Trình Bày Được Triệu Chứng Lâm Sàng Của Thoát Vị Bẹn Nghẹt.

Bài 67

THOÁT VỊ BẸN NGHẸT


MỤC TIÊU

1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của thoát vị bẹn nghẹt.

2. Trình bày được phương pháp xử trí ban đầu thoát vị bẹn nghẹt ở tuyến y tế

cơ sở


NỘI DUNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

1. Đại cương

Thoát vị bẹn nghẹt là một biến chứng nguy hiểm của thoát vị bẹn thường. Bệnh này cần phải phát hiện và gửi lên tuyến trên sớm. Nếu phát hiện muộn các tạng ở trong túi thoát vị sẽ bị hoại tử.

2. Giải phẫu bệnh

Hình 67 1 Thành phần túi thoát vị Hình 67 2 Thành phần bao thoát vị 2 1 Ống bẹn 1Hình 67 1 Thành phần túi thoát vị Hình 67 2 Thành phần bao thoát vị 2 1 Ống bẹn 2

Hình 67.1. Thành phần túi thoát vị Hình 67.2. Thành phần bao thoát vị

2.1. Ống bẹn: (Đã học trong bài thoát vị bẹn thường.)

2.2. Các tạng có thể chui vào túi thoát vị: Ruột non, ruột già, mạc nối.

2.3. Mức độ tổn thương: Nếu mổ trước 6 giờ các tạng bị xung huyết và phù nề. Nếu mổ sau 12 giờ các tạng bị hoại tử.

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Triệu chứng cơ năng

3.1.1. Đau: Đau đột ngột ở vùng bẹn bìu, nếu muộn đau lan lên khắp ổ bụng.

3.1.2. Nôn: ở giai đoạn đầu nôn ít. Nếu đến muộn nôn nhiều.

3.1.3. Bí trung đại tiện: Biểu hiện rõ ở giai đoạn muộn.


Hình 67 3 Thoát vị nghẹt phải mổ cấp cứu 3 2 Triệu chứng thực thể 3 2 1 Nhìn 3Hình 67 3 Thoát vị nghẹt phải mổ cấp cứu 3 2 Triệu chứng thực thể 3 2 1 Nhìn 4

Hình 67.3. Thoát vị nghẹt phải mổ cấp cứu

3.2. Triệu chứng thực thể

3.2.1. Nhìn: Vùng bẹn bìu có một khối u.

3.2.2. Sờ nắn:

Sờ vào khối u căng đau, đau nhất là vùng cổ túi thoát vị.

Khám bụng nếu bệnh nhân đến sớm bụng không chướng, nếu bệnh nhân đến muộn bụng chướng có lằn quai ruột nổi hoặc có dấu hiệu rắn bò. Có thể có phản ứng thành bụng.

Hình 67 4 Thoát vị đùi nghẹt ở nữ phải mổ cấp cứu 3 3 Triệu chứng toàn 5

Hình 67.4. Thoát vị đùi nghẹt ở nữ phải mổ cấp cứu

3.3. Triệu chứng toàn thân

- Nếu bệnh nhân đến sớm toàn trạng vẫn bình thường.

- Nếu bệnh nhân đến muộn biểu hiện hội chứng nhiễm trùng và nhiễm độc.

4. Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán xác định dựa vào

- Tiền sử bệnh nhân bị thoát vị bẹn thường.

- Đau đột ngột ở vùng bẹn bìu.

- Khi nắn khối thoát vị không thể thu nhỏ và không thể đẩy lên trên được. Nếu bệnh nhân đến muộn ngoài các triệu chứng đã kể trên còn có triệu chứng của tắc ruột.

4.2. Chẩn đoán phân biệt

- Tràn dịch màng tinh hoàn.

- Viêm màng tinh hoàn.

- U nang thừng tinh.

5. Xử trí

5.1. Không nên làm: Cố tình đẩy khối thoát vị bẹn.

5.2. Nên làm

- Tiêm thuốc an thần, thuốc trợ lực, thuốc trợ tim.

- Giải thích cho gia đình và người bệnh.

- Chuyển lên tuyến trên để mổ sớm.


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau:

Câu 1: Triệu chứng toàn thân thoát vị nghẹt trường hợp tới sớm: A- Nếu tới sớm toàn trạng vẫn bình thường.

B- Nếu tới sớm sẽ có dấu hiệu sốc do đau. C- Nếu tới sớm sẽ có dấu hiệu mất nước.

D- Nếu tới sớm sẽ có dấu hiệu nhiễm trùng.

Câu 2: Triệu chứng toàn thân thoát vị nghẹt trường hợp tới muộn: A- Nếu tới muộn có dấu hiệu sốc do đau.

B- Nếu tới muộn sẽ có dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc. C- Nếu tới muộn sẽ có dấu hiệu mất nước.

D- Nếu tới muộn sẽ có dấu hiệu của tắc ruột.

Câu 3: Chẩn đoán phân biệt thoát vị bẹn nghẹt:

A- Tràn dịch màng tinh hoàn. Viêm màng tinh hoàn. U nang buồng trứng. B- Tràn dịch màng tinh hoàn. Viêm màng tinh hoàn. U nang thừng tinh.

C- Tắc ruột. Viêm màng tinh hoàn. U nang buồng trứng. D- Tắc ruột. Viêm màng tinh hoàn. U nang thừng tinh.

Câu 4: Việc cần làm khi xử trí thoát vị nghẹt ở y tế cơ sở:

A- Đẩy khối thoát vị lên khi có thể. Tiêm an thần, trợ tim, trợ lực, tiêm giảm đau. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm.

B- Đẩy khối thoát vị lên khi có thể. Tiêm kháng sinh, tiêm giảm đau. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm.

C- Không cố tình đẩy khối thoát vị lên khi có thể. Tiêm kháng sinh, tiêm giảm đau. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm.

D- Không cố tình đẩy khối thoát vị lên khi có thể. Tiêm an thần , trợ tim, trợ lực. Giải thích cho gia đình và người bệnh. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm

Bài 68

VIÊM MÀNG BỤNG



MỤC TIÊU

1. Trình bày được các nguyên nhân gây viêm màng bụng.

2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của viêm màng bụng và triệu chứng của

nó.

3. Trình bày được phương pháp xử trí viêm màng bụng ở tuyến y tế cơ sở.


NỘI DUNG

1. Định nghĩa

Viêm màng bụng là hiện tượng phản ứng viêm của màng bụng khi bị kích thích bởi vi khuẩn, các chất hóa học và các tác nhân vật lý (sức nóng, các tia…)

2. Nguyên nhân

2.1. Các loại vi khuẩn thường gặp: Trực khuẩn Coli, tụ cầu, liên cầu và vi khuẩn yếm khí.

2.2. Đường xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn: Vi khuẩn vào ổ bụng qua:

2.2.1. Tổn thương lá thành và lá tạng của màng bụng (viêm màng bụng thứ phát):


Hình 68 1 Viêm màng bụng do dập vỡ thận Lá thành bị thủng ví dụ Dao đâm 6

Hình 68.1. Viêm màng bụng do dập vỡ thận


- Lá thành bị thủng, ví dụ: Dao đâm, đạn xuyên qua lá thành.

- Lá tạng bị thủng, ví dụ: Các chấn thương gây vỡ tạng rỗng hoặc viêm túi mật hoại tử, viêm ruột thừa vỡ, thủng dạ dày, tắc ruột hoại tử, vỡ bàng quang, vỡ tử cung vv…

- Lá thành lá tạng bị thủng ví dụ: Đạn xuyên thủng, dao đâm…

- Từ một tạng bị nhiễm khuẩn ví dụ: Viêm vòi trứng...

Hình 68 2 VMB do thủng đại tràng Hình 68 3 VMB do chửa ngoài tử cung vỡ 2 2 2 Qua 7

Hình 68.2. VMB do thủng đại tràng Hình 68.3. VMB do chửa ngoài tử cung vỡ

2.2.2. Qua đường máu (viêm màng bụng nguyên phát): Thường gặp ở những trẻ em và bệnh nhân bị xơ gan, vi khuẩn thường gặp là phế cầu trùng, liên cầu trùng tan huyết…

Hình 68 4 VMB do hoại tử mật Hình 68 5 Viêm màng bụng do nạo thai 3 Triệu chứng 8Hình 68 4 VMB do hoại tử mật Hình 68 5 Viêm màng bụng do nạo thai 3 Triệu chứng 9

Hình 68.4. VMB do hoại tử mật Hình 68.5. Viêm màng bụng do nạo thai

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Triệu chứng cơ năng

3.1.1. Đau: Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà có điểm đau đầu tiên khác nhau. Đau liên tục và lan tỏa.

3.1.2. Nôn: Nôn nhiều hay ít là tùy thuộc từng nguyên nhân gây bệnh.

3.1.3. Bí trung đại tiện

3.1.4. Khó thở: Nhịp thở trên 20 lần/phút.

3.2. Triệu chứng toàn thân

- Nếu viêm màng bụng đến sớm có hội chứng nhiễm trùng: Nhiệt độ tăng, mạch nhanh, môi khô lưỡi bẩn.

- Nếu đến muộn có hội chứng nhiễm độc: Nhiệt độ tăng hoặc giảm, môi khô, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi, khó thở, nước tiểu ít hoặc vô niệu

3.3. Triệu chứng thực thể

3.3.1. Nhìn: Bụng chướng và không di động theo nhịp thở.

3.3.2. Sờ nắn: Xoa tay ấn và khám nhẹ nhàng, có phản ứng phúc mạc (đây là dấu hiệu quan trọng).

3.3.3. Gõ: Vùng đục trước gan mất (vỡ tạng rỗng). Gõ đục vùng hạ vị chứng tỏ ổ bụng có dịch.

3.3.4. Thăm cùng đồ: Bệnh nhân đau.

3.3.5. Chọc dò: ổ bụng có dịch đục hoặc có máu không đông (thủ thuật này chỉ làm ở tuyến trên).

3.4. Triệu chứng cận lâm sàng: (chỉ làm ở tuyến trên)

3.4.1. Xét nghiệm máu

Bạch cầu tăng, bạch cầu giảm trong bệnh thủng ruột do thương hàn. U rê máu tăng.

3.4.1. X quang: Chụp ổ bụng ở tư thế đứng có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành (thủng tạng rỗng). Có hình ảnh ổ bụng mờ: có dịch trong ổ bụng.

4. Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào các triệu chứng:

- Có hội chứng nhiễm khuẩn.

- Đau liên tục và đau lan khắp ổ bụng.

- Bụng chướng.

- Có phản ứng phúc mạc hoặc co cứng thành bụng.

4.2. Chẩn đoán phân biệt với

4.2.1. Viêm phổi thùy: Nghe có ran ẩm cả hai phế trường.

4.2.2. Cơ đau bụng cấp: Đau dạ dày, đau gan, đau thận, khi khám hai hố chậu vẫn mềm.

5. Diễn biến

5.1. Tỷ lệ tử vong cao do nhiễm độc

5.2. Tạo các ổ mủ trong ổ bụng

5.3. Tắc ruột

6. Xử trí ở tuyến y tế cơ sở

6.1. Các việc không nên làm

- Không được tiêm thuốc giảm đau.

- Không tiêm thuốc kháng sinh.

- Không tiêm vào nơi đau.

- Không thụt tháo.

- Không cho ăn, uống.

6.2. Các việc nên làm

- Tiên thuốc trợ lực, trợ tim.

- Truyền dịch khi bệnh nhân bị sốc.

- Đặt Sonde dạ dày.

- Chuyển đi tuyến trên sớm.


LƯỢNG GIÁ


Câu Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau:

1: Các đường xâm nhập của vi khuẩn gây viêm phúc mạc nguyên phát: A- Vi khuẩn qua tổn thương của đường hô hấp.

B- Vi khuẩn qua tổn thương của lá thành của màng bụng. C- Vi khuẩn qua màng của lá tạng.

D- Vi khuẩn xâm nhập qua đường máu.

Câu 2: Triệu chứng toàn thân viêm màng bụng tới sớm:

A- Có hội chứng sốc: Da xanh tái, mạch nhanh, huyết áp hạ...

B- Có hội chứng mất nước và điện giải: Khát nước, da khô, mạch nhanh...

C- Có hội chứng nhiễm trùng: Nhiệt độ tăng, mạch nhanh, môi khô, lưỡi bẩn... D- Có hội chứng khó thở: Nhịp thở > 20 lần/ phút, thở nhanh nông.

Câu 3: Triệu chứng toàn thân viêm màng bụng tới muộn:

A- Có hội chứng mất nước và điện giải: Khát nước, da khô, mạch nhanh...

B- Có hội chứng nhiễm trùng: Nhiệt độ tăng, mạch nhanh, môi khô, lưỡi bẩn... C- Có hội chứng khó thở: Nhịp thở > 20 lần/ phút, thở nhanh nông.

D- Có hội chứng nhiễm độc: Nhiệt độ tăng hoặc giảm, môi khô, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi, khó thở, nước tiểu ít hoặc vô niệu...

Bài 69

HẸP MÔN VỊ


MỤC TIÊU

1. Trình bày được các nguyên nhân dẫn đến hẹp môn vị

2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của hẹp môn vị

3. Trình bày được các bước xử trí ban đầu hẹp môn vị ở tuyến y tế cơ sở


NỘI DUNG

Hẹp môn vị là một biến chứng của nhiều bệnh. Đứng hàng đầu là do loét xơ chai hành tá tràng và ung thư dạ dày.

Nếu triệu chứng lâm sàng đã rõ thì việc điều trị phức tạp, ảnh hưởng xấu cho người bệnh.

Ngày nay mạng lưới y tế rộng khắp nên việc phát hiện viêm loét dạ dày tá tràng đưa đi tuyến trên kiểm tra bằng chụp phim sớm đã giảm bớt được hẹp môn vị. Xong ở vùng xa trung tâm y tế hoặc do người bệnh không chịu đi khám, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn hẹp môn vị.

1. Nguyên nhân

1.1. Do loét dạ dày tá tràng

Loét ở dạ dày tá tràng và môn vị xơ chai gây hẹp tại chỗ.

1.2. Ung thư dạ dày

Khối u to dần chèn ép gây hẹp môn vị.

1.3. Nguyên nhân khác

Hình 69 1 Dạ dày hình chậu 1 3 1 Các khối u lành tính dạ dày tá tràng U lao ở 10

Hình 69.1. Dạ dày hình chậu

1.3.1. Các khối u lành tính dạ dày tá tràng: U lao ở vùng môn vị hoặc Limphô hạt, Pôlíp...

1.3.2. Bỏng niêm mạc dạ dày gây hẹp

1.3.3. Hẹp do phì đại môn vị: Chỉ gặp ở trẻ em.

1.3.4. Nguyên nhân từ bên ngoài

- Túi mật viêm dính do co kéo môn vị

- Viêm tụy thể phì đại hoặc ung thư đầu tụy chèn ép môn vị.

2. Triệu chứng lâm sàng

2.1. Triệu chứng cơ năng

2.1.1. Đau: Đau bụng sau khi ăn khoảng 2 – 3 giờ. Đau từng cơn hay đau liên tục làm cho bệnh nhân sợ ăn.

2.1.2. Nôn: Nôn ra dịch dạ dày màu đen, mùi chua. Đặc biệt là nôn ra thức ăn của ngày hôm trước.

2.2. Triệu chứng toàn thân: Cơ thể gầy sút, da xanh, da dăn dúm và khô.

2.3. Triệu chứng thực thể

2.3.1. Nhìn: Bụng lõm lòng thuyền, vùng thượng vị đầy.

2.3.2. Sờ nắn: Có thể được khối u ở vùng thượng vị.

- Kích thích vùng thượng vị thì dạ dày nổi rõ.

- Dấu hiệu Bouveret (+). Đặt tay lên vùng trên rốn có cảm giác dạ dày cuộn lên từng lúc.

- Lắc có dấu hiệu óc ách khi đói.

2.4. Triệu chứng cận lâm sàng

- Chiếu dạ dày có uống thuốc Baryte nhìn thấy có hình ảnh tuyết rơi. Nhu động của dạ dày tăng trong giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau

- Chụp dạ dày: Dạ dày bị sa xuống dưới mào chậu.

3. Xử trí

Cho thuốc chống viêm: Tetraxiclin hoặc Ampixilin.

Cho thuốc giảm đau và giảm co bóp: Nospa hay Atropin. Cho thuốc giảm tiết axit: Cimetidin.

Cho thuốc an thần: Seduxen. Cho rửa dạ dày bằng nước ấm.

Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Nguyên nhân chính gây hẹp môn vị:

A- Loét dạ dày- tá tràng. Ung thư dạ dày.

B- Các khối u lành tính ở dạ dày- tá tràng. Bỏng niêm mạc dạ dày. C- Hẹp do phì đại môn vị. Loét dạ dày- tá tràng.

D- Các khối u lành tính ở dạ dày- tá tràng. Ung thư dạ dày.

Câu 2: Triệu chứng cơ năng hẹp môn vị:

A- Đau bụng: Sau ăn khoảng 2- 3h. Đau dữ dội, có thể dẫn tới sốc do đau.

Nôn: Nôn ra dịch dạ dày màu đen, mùi chua. Đặc biệt nôn ra thức ăn của ngày hôm trước.

B- Đau bụng: Sau ăn khoảng 2- 3h. Đau từng cơn hay liên tục làm bệnh nhân sợ ăn.

Nôn: Nôn ra dịch dạ dày màu đen, mùi chua. Đặc biệt nôn ra thức ăn của ngày hôm trước.

C- Đau bụng: Đau ngay sau ăn. Đau dữ dội, có thể dẫn tới sốc do đau.

Nôn: Nôn ra dịch dạ dày, mùi chua, có thể lẫn với máu. Đặc biệt nôn ra thức ăn của ngày hôm trước.

D- Đau bụng: Đau ngay sau ăn. Đau từng cơn hay liên tục làm bệnh nhân sợ ăn.

Nôn: Nôn ra dịch dạ dày, mùi chua, có thể lẫn cả máu. Đặc biệt nôn ra thức ăn của ngày hôm trước.

Câu 3: Thuốc chống viêm thường dùng cho bệnh nhân hẹp môn vị ở y tế cơ sở: A- Cimetidin, Omeprazol,...

B- Tetraxiclin hoặc Ampixilin. C- Pretnisolon.

D- Cephalexin hoặc Metronidazol.

Câu 4: Thuốc giảm đau và giảm co bóp thường dùng cho bệnh nhân hẹp môn vị ở y tế cơ sở:

A- Atropin hay Piroxicam.

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí