưởng giám sự Yến quận công - kẻ sĩ ở đất Nam Dương là người tài trong thiên hạ. Lúc trẻ ông theo nghiệp bút nghiên, lớn lên chuyên việc cung kiếm. Đúng buổi thịnh thời, nhờ ơn Thánh Chúa. Gặp hội rồng mây, kiếm tài văn vò. Cao Lực sĩ nhận mặt chỉ giúp vua Đường, nên càng thêm quý; Lý Thường Kiệt đón hào quang phò nhà Lý, lập được công lao. Vững bền tâm can sắt đá, vừa hay thời tiết gió mưa. Đến ngày 18 tháng 6 năm Quý Hợi, tuy rằng việc nước còn đang rối ren, song ý trời đã hướng về, may mắn gặp được Đại nguyên soái thống quốc chính thượng sư Thanh Vương, tính đã nhân hậu, có chí anh hùng. Theo soái phủ xông pha ngoài còi, mấy thu quét giặc sạch không, làm nên vĩ tích; giúp vương sự dẹp loạn bên trong, dăm ngày kinh đô thu phúc, lập được kỳ công. Phò giúp đế thất trùng hưng, gây dựng vương gia tái tạo. Phong trần trong bốn biển quét đã sạch không, nhật nguyệt khắp cửu thiên nay đà sáng tỏ. Thánh chúa thấy ngài có công lao với xã tắc, nên ban cho tước Quận công, sai nắm giữ binh quyền ở trong trấn Lạng Sơn, lại kiêm giữ các công việc khác. Lúc bấy giờ các việc chính sự được chỉnh đốn, trăm thứ phép độ được đặt ra. Đời thêm cảnh trời đâu suất, người vui còi thọ Tiên y. Thêm nữa có phu nhân Trần Thị Ngọc Lâm người làng Cổ Hiền huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín, tính vốn thục trinh, đức kiêm khôn thuận. Ông bà vốn rất mến mộ cảnh thiền, vui nơi cửa Phật, mở lòng vô lượng, những mong để phúc đức cho mai sau, đem của cải của nhà mình ra để tu sửa chùa chiền. Người trong thiên hạ cũng vui vẻ bỏ tiền ra giúp. Thế là đến ngày mồng 10 tháng 12 năm Kỷ Tỵ liền đứng ra quyên góp tiền của, thuê thợ đến xây dựng lại, mở mang thêm cảnh chùa. Chẳng bao lâu, chùa cao nơi đất Phật, lâu đài còi trời tây đã thấy nguy nga sừng sững ở đấy rồi.

Xây dựng chùa Thiền, mở mang đất phúc, khiến cho thờ Phật có nơi, thiêu hương có chỗ. Bái đường đằng trước, đằng sau, hành lang bên trái, bên phải. Gác chuông, Tam quan, nhà bia nối tiếp nhau xung quanh chùa. Tu sửa xong các pho tượng Phật, bắt đầu tô đúc 17 toà tượng Phật khác, 1 toà tô lại, 2 toà tháp thân, tổng cộng 20 toà. Vàng son rực rỡ, xanh đỏ ánh tơi. Bảo khám lung linh, chân nhân hiện rò. Phật ở trong thế giới lưu li, đường bệ nguy nga. Mặt trời Phật vì đó thêm quang

minh, đấng tử tôn vì đó thêm báo ứng. Ông bà lại đem 10 mẫu ruộng cúng dàng Tam bảo, làm ruộng lo việc thờ Phật, số ruộng đó luân phiên nhau cày cấy. Kính thấy! Cảnh chùa đổi thay, qui mô rộng lớn. Ngoài sân chùa cây mọc, trước cửa chùa muôn hoa bay. Vật ngoài phàm gia, trần hiêu vắng lặng, rừng thiền công đức, càng thêm sướng vui. Chùa nhờ đó mà nổi tiếng, nhưng chuông chưa đúc được. Vậy nên ông bà lại xây thêm nền nhân, gieo thêm phúc quả. Bỏ của nhà để hưng công, chọn đồng tốt để đem đúc. Lò lửa của trời đất, than đốt cậy âm dương. Mọi người góp công đức, chư Phật lại hộ trì. Chẳng bao lâu chuông đã đúc xong. Chất rồng toả sáng, hình hổ vững bền. Buộc dây vàng mà quấn chặt, treo lầu cao mà gò luôn. Tiếng vang khắp chín tầng trời, âm động đưa xa vạn dặm. Người nghe tỉnh giấc mơ, người thấy thêm ngộ đạo. Đúc một quả chuông, có trăm công đức. Công việc xong xuôi mời tôi thuật lại để truyền mãi mãi.

Tôi kính cẩn nghĩ rằng công dụng của chuông thật lớn lao.


Phật nghe tiếng chuông sẽ giáng quả phúc, người nghe tiếng chuông sẽ đầy lòng lành. Nay các pho tượng, pháp khí đã hoàn thành cả, công đức vẹn toàn, thật vui thay! Đúng là nếu làm điều phúc sẽ được may mắn, làm việc thiện sẽ được tốt lành. Vậy là hà sa khánh thiện, bản thân mình sẽ được khoẻ mạnh, gia đình mình sẽ được vẻ vang. Vợ con sung sướng, cháu chắt hiển vinh. Con con cháu cháu kế nối đời đời. Cửa tướng lại sinh con tướng, như Lý Tổ nối tiếp Tây Bình; nghiệp nhà lại truyền cho nhà, như Tào Vĩ kế nghiệp Vũ Huệ. Tước kiêm xỉ đức tôn quí đủ cả ba như sách Mạnh Tử; phú gồm thọ khang đủ năm phúc như sách Thượng thư. Đời nổi danh, đời tước lộc, đời trung trinh, đời nên vinh hiển; phúc dân này phúc mọi nhà, phúc xã tắc, phúc hưởng vô biên. Công còn mãi mãi, tiếng để sử xanh. Công danh muôn vạn kiếp, sự nghiệp muôn vạn kiếp, còn lại muôn đời. Kinh Dịch nói: Gia đình tích thiện, sẽ được phúc lành. Câu nói ấy đến nay thấy vẫn rất nghiệm. Tôi bèn khắc vào đá để lưu lại mãi mãi. Có bài minh rằng:

Thanh Oai thắng cảnh Ước Lễ tên làng

Kinh nghĩ tịnh độ Tạo ra bảo phường

Rò ràng diện các Dằng dặc hành lang

Cửa khai vạn phẩm Cây mọc ngàn hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Vật nhiều quí giá Người được vui mừng

Có ông họ Đào Giáo mộ phạm cung

Gây dựng chùa phúc Cúng tiến ruộng nương

Tu tạo Phật tượng Lại đúc thêm chuông

Trên thông tam giới Dưới động các phương

Chư Phật linh ứng Được hưởng thọ khang

Con cháu hiển vinh Đời đời mở mang

Thần có Tắc Tiết Vua có Ngu Đường

Hà sa công đức Đất trời ngát hương Hương công hội chủ gồm:

Nay xã Tuyền Cam huyện Thanh Oai có vị đại thiện sĩ là Dực vận tán trị công thần, đặc tiến Kim tử kim vinh lộc đại phu, Đô sát giám Tổng thái giám chưởng giám sự, Yến Quận công Đào Quang Hoa, cùng Quận phu nhân Trần Thị Ngọc Lâm làm Hội chủ hưng công dựng lại quán.

Đào Quang Nhiêu, Tán trị công thần Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ Đô Thọ hậu, phu nhân Vũ Thị Ngọc Lân.

Đào Quang Khang, Tán trị công thần Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ Triều Nghiêm hầu, phu nhân Nguyễn Thị Ngọc Loan.

Đào Quang Kế, Tán trị công thần Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ Hải Dương hầu, thê Đào Thị Phương, Đào Công Phụ tự Huệ Hải, Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ tư Đô chỉ huy sứ, Phú Lộc hầu, phu nhân Quách Thị Ngọc Pháp, Nguyễn Thị Ngọc Hoằng.

Đào Tiến Đức, Đào Tiền Đô hiệu điểm ty Tả hiệu Triều khê hầu, Sơn Minh huyện Quảng Tái xã, phu nhân Nguyễn Thị Ngọc Hoàng.

Đào Công Độ, Tán trị công thần cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ tu Đô chỉ huy đồng tri, Triều Nghiêm hầu, thê Trần Thị Xuân.

Đào Công Trị, Tán trị công thần Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy đồng tri Vân Dương hầu, thê Đào Thị Minh.

Đào Quang Nhân, Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy kiêm sự Vạn Lọ bá, thê Đào Thị Ngọc Huệ.

Đào Quang Huân, Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty đô chỉ huy kiêm sự Triều Thắng bá, thê Nguyễn Thị Án, Đào Thị Đông.

Nguyễn Tiến Lộc, Cẩm y vệ Đô chỉ huy ty Đô chỉ huy đồng tri Thọ Nham hầu, thê Nguyễn Thị Phương.

Lê Nha, Tán trị công thần Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ, Hải Dương hầu xã Trịnh Châu, huyện Chương Đức, thê Nguyễn Thị Vĩnh.

Đào Quang Lễ, Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ Ty Đô chỉ huy kiêm sự văn Sơn Bá, thê Đào Thị Chí.

Ngày lành tháng 2 năm Đức Long 4 (1632).

Vị Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1595), Dực vận tán trị công thần Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Lễ bộ thượng thư kiêm Hàn lâm viện thị độc, chưởng Hàn lâm viện sự, Đông các đại học sĩ Thiếu uý Lan Quận công, trụ quốc Nguyễn Thực người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngạn phủ Từ Liêm soạn văn bia.

PHỤ LỤC BẢN ĐỒ

“BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII CỦA MỘT SỐ NGÔI CHÙA Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI (KHẢO SÁT 10 HUYỆN PHÍA TÂY VÀ PHÍA NAM HÀ NỘI)”

Bản đồ 1 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội năm 2011 Nguồn bando hanh 1

Bản đồ 1: Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội năm 2011 (Nguồn: bandohanhchinh.wordpress.com)

Bản đồ 2: Vị trí các ngôi chùa thuộc 10 huyện ngoại thành phía Tây và phía Nam Hà Nội

PHỤ LỤC ẢNH BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII CỦA MỘT SỐ NGÔI Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 2

PHỤ LỤC ẢNH

“BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII CỦA MỘT SỐ NGÔI Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI (KHẢO SÁT 10 HUYỆN PHÍA TẤY VÀ PHÍA NAM HÀ NỘI)”


I. Chùa Bối Khê (Tam Hưng- Thanh Oai- Hà Nội)


Ảnh 1 Bia hậu Phật bi Thịnh Đức 3 1655 II Bia đá chùa Cống Xuyên 3

Ảnh 1: Bia “hậu Phật bi”- Thịnh Đức 3 (1655)


II. Bia đá chùa Cống Xuyên (Thường Tín- Hà Nội)

Ảnh2 Bia Vạn cổ vĩnh truyền Dương Hòa 7 1641 III Chùa Đậu Thường 4

Ảnh2: Bia “Vạn cổ vĩnh truyền”- Dương Hòa 7 (1641)


III Chùa Đậu Thường Tín Hà Nội Ả nh 3 Ảnh 4 Trang trí trán bia Pháp Vũ 5

III. Chùa Đậu (Thường Tín- Hà Nội)

Ả nh 3 Ảnh 4 Trang trí trán bia Pháp Vũ tự bi Thịnh Đức 3 1655 6


nh 3:

Ảnh 4: Trang trí trán bia“Pháp Vũ tự bi”- Thịnh Đức 3 (1655)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022