Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1985 Đến Khi Pháp Điển Hóa Lần Thứ Hai - Bộ Luật Hình Sự Năm 1999

bão, lũ, lụt, hạn hán, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần làm cho nước nhà giàu mạnh;

Để phát huy tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội và nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, động viên toàn dân ra sức đấu tranh chống mọi hành động làm thiệt hại đến rừng”

- Pháp lệnh (Không số) ngày 27/7/1961 quy định về quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 221-CP ngày 29/01/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Nghị định số 220/CP ngày 28/12/1961 của Chính phủ, quy định về quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy.

-Pháp lệnh số 17/LCT ngày 05/4/1963 qui định về phòng cháy chữa cháy;

- Nghị định số 39/CP ngày 05/4/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về săn bắn, bắt chim, thú rừng;

- Pháp lệnh (Không số) ngày 23/03/1966 quy định về phòng cháy, chữa cháy;

- Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970;

- Pháp lệnh (Không số) ngày 06/9/1972 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc bảo vệ rừng, nêu rõ: “Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài sản quý báu của nước ta, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân và văn hoá công cộng. Việc bảo vệ rừng phải do Nhà nước và toàn dân cùng làm”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nghị định số 155/CP ngày 03/10/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc thi hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng.

Ngày 30/4/1975 đất nước ta hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước ta vào thời kỳ này chủ yếu tập trung cho việc tái thiết đất nước

Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 5

và cũng cố chính quyền cách mạng, nên chưa có thời gian để xây dựng Bộ luật hình sự với đúng nghĩa của nó và cũng chưa kịp thời ban hành các qui định pháp luật để thay thế các văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng cho thời kỳ mới.

Vì vậy, pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì các quy định của pháp luật trước đây. Đồng thời chủ yếu áp dụng tiền lệ pháp để xử lý hành vi phạm tội nói chung, phạm tội trong lĩnh vực tài nguyên rừng nói riêng;

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 đến khi pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999

Đến giai đoạn năm 1985, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển nhất định, nhu cầu của các ngành công nghiệp và đối với đời sống của nhân dân về sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tài nguyên rừng đã tăng lên đáng kể, dẫn đến việc hủy hoại, tàn phá và khai thác rừng một cách tràn lan không kiểm soát được, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên quí hiếm của đất nước và tác động xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương biện pháp để duy trì trật tự quản lý và bảo về tài nguyên rừng được tốt hơn, mà cụ thể là việc qui định trong Bộ luật hình sự Việt Nam về loại tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng. Cụ thể tại điều 181 Bộ luật hình sự năm 1985 “Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng” quy định:

“1- Người nào khai thác trái phép cây rừng, săn bắt trái phép chim, thú hoặc có những hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bi xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm”.

Liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng chế tài hình sự, tại điều 194 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: “Tội vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng” :

1- Người nào vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3- Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định 2 điều luật liên quan đến bảo vệ tài nguyên rừng và khung hình phạt nhẹ hơn so với pháp luật hiện hành…

Tuy điều luật nêu trên không quy định cụ thể là làm cháy tài nguyên rừng, song về khách thể được bảo vệ trong điều luật này là tính mạng, tài sản, sức khoẻ của con người. Vì vậy, mọi hành vi phạm tội nêu trên làm cháy tài sản nói chung, cháy tài nguyên rừng gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng đều bị xét xử theo Điều 240 Bộ luật hình sự.

Việc quy định trong Bộ luật hình sự điều luật liên quan đến việc bảo về tài nguyên rừng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với nguồn tài nguyên rừng, đồng thời đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự được tốt hơn.

Đến năm 1989, trước thực trạng quản lý tài nguyên rừng lõng lẽo, các chủ thể có chức năng nhiệm vụ trong việc bảo vệ tài nguyên rừng lợi dụng nhiệm vụ được Nhà nước giao xâm hại đến tài nguyên rừng làm ảnh hưởng

nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã bổ sung “Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng” [Điều 176 Bộ luật hình sự].

Đến năm 1997 trước yêu cầu đặt ra của tình hình mới, mặt khác nhiều hành vi vi phạm pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội trước đây chưa được Nhà nước xác định là tội phạm, nên Nhà nước có sự điều chỉnh bổ sung nhiều điều luật và qui định thêm một số tội phạm mới. Tuy nhiên các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng giữ nguyên, không sửa đổi, bổ sung.

Đến năm 1999, nền kinh tế - xã hội nước ta có nhiều biến chuyển tích cực, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước được đẩy mạnh, nhu cầu sử dụng đất rừng, tài nguyên rừng vào sản xuất, phát triển kinh tế và phục vụ cho sinh hoạt của người dân được tăng cao đột biến. Điều này kéo theo tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng diễn biếp phức tạp, tài nguyên rừng đặc biệt là rừng tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng và có nguy cơ bị thu hẹp trên bản đồ lâm nghiệp Việt Nam. Đồng thời Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá đúng vị trí và tầm quan trọng chiến lược của tài nguyên rừng đối với sự sống của loài người và sự phát triển bền vũng của nền kinh tế

- xã hội. Nên đã quyết tâm bảo vệ tài nguyên rừng bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ tài nguyên rừng.

Chính vì vậy, trong lần sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà nước đã có sự sửa đổi bổ sung các điều luật liên quan trong lĩnh vực tài nguyên rừng, Từ chỗ chỉ có một điều luật qui định liên quan đến tài nguyên rừng [Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1985] nay qui định sáu điều luật, cụ thể:

- Điều 175 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

- Điều 176 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm quy định về quản lý rừng”.

- Điều 189 Bộ luật hình sự về “Tội hủy hoại rừng”.

- Điều 190 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm các qui định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm”.

- Điều 191 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên”.

- Điều 240 Bộ luật hình sự về “Tội vi phạm các qui định về phòng cháy chữa cháy”.

Việc quy định các điều luật cụ thể nêu trên không chỉ thể hiện sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, mà còn thể hiện tính khoa học trong qui trình lập pháp, đồng thời tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các quy định pháp luật để xử lý các hành vi xâm hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước được hiệu quả cao nhất, góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Đối với hành vi vô ý làm cháy rừng (tài nguyên rừng), tuy Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định là một điều luật độc lập, song hành vi đó được nhà làm luật gộp chung vào hành vi “vi phạm qui định về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng”. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự năm 1999. Cụ thể như sau:

1.Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2.Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4.Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Sau hơn 8 năm thực tiễn áp dụng các điều luật nêu trên vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng, Nhà nước ta nhận thấy loại tội phạm trong lĩnh vực này diễn biến khá phức tạp theo chiều hướng xấu, tình hình tài nguyên rừng bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng, hành vi ngày càng tinh vi xảo quyệt, trong khi đó nếu chỉ căn cứ vào các điều luật qui định trong Bộ luật hình sự năm 1999 là khó có thể vận dụng để xử lý từng hành vi cụ thể. Trước tình hình đó, Nhà nước ta chủ trương ban hành thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT - BTP - BCA - VKSNDTC

- TANDTC ngày 08/3/2007 của liên ngành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân Tối cao - Tòa án nhân dân Tối cao, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Đến năm 2009, sau mười năm thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, Tuy tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Song Đảng và Nhà nước ta nhận thấy tuy các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 liên quan trong lĩnh vực tài nguyên rừng đã phát huy được tác dụng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng nói riêng, nhưng có một số vấn đề cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Như hành vi nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép các bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật hoang giã, quí, hiếm theo qui định của Nhà nước, thì cũng bị coi

là hành vi phạm tội. Mặt khác, về chế tài điều luật cũng có sự điều chỉnh theo hướng tăng nặng khung hình phạt tiền lên gấp 10 lần “…Phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng…” và tại khoản 3 Điều luật tăng quy định mức phạt tiền lên gấp 5 lần quy định cũ “ …Có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng…”.

Vì vậy, Nhà nước bổ sung 1 số quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự; Cụ thể: Tội vi phạm các qui định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ [Điều 190 Bộ luật hình sự năm 1999]:

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Các điều luật còn lại Nhà nước ta giữ nguyên không có sự điều chỉnh thay đổi cả về nội dung và khung hình phạt đối với các loại tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng.

Song song với các qui định của pháp luật hình sự trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng như đã nêu trên, trong thời kỳ này Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật để tăng cường quản lý tài nguyên rừng trên nhiều lĩnh vực, cụ thể là:

- Nghị quyết số 246-HĐBT ngày 20/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, về đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 02-TT/LB ngày 13/01/1986 của Bộ Nội vụ - Bộ Lâm nghiệp, về công tác bảo vệ rừng và quản lý vật tư lâm sản.

- Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ, về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật, động vật rừng, nguy cấp, quý hiếm.

- Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của chính phủ, qui định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quí, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Tóm lại, từ thực trạng tài nguyên rừng (đặc biệt là rừng tự nhiên) của nước ta hiện nay cho thấy, mặc dù tổng diện tích rừng trồng trong những năm gần đây có tăng hơn so với các năm trước, song rừng tự nhiên (Rừng nguyên sinh) đang ngày càng cạn kiệt, chất lượng ngày càng suy giảm nghiêm trọng, sự đa dạng sinh học đối với động, thực vật rừng đang bị đe doạ ở mức báo động đỏ. Điển hình là gần đây hàng loạt vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng bị

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí