Những Vấn Đề Lý Luận Về Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng Bằng Pháp Luật Hình Sự Việt Nam

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM


1.1. Khái niệm tài nguyên rừng và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam

1.1.1. Khái niệm tài nguyên rừng

Việt Nam là nước có vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam châu Á, có địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 lãnh thổ với các độ cao khác nhau so với mặt nước biển, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên rừng được phân bố ở nhiều vùng, miền trên phạm vi cả nước và rất đa dạng phong phú về các chũng loại động vật, thực vật, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.

Tài nguyên rừng không những có giá trị cao về kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa và cân bằng hệ sinh thái đối với môi trường sống trên trái đất, đồng thời có tác động quan trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Do đó, để hiểu rõ đặc điểm và khái niệm tài nguyên rừng, trước tiên cần phải hiểu tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên môi trường).

Theo nghĩa rộng, tài nguyên môi trường bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho đời sống và sự phát triển của mình. Trong từng thời kỳ phát triển của lịch sử xã hội loài người, ở bất kỳ giai đoạn nào thì hoạt động kinh tế của con người cũng thông qua quá trình sử dụng năng lượng để biến đổi vật chất từ dạng này chuyển sang dạng khác nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích cho cuộc sống.

Trong khoa học môi trường, tài nguyên thiên nhiên được chia thành ba loại sau đây:

- Tài nguyên tái tạo:

Tài nguyên tái tạo là loại tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào trái đất, dựa vào trật tự tự nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, phát triển và chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin đó nữa.

Theo S.E.Jorgensen (1981) Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý, sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan.

Tài nguyên thiên nhiên tái tạo được có thể kể ra như: Tài nguyên sinh học, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng mặt trời, tài nguyên nước, tài nguyên gió...

- Tài nguyên không tái tạo:

Là loại tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn và sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Đó là các các khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt...) các thông tin di truyền, các gen quí, hiếm bị mai một không giữ lại được là những nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được.

-Tài nguyên vĩnh cửu:

Là loại tài nguyên tồn tại vĩnh cửu trong tự nhiên, không phụ thuộc vào sự tác động của con người. Tài nguyên vĩnh cửu có liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp đến năng lượng mặt trời. Có thể xem năng lượng mặt trời là nguồn tài nguyên vô tận, chúng ta có thể phân ra:

+ Năng lượng trực tiếp:

Là nguồn năng lượng chiếu sáng trực tiếp, giá trị định lượng có thể tính được.

+ Năng lượng gián tiếp:

Là những dạng năng lượng gián tiếp của bức xạ mặt trời bao gồm: gió, sóng biển, thuỷ triều, nhiệt mặt trời...

Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên còn được phân loại như: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển [35].

Theo khoản 1 Điều 3 của Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, năm 2004: “1. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng” [4].

Còn theo tác giả Nguyễn Thanh Huyền, thì “Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng (gọi chung là quần xã sinh vật) [14]; v.v...

Tóm lại, dưới góc độ khoa học, theo người viết thì, tài nguyên rừng thực chất là một phần quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và thuộc loại tài nguyên tái tạo được, nhưng nếu con người sử dụng không khoa học và không hợp hợp lý, thì tài nguyên rừng có thể bị hủy hoại hoặc suy thoái không thể tái tạo lại.

Như vậy, từ khái niệm đã nêu có thể chỉ ra các đặc điểm của tài nguyên rừng như sau:

Một là, tài nguyên rừng là một phần quan trọng của tài nguyên thiên nhiên;

Hai là, tài nguyên rừng thuộc loại tài nguyên có thể tái tạo được, nhưng nếu sử dụng không khoa học và không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị hủy hoại hoặc suy thoái không thể tái tạo lại;

Ba là, thông qua hoạt động kinh tế của con người, tài nguyên rừng được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của tài nguyên rừng đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước và đối với sự cân bằng của môi trường sinh thái và sự sống còn của nhân loại.

Từ các đặc điểm nêu trên của tài nguyên rừng, ta có thể nhận thấy điểm đặc biệt của loại tài nguyên rừng, đó là một trong những loại tài nguyên có thể tái tạo lại nếu chúng ta biết sử dụng nó một cách khoa học và hợp lý, nghĩa là trước khi khai thác tài nguyên rừng ta phải có qui hoạch loại rừng nào sẽ được khai thác, phải xây dựng kế hoạch và các phương án cụ thể cho việc khai thác. Đồng thời, phải đánh giá toàn diện và khách quan sự tác động của việc khai thác tài nguyên rừng đối với môi trường sinh thái và sự tác động của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế, bên cạnh đó cần phải phải có biện pháp khôi phục và cải tạo tài nguyên rừng một cách hợp lý, để sau khi khai thác, tài nguyên rừng vẫn được duy trì và phát triển một cách ổn định và bền vững.

Ngược lại nếu chúng ta khai thác tài nguyên rừng một cách bừa bãi, thiếu khoa học và không đánh giá đúng sự tác động trở lại của nó đối với môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia, đồng thời không có biện pháp duy trì, bảo vệ tài nguyên sau khai thác, thì tài nguyên rừng của nước ta sẽ vĩnh viễn không thể tái tạo lại, để lại hậu quả khôn lường cho xã hội mà thực tế như đã xảy ra trong những năm gần đây.

Do đó, hơn bao giờ hết chúng ta phải khẩn trương tìm ra những giải pháp hữu hiệu để tái tạo và bảo vệ tài nguyên rừng của nước ta sao cho ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, tạo động lực to lớn cho nền kinh tế đất nước ta phát triển một cách toàn diện và bền vững, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh và giàu đẹp.

1.1.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam

Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống của loài người, rừng có vai trò cân bằng hệ sinh thái, ổn định và điều hòa khí hậu, điều tiết nước giúp sự sống trên trái đất được duy trì bền

vững. Không những thế, rừng còn có giá trị cao về kinh tế, về khoa học đồng thời là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, là nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu, dược liệu và các gen động thực vật quí, hiếm phục vụ cho các ngành khoa học như: y học, sinh học, hóa chất và cả cho ngành công nghiệp, ngành du lịch sinh thái mà ngày nay đang có chiều hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hơn thế nữa, rừng còn có tầm quan trọng chiến lược trong việc tạo phòng tuyến trấn thủ vững chắc trong lĩnh vực an ninh quốc phòng của đất nước.

Theo thống kê của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, về việc công bố số liệu hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012 (Diện tích rừng và cây lâu năm có tán che phủ và có tác dụng phòng hộ như cây rừng tính đến ngày 31/12/2012 trong toàn quốc), cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Thống kê diện tích đất rừng của Việt nam tính đến năm 2012.



TT


Loại rừng


Tổng cộng (ha)

Thuộc quy hoạch ba loại rừng

Ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp

(ha)

Đặc dụng (ha)

Phòng hộ (ha)

Sản xuất (ha)

1

Tổng diện tích

rừng

13.862.043

2.021.995

4.675.404

6.964.415

200.230

1.1

Rừng tự nhiên

10.423.844

1.940.309

4.023.040

4.415.855

44.641

1.2

Rừng trồng

3.438.200

81.686

652.364

2.548.561

155.589

a

Rừng trồng đã

khép tán

3.039.756

72.219

576.764

2.253.215

137.558

b

Rừng trồng

chưa khép tán

398.444

9.467

75.600

295.346

18.031

2

Diện tích rừng để

tính độ che phủ

13.463.600

2.012.528

4.599.803

6.669.070

182.199

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 3

(Nguồn: Website: http://www.kiemlam.org.vn) [33]


Từ bảng thống kê về tổng diện tích ba loại rừng của nước ta hiện nay cho thấy: Nhìn chung, diện tích rừng có chiều hướng phục hồi trở lại, nhưng rừng tự nhiên của nước ta hiện nay đã bị giảm nhiều so với những năm trước giải phóng.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tổng diện tích rừng của nước ta vào năm 1945 là 14.300.000 ha. Đến năm 1976 diện tích rừng tự nhiên giảm còn 11.169.000 ha. Đến năm 2012 tổng diện tích rừng tự nhiên của nước ta chỉ còn 10.423.844 ha (Như số liệu đã nêu ở bảng thống kê trên). Nếu so với số liệu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố năm 2009 khoảng 13,2 triệu ha với độ che phủ 39,1% thì diện tích rừng hiện nay đã tăng xấp xỉ 300.000 héc ta. Tuy nhiên, diện tích rừng nguyên sinh giảm trầm trọng, hiện chỉ còn rất ít, chủ yếu còn ở những khu rừng phòng hộ, vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên, phần lớn rừng tự nhiên hiện nay còn lại là rừng nghèo có chất lượng kém.

Diện tích rừng ngập mặn của nước ta cũng đã giảm hơn một nửa trong các thập kỷ trước và vẫn tiếp tục suy giảm trong những năm gần đây. Sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng của các loại rừng như đã nêu trên đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu mà hậu quả của nó là cực kỳ nghiêm trọng đối với các cơ sở hạ tầng của nền kinh tế đất nước và đối với đời sống kinh tế của nhân dân.

Theo thống kê của các cơ quan chuyên môn, chỉ tính trong 15 năm trở lại đây, các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, hạn hán, triều cường, xâm nhập mặn ... tại Việt Nam đã làm chết và mất tích hơn 10.700 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP mỗi năm.

Chính từ việc tàn phá, hủy hoại tài nguyên rừng là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự biến đổi khí hậu và gây ra những thảm họa như đã nêu trên.

Với vị trí vai trò chiến lược của tài nguyên rừng đối với đời sống xã hội và sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Đồng thời, trước hiểm họa tài nguyên rừng của nước ta đã và đang bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trong như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ nâng độ che phủ rừng lên 45%, ổn định diện tích rừng đặc dụng trên 2 triệu ha, phục hồi 0,62 triệu ha rừng tự nhiên, trồng thêm 250.000 ha và tái sinh tự nhiên 750.000 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cải tạo 350.000 ha rừng tự nhiên nghèo.

Gần đây nhất, tại buổi làm việc vào chiều ngày 11/11/2013, Liên quan đến vấn đề thảo luận về Luật bảo về môi trường sửa đổi, một số đại biểu quốc hội bức xúc trước tình hình tài nguyên rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng và đã phát biểu ý kiến: cần phải bổ sung chương về bảo vệ môi trường rừng, vì bảo về môi trường rừng không những có ý nghĩa dân sinh mà còn có ý nghĩa an ninh Quốc phòng. Trong khi thực tế, tình trạng phá rừng hiện nay, nhất là khai thác rừng trong việc xây dựng thủy điện đã gây tác hại rất lớn đối với đời sống của người dân, điển hình là tình trạng lũ lụt ngày càng nghiêm trọng và phức tạp như đã nêu ở phần trên và đặc biệt mới đây nhất là cơn lũ lịch sử vừa mới xảy ra trong tháng 11/2013 tại các tỉnh Miền trung nước ta. Trong đó, tại tỉnh Bình Định theo thống kê sơ bộ, thì đợt lũ lụt vào ngày 15/11/2013 đã làm chết 19 người, bị thương 14 người và hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập sâu trong nước nhiều ngày, gây thiệt hại ước tính khoảng 1.800 tỉ đồng .

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ trong bảy tháng đầu năm 2013, diện tích rừng bị thiệt hại do cháy là 721ha; phát hiện 903 vụ phá rừng, diện tích rừng bị phá 397ha. Riêng tại tỉnh Bình Phước, sáu tháng đầu

năm 2013 đã xảy ra 408 vụ vi phạm, tăng 62 vụ so cùng kỳ năm 2012. Trong đó số vụ vi phạm về phá rừng trái pháp luật là 54 vụ, làm thiệt hại 56 ha rừng tự nhiên. Tổng số vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý lâm sản 354 vụ, tăng 67 vụ so cùng kỳ năm 2012. Không chỉ Bình Phước, nhiều tỉnh khu vực Tây Nguyên cũng đang đối diện với tình trạng khai thác, buôn bán lâm sản, phá rừng trái pháp luật.

Trước thực trạng tài nguyên rừng đã và đang bị tàn phá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế ở nước ta như đã nêu trên và để bảo vệ nghiêm ngặt nguồn tài nguyên quan trọng ấy tránh khỏi sự xâm hại bởi hành vi trái pháp luật của con người. Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương biện pháp, nhiều nhà nghiên cứu khoa học cũng đã chú tâm đến vấn đề này với mục đích tìm ra những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên rừng (Loại tài nguyên có thể tái tạo được nếu chúng ta biết khai thác và bảo vệ một cách khoa học và hợp lý). Song thực tiễn cho thấy, tuy có sự nghiên cứu và áp dụng nhiều đề tài khoa học vào thực tiễn để bảo vệ tài nguyên rừng, đồng thời các cấp các ngành và chính quyền địa phương ở nhiều nơi trong thời gian qua cũng đã có sự quan tâm nhưng chưa đúng mức. Bởi lẽ đó cho nên tình trạng tài nguyên rừng ở nước ta bị hủy hoại, tàn phá vẫn không được giải quyết triệt để như mong muốn, mà ngược lại ngày càng bị tàn phá, huỷ hoại một cách phổ biến trên phạm vi cả nước, hành vi ngày càng tinh vi xảo quyệt, hậu quả gây ra cho nền kinh tế - xã hội ngày càng nghiêm trọng.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của các loại tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng, đồng thời xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm của nước ta trong những năm qua cho thấy, áp dụng các biện pháp giáo dục thuyết phục và chế tài hành chính đã bộc lộ sự kém hiệu quả, điều này được chứng minh qua tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng trong những

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí