5. Nguyên tắc điều trị
5.1. Mục tiêu
- Loại bỏ nguyên nhân nếu có thể.
- Điều trị bảo tồn nhằm giảm các triệu chứng của bệnh và làm chậm lại tốc độ
tiến triển của suy thận mạn cho đến khi bắt buộc phải điều trị thay thế thận.
5.2. Điều trị nội khoa
- Chế độ dinh dưỡng: + Giảm đạm tùy theo chức năng thận.
+ Giảm muối khi có phù, tăng huyết áp.
+ Lượng nước nhập = nước tiểu + 500 ml.
- Kiểm soát huyết áp.
- Điều trị thiếu máu.
- Điều trị tốt các biến chứng: tăng kali máu, toan chuyển hóa, quá tải thể tích,…
5.3. Điều trị thay thế thận
- Lọc thận nhân tạo.
- Thẩm phân phúc mạc.
- Ghép thận.
CHOÁNG PHẢN VỆ
MỤC TIÊU:
1. Kể được các nguyên nhân thường gặp gây ra choáng phản vệ.
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của choáng phản vệ.
3. Nêu được nguyên tắc xử trí choáng phản vệ.
4. Biết được các biện pháp dự phòng choáng phản vệ.
1. Định nghĩa
Choáng phản vệ là một phản ứng dị ứng toàn thân cấp tính xảy ra ngay sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không xử trí kịp thời.
2. Nguyên nhân
2.1. Thức ăn: đậu phộng, thủy hải sản, sữa, trứng,…
2.2. Thuốc:
- Kháng sinh: pencillin và cephalosporin thường gặp nhất.
- Aspirin và các NSAID khác.
- Thuốc cản quang tiêm mạch.
- Các thuốc khác ít gặp: ức chế men chuyển, opioid, barbiturat,…
2.3. Côn trùng cắn: ong, bò cạp.
2.4. Cao su latex: găng tay, sonde tiểu,…
3. Triệu chứng lâm sàng
Xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên bao gồm nhiều biểu hiện lâm sàng trong đó triệu chứng ngoài da là triệu chứng thường gặp nhất (trên 90% bệnh nhân).
thường | gặp | |
Triệu chứng ngoài da | ||
- Mề đay, phù mạch máu | 85-90% | |
- Đỏ bừng mặt | 45-55% | |
- Ngứa | 2-5% |
Có thể bạn quan tâm!
- Chụp X Quang Dạ Dày Tá Tràng Cản Quang : Phương Pháp Tốt Để Chẩn Đoán Loét Bờ Cong Nhỏ Và Loét Hành Tá Tràng, Ít Nhạy Với Loét Nông Hay Viêm, Nay Dần
- Tiên Lượng : Nói Chung Không Điều Trị Khỏi, Tuy Nhiên Nếu Điều Trị Tốt Có Thể Làm Cho Bệnh Ổn Định Được Một Thời Gian Dài (Khoảng 5 Năm).
- Bệnh học cơ sở Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học - Trường Đại học Tây Đô - 9
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
45-50% | |
- Phù thanh quản | 50-60% |
- Chảy nước mũi | 15-20% |
Tuần hoàn - Ngất, tụt huyết áp | 30-35% |
Tiêu hóa - Đau bụng, tiêu chảy | 25-30% |
Các triệu chứng khác - Nhức đầu | 5-8% |
- Co giật | 1-2% |
Hô hấp
4. Nguyên tắc xử trí: adrenalin và thở oxy là các biện pháp quan trọng nhất.
- Loại bỏ tác nhân gây dị ứng.
- Xử trí đường thở: làm thông đường thở và cho bệnh nhân thở oxy.
- Thuốc đầu tay: adrenalin.
- Các thuốc hàng thứ hai: kháng histamin, corticoid, kích thích beta 2.
- Bù dịch.
5. Dự phòng
Khi choáng phản vệ xảy ra thì tỷ lệ tử vong cao, do đó việc phòng ngừa phản ứng phản vệ giữ vai trò rất quan trọng.
5.1. Luôn có sẵn tại các phòng tiêm hoặc tủ trực hộp thuốc chống sốc gồm 7 khoản:
1. Adrenaline 1mg – 1ml: 2 ống.
2. Nước cất 10 ml: 2 ống.
3. Bơm tiêm vô khuẩn (dùng một lần): 10ml (2 cái), 1ml (2 cái).
4. Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc methyprednisolon. (Solumedrol 40mg hoặc depersolon 30mg: 2 ống).
5. Phương tiện khử trùng (bông, băng, gạc, cồn).
6. Dây garo.
7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.
5.2. Thận trọng đối với người có yếu tố nguy cơ phản vệ gồm:
- Có tiền sử dị ứng, choáng phản vệ.
- Bệnh nhân đang điều trị ức chế men chuyển, chẹn beta mà đặc biệt lại có tiền
sử dị ứng thuốc kháng sinh.
5.3. Sử dụng corticoid và kháng histamin trước ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng
cần dùng thuốc cản quang.
5.4. Test da giúp phát hiện phản ứng dị ứng đối với các thuốc gây phản ứng dị ứng.
5.5. Hướng dẫn kỹ bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc choáng phản vệ cần khai báo cho
thầy thuốc biết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Chợ Rẫy (2013), Phác đồ điều trị 2013 – Phần Nội khoa, Nhà xuất bản Y
học TP. Hồ Chí Minh.
2. Bệnh viện Bạch Mai (2012), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (2012), Bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh.
4. Bộ môn Nội, Đại học Y Hà Nội (2015), Bệnh học Nội khoa tập 1 và 2, Nhà xuất bản
Y học Hà Nội.
5. Hội Tim mạch học Việt Nam (2015), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng
huyết áp, rối loạn lipid máu, suy tim 2015.
6. Bộ y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết – chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
7. Bộ y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Thận – tiết niệu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
8. Vụ khoa học và đào tạo, Bộ Y tế (2010), Bệnh học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
9. Greene R.J., Harris N.D. (2008), Pathology and Therapeutics for Pharmacists – A Basic for Clinical Pharmacy Practice, 3nd editon, the Pharmaceutical Press.
10. Hemant Godara, Angela Hirbe, Michael Nassif, Hannah Otepka, Aron Rosenstock (2014), The Washington Manual of Medical Therapeutics, 34th edition, Lippincott Williams & Wilkins.