3.2. Triệu chứng cơ năng
Hình 72.2. Đau bụng
Đau là dấu hiệu quan trọng. Đau nhất là ở liên sườn 8 – 9 đường nách giữa. Đau lan lên ngực và vai phải. Đau âm ỉ và liên tục, có khi thành cơn. Đau tăng lên khi ho hay cử động mạnh.
3.3. Triệu chứng thực thể
Hình 72.3. Tìm dấu hiệu rung gan Hình 72.4. Phương pháp nắn gan
3.3.1 .Gan to: Cần khám nhẹ nhàng vì người bệnh đau nên khó phát hiện gan to.
- Nếu áp xe gan thuỳ phải: Sờ thấy bờ dưới của gan vượt xuống khỏi bờ sườn 2
– 3 cm. Bờ đều mật độ mềm, nhẵn, ấn đau. Có thể nhìn thấy khoang liên sườn phía dưới bên phải doãng rộng.
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Bày Được Triệu Chứng Lâm Sàng Của Tắc Ruột.
- Trình Bày Được Triệu Chứng Lâm Sàng Của Thoát Vị Bẹn Nghẹt.
- Trình Bày Được 3 Cách Phân Loại Vết Thương Bụng.
- Giải Thích Động Viên Cho Bệnh Nhân Và Gia Đình Chuyển Lên Tuyến Trên Sớm Để Có Phương Tiện Chẩn Đoán Và Điều Trị. Không Nên Nói Rõ Đây Là Ung Thư
- Trình Bày Được Các Triệu Chứng Lâm Sàng Của Sỏi Bàng Quang
- Trình Bày Được Nguyên Nhân, Triệu Chứng Của U Xơ Tiền Liệt Tuyến
Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.
- Nếu áp xe gan thuỳ trái thấy khối u nằm ngang trên rốn, nối liền với gan.
3.3.2. Các động tác làm đau vùng gan
- Dấu hiệu rung gan: Làm rung gan bệnh nhân đau. Đó là dấu hiệu có giá trị.
- Tìm điểm đau: Dùng ngón tay ấn vào khoang liên sườn 8 – 9 đường nách giữa 3.4. Triệu chứng xét nghiệm
3.4.1. Chụp ổ bụng không chuẩn bị thấy
- Bóng gan to, cơ hoành phải lên cao, góc sườn hoành tù.
- Đáy phổi phải mờ (Do phản ứng màng phổi).
3.4.2. Siêu âm: Đây là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán và điều trị.
3.4.3. Xét nghiệm máu
- Bạch cầu tăng cao.
- Tốc độ máu lắng tăng cao .
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào tiền sở bị lỵ Amíp.
- Sốt cao, gày sút.
- Gan to, đau vùng gan.
- Điều trị thử bằng Emetin.
- Siêu âm
- Máu lắng tăng cao.
4.2. Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau
4.2.1. Ung thư gan.
4.2.2. Viêm túi mật.
4.2.3. Sốt rét.
4.2.4. Nang nước của gan.
5. Biến chứng
Nếu trong giai đoạn viêm gan được điều trị đúng và sớm bệnh sẽ khỏi. Nếu không được điều trị sẽ có các biến chứng:
Hình 72.5. Các hướng vỡ của áp xe gan
5.1. Ổ áp xe vỡ qua cơ hoành vào màng phổi: Bệnh nhân có:
- Đau dữ dội đáy ngực phải.
- Khó thở.
- Hội chứng tràn dịch màng phổi.
- Chọc màng phổi có mủ.
5.2. Ổ áp xe gan vỡ vào phổi – màng phổi: Bệnh nhân có:
- Sốt cao đột ngột.
- Ho từng cơn, khạc ra mủ.
- Cơ thể suy sụp, có thể tử vong.
5.3. Gây ra áp xe phổi: Túi mủ ở phổi thông với túi mủ ở gan qua cơ hoành.
5.4. Gây viêm màng tim có mủ: Gặp trong áp xe gan thuỳ trái vỡ qua cơ hoành.
5.5. Vỡ vào ổ bụng: Gây ra viêm màng bụng toàn thể.
5.6. Vỡ vào các tạng lân cận: Dạ dày, ruột, đường dẫn mật( ít gặp).
6. Điều trị
6.1. Ở cơ sở
- Cần giáo dục vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn, nếu có người bị bệnh lỵ Amíp phải điều trị tích cực.
- Chẩn đoán và gửi bệnh nhân lên tuyến trên sớm.
6.2. ở tuyến trên
6.2.1. Giai đoạn viêm gan
- Emetin clohyđrat: 1ctg/kg cân nặng cho một đợt điều trị (7 - 10 ngày).
Cần dùng phối hợp với Metroni - Dazon: Liều từ 1g - 1,5g trong 24 giờ (đợt liên tục 7 ngày)
- Kháng sinh như: Penixilin hoặc Ampixilin
- Stricnin và Vitamin B1
6.2.2. Giai đoạn tạo mủ: Cần được chọc hút dưới chỉ dẫn của siêu âm hoặc dẫn lưu ổ áp xe.
LƯỢNG GIÁ
Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Nguyên nhân gây áp xe gan Amip do:
A- Thể Amip nhỏ ăn hồng cầu.
B- Kén Amip.
C- Thể Amip lớn không ăn hồng cầu. D- Thể Amip lớn ăn hồng cầu.
Câu 2: Các thời kì của áp xe gan do Amip:
A- Gồm 2 thời kì: Thời kì sốt và thời kì vàng da.
B- Gồm 2 thời kì: Thời kì gan to và thời kì hoại tử gan.
C- Gồm 2 thời kì: Thời kì viêm gan lan rộng và thời kì tạo mủ. D- Gồm 2 thời kì: Thời kì Amip xâm nhập và thời kì xơ gan.
Câu 3: Triệu chứng cơ năng áp xe gan:
A- Đau là dấu hiệu quan trọng, đau nhất ở khoang liên sườn 8- 9 đường nách giữa. Đau lan lên ngực và vai phải. Đau âm ỉ và liên tục, có khi thành cơn. Đau tăng khi ho và cử động mạnh.
B- Đau là dấu hiệu quan trọng, đau nhất ở khoang liên sườn 8- 9 đường nách trước. Đau lan xuống ngực bụng. Đau âm ỉ và liên tục, có khi thành cơn. Đau tăng khi ho và cử động mạnh.
C- Đau là dấu hiệu quan trọng, đau nhất ở khoang liên sườn 8- 9 đường nách giữa. Đau lan xuống ngực bụng. Đau dữ dội thành cơn. Đau tăng khi ho và cử động mạnh.
D- Đau là dấu hiệu quan trọng, đau nhất ở khoang liên sườn 8- 9 đường nách giữa. Đau lan lên ngực và vai phải. Đau dữ dội thành cơn. Đau tăng khi ho và cử động mạnh.
Câu 4: Chẩn đoán phân biệt áp xe gan với các bệnh khác:
A-Viêm gan; viêm túi mật; sốt rét, nang nước của gan...
B- Viêm gan; viêm đường mật; tắc mật; nang nước của gan... C- Ung thư gan; viêm túi mật; sốt rét; nang nước của gan...
D- Ung thư gan; viêm đường mật; tắc mật; nang nước của gan...
Câu 5: Biến chứng viêm màng tim có mủ sau áp xe gan:
A- Túi mủ ở tim thông với túi mủ ở gan qua cơ hoành. B- Gặp trong áp xe gan thùy trái vỡ qua cơ hoành.
C- Gây ra viêm trung thất.
D- Do áp xe gan thùy phải vỡ qua cơ hoành vào trung thất.
Câu 6: Xử trí áp xe gan ở y tế cơ sở:
A- Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà phát hiện bệnh sớm. Nếu có lỵ Amip cần điều trị tích cực. Chẩn đoán và gửi bệnh nhân lên tuyến trên sớm.
B- Cần giáo dục vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn. Nếu có lỵ Amip cần điều trị tích cực. Chẩn đoán và gửi bệnh nhân lên tuyến trên sớm.
C- Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà phát hiện bệnh sớm. Nếu có lỵ trực khuẩn cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị sớm.
D- Cần giáo dục vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn. Nếu có lỵ trực khuẩn cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị sớm.
Bài 73
TẮC ỐNG MẬT CHỦ DO SỎI
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các nguyên nhân chủ yếu gây sỏi ống mật chủ
2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của sỏi ống mật chủ
3. Trình bày được cách đề phòng và xử trí sỏi ống mật chủ ở tuyến y tế cơ sở
NỘI DUNG
1. Nguyên nhân
1.1. Nhiễm khuẩn đường mật
Làm tổn thương đường mật, niêm mạc đường mật có thể bị bong ra làm cơ sở cho sự lắng đọng của sắc tố mật, muối mật để hình thành sỏi.
1.2. Ký sinh trùng
Đăc biệt là giun đũa. Giun lên đường mật chết ở đây làm nòng cốt cho sự hình thành sỏi.
1.3. Rối loạn chuyển hóa
Chủ yếu là tăng Choletsterrol trong máu và trong mật.
1.4. Do ứ trệ mật
Làm tăng đậm đặc của sỏi và sự lắng đọng của muối mật và sắc tố mật
Ở Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu hình thành sỏi mật là nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng đường mật.
Hình 73.1. Đường dẫn mật Hình 73.2. Sỏi đường mật
2. Triệu chứng
2.1. Triệu chứng cơ năng: Có 3 triệu chứng chính: Đau- sốt- vàng da cùng xuất hiện theo trình tự và cùng mất đi một đợt.
2.1.1. Đau: Xuất hiện đột ngột, dữ dội ở vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên ngực.
2.1.2 Sốt: Xảy ra đồng thời hoặc sau cơn đau. Sốt cao liên tục 390C đến 400C. Có kèm theo rét run, sau vã mồ hôi.
2.1.3. Vàng da niêm mạc: Xuất hiện muộn hơn( khoảng 24 đến 48 giờ sau cơn đau đầu tiên).
2.1.4. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác kèm theo như nôn, nước tiểu ít và sẫm màu, ngứa, phân bạc màu
2.2. Triệu chứng toàn thân
Mới đầu tình trạng toàn thân ít ảnh hưởng.
Nhưng đã có viêm đường mật thì toàn thân mệt lả, ăn uống kém, chậm tiêu, môi khô, lưỡi bẩn, gầy sút.
Nặng hơn sẽ dẫn tới hôn mê gan và hôn mê do u rê máu tăng cao.
Hình 73.3. Khám gan
2.3. Triệu chứng thực thể
2.3.1. Nhìn: Bụng không có gì thay đổi, chỉ di động ít do thở sâu đau. Có thể nhìn thấy túi mật nổi lên ở vùng hạ sườn phải và di động theo nhịp thở.
2.3.2. Sờ nắn: Hạ sườn phải đau. Có khi có phản ứng nửa bụng bên phải (trong viêm màng bụng mật).
- Ấn điểm túi mật đau, điểm sườn lưng và điểm mũi ức đau.
- Gan to dưới bờ sườn.
- Có thể thấy túi mật to.
Hình 73.4. Gan to Hình 73.5. Điểm sườn - lưng
2.4. Xét nghiệm
- Bilirubin máu tăng.
- Muối mật, sắc tố mật có trong nước tiểu ( bình thừơng không có gì).
- U rê máu (bình thường hoặc tăng).
- Siêu âm rất có giá trị.
3. Tiến triển và biến chứng
- Sỏi mật ở trong ống mật chủ có thể gây tắc mật. Cho nên cần điều trị kháng sinh, thuốc chống co thắt để cho dịch mật lưu thông.
- Khi sỏi mật gây tắc đường dẫn mật sẽ gây nên các biến chứng:
3.1. Thấm mật phúc mạc
3.2. Áp xe đường mật
3.3. Viêm túi mật hoại tử
3.4. Chảy máu đường mật
3.5. Viêm tụy cấp
3.6. Xơ gan do ứ mật
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán xác định: Dễ chẩn đoán nếu có đủ 3 triệu chứng: Đau- sốt- vàng da xuất hiện một cách trình tự và tái diễn nhiều lần.
4.2. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau
4.2.1.Ung thư đầu tụy
- Vàng da từ từ và tăng dần.
- Không sốt hoặc sốt ở giai đoạn cuối.
- Toàn thân suy sụp.
- Chụp khung tá tràng giãn rộng.
4.2.2. Giun chui lên ống mật
- Thường đau phải nằm chổng mông, gác chân lên tường.
- Nhiều khi không sốt.
4.2.3. Viêm gan do virus
- Đau, sốt, vàng da không trình tự.
- Bệnh nhân thường bắt đầu bằng mệt và chán ăn.
- Da vàng rực.
- Men gan tăng.
- Có liên quan vùng dịch tễ.
4.2.4. Thủng ổ loét hành tá tràng
- Thường không sốt, da và niêm mạc không vàng, thành bụng co cứng.
- Dựa vào X quang dạ dày.
5. Xử trí và phòng bệnh
5.1. Phòng bệnh
- Cần giáo dục vệ sinh ăn uống. Chống nhiễm các bệnh ký sinh trùng đường
ruột.
- Tẩy giun định kỳ.
- Điều trị tích cực khi bị giun chui ống mật.
5.2. Xử trí ở tuyến y tế cơ sở
- Phải chẩn đoán bệnh sớm.
- Gửi bệnh nhân lên tuyến trên để xét nghiệm và điều trị.
- Dùng kháng sinh như Penixilin hay Ampixilin.
- Dùng thuốc chống co thắt như Atropin hay Nospa.
- Cho ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu.
LƯỢNG GIÁ
Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Nguyên nhân tắc ống mật chủ do sỏi:
A- Nhiễm khuẩn đường mật. Do ký sinh trùng. Rối loạn chuyển hoá. Do ứ trệ
mật. mật. mật.
B- Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Do ký sinh trùng. Rối loạn chuyển hoá. Do ứ trệ
C- Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Do vi khuẩn. Rối loạn chuyển hoá. Do ứ trệ D- Nhiễm khuẩn đường mật. Do vi khuẩn. Rối loạn chuyển hoá. Do ứ trệ mật.
Câu 2: Ba triệu chứng cơ năng chính trong tắc ống mật chủ do sỏi:
A- Có 3 triệu chứng chính là: Đau- vàng da- sốt, xuất hiện không theo trình tự nhưng mất đi theo trình tự.
B- Có 3 triệu chứng chính là: Đau- vàng da- sốt, xuất hiện theo trình tự và mất đi theo trình tự.
C- Có 3 triệu chứng chính là: Đau- sốt- vàng da, xuất hiện theo trình tự và mất đi theo trình tự.
D- Có 3 triệu chứng chính là: Đau- sốt- vàng da, xuất hiện không theo trình tự nhưng mất đi theo trình tự.
Câu 3: Các điểm đau đặc biệt khi khám tắc ống mật chủ do sỏi:
A- Ấn điểm túi mật đau, điểm Macbutney đau, điểm 1/2 giữa xương sườn 10 đau. B- Ấn điểm sườn lưng đau, điểm Macbutney đau, điểm 1/2 giữa xương sườn 10 đau.
C- Điểm sườn lưng và điểm mũi ức đau, ấn điểm túi mật đau. D- Điểm sườn lưng và điểm mũi ức đau, điểm Macbutney đau.
Câu 4: Chẩn đoán xác định tắc ống mật chủ do sỏi: A- Siêu âm có sỏi trong gan.
B- Xét ngiệm máu: Ure huyết tăng.
C- Có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc và triệu chứng hôn mê gan.
D- Có đủ 3 triệu chứng: Đau- sốt- vàng da, xuất hiện một cách trình tự và tái diễn nhiều lần.
Bài 74
UNG THƯ DẠ DÀY
MỤC TIÊU
1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày ở hai giai đoạn
2. Trình bày được tư vấn bệnh nhân chuyển lên tuyến trên sớm
NỘI DUNG
Ung thư dạ dày đứng hàng đầu trong các loại ung thư ở đường tiêu hoá, tỷ lệ chết cao vì phát hiện muộn.
Nguyên nhân thường do loét ở bờ cong nhỏ dạ dày, loét tiền môn vị do dịch a xit ở dạ dày thấp, do viêm loét dạ dày mãn tính.
1. Giải phẫu bệnh
Hình 74.1. Bạch huyết dạ dày Hình 74.2. Ung thư dạ dày
1.1. Khối u: Nhìn bề ngoài thấy thành dạ dày màu trắng thâm nhiễm ra tổ chức lành, u sần sùi cứng. Hầu hết là di căn nơi khác
1.2. Nhìn: Mặt trong phía dạ dày khối u sần sùi, màu tím, khối u to gây hẹp môn vị .
2. Triệu chứng lâm sàng
2.2. Giai đoạn đầu: Triệu chứng nghèo nàn
2.1.1. Đau: Đau nhẹ, đau không có chu kỳ
2.1.2. Biếng ăn, mệt mỏi không rõ lý do
2.1.3. Nôn: Ăn xong có cảm giác anh ách và buồn nôn.
2.1.4. Gầy sút không rõ lý do.
2.1.5. Tinh thần và sinh thú giảm.
Khi có các triệu chứng trên cần lưu ý chuyển bệnh nhân đi làm xét nghiệm sớm như soi dạ dày, chụp dạ dày ...
2.2. Giai đoạn phát triển: Chẩn đoán dễ:
2.2.1. Đau tăng dần.
2.2.2. Nôn nhiều.
2.2.3. Gầy sút rõ, da xanh, thiếu máu, có bệnh nhân da vàng rơm.
2.2.4. Phù
2.2.5. Sờ
Có thể thấy khối u ở vùng thượng vị, di động hoặc không. Bụng chướng và có dịch cổ chướng.
Có thể có hạch ở hố thượng đòn.