Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TÂN KHẢI NHÂN


BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TÂN KHẢI NHÂN


BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Hồng Anh


HÀ NỘI - 2013


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Tân Khải Nhân

MỤC LỤC




Trang


Trang phụ bìa



Lời cam đoan



Mục lục



MỞ ĐẦU

1


Chương 1: NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

6

1.1.

Khái niệm về quyền tự do kinh doanh, bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam

6

1.1.1.

Khái niệm, nội dung của quyền tự do kinh doanh

6

1.1.2.

Khái niệm và các thiết chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam

11

1.2.

Nội dung, đặc điểm, ý nghĩa của bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam

15

1.2.1.

Nội dung của việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh

15

1.2.2.

Đặc điểm của bảo vệ quyền tự do kinh doanh

18

1.2.3.

Ý nghĩa của bảo vệ quyền tự do kinh doanh

20

1.3.

Những yếu tố tác động đến bảo vệ quyền tự do kinh doanh

22

1.3.1.

Thể chế chính trị

22

1.3.2.

Cơ chế quản lý kinh tế

23

1.4.

Bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật của một số nước, những kinh nghiệm Việt Nam có thể tiếp thu

24

1.4.1.

Bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản

24

1.4.2.

Bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong định hướng kinh tế thị trường của Trung Quốc

26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 1


1.4.3.

Kinh nghiệm Việt Nam có thể tiếp thu

27


Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

28

2.1.

Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay

28

2.1.1.

Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tư hữu tài sản

28

2.1.2.

Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do thành lập doanh nghiệp

34

2.1.3.

Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do định đoạt trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế

42

2.1.4.

Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do hợp đồng

46

2.1.5.

Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do cạnh tranh lành mạnh

50

2.2.

Những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh, nguyên nhân của những hạn chế

54

2.2.1.

Pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh có sự chồng chéo, mâu thuẫn

54

2.2.2.

Một số quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh không có tính khả thi

56

2.2.3.

Một số quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh mang nặng dấu ấn của quản lý độc quyền hành chính

58

2.2.4.

Một số quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh chưa cân đối được quyền lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật

59

2.2.5.

Quy định bảo vệ quyền tự do kinh doanh chưa đầy đủ, một số quy định chưa tương thích với pháp luật quốc tế

61

2.3.

Nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh

62



Chương 3: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

66

3.1.

Những căn cứ cho việc hình thành yêu cầu, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh

66

3.1.1.

Căn cứ vào đặc điểm phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam

66

3.1.2.

Căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam

69

3.1.3.

Căn cứ vào thành quả của nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trong thời gian qua, tiếp thu những giá trị, những yếu tố hợp lý của các tư tưởng, học thuyết pháp lý tiến bộ của nhân loại

70

3.2.

Yêu cầu hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền tự do kinh doanh

72

3.2.1.

Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

72

3.2.2.

Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân

73

3.2.3.

Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

75

3.2.4.

Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh phải phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế

76

3.3.

Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay

76

3.3.1.

Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật về doanh nghiệp, thương mại dịch vụ để đảm bảo sự thống nhất trong các quy định về bảo vệ quyền tự do kinh doanh

76


3.3.2.

Phân biệt làm rõ tranh chấp thương mại và tranh chấp dân sự để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết

79

3.3.3.

Sửa đổi, bổ sung Luật phá sản năm 2004 để nâng cao tính khả thi cho các quy định của pháp luật

80

3.3.4.

Cải cách thủ tục hành chính

82

3.3.5.

Bổ sung các quy định mới trong Bộ luật Hình sự và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng mô hình về thương lượng hòa giải

83

3.3.6.

Đảm bảo yếu tố tương thích với pháp luật quốc tế

86


KẾT LUẬN

88


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn hai thập kỷ đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI, tự do kinh doanh và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong nhận thức xã hội về pháp luật. Số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh, các giao lưu thương mại bùng nổ theo cấp số nhân. Pháp luật, đặc biệt là pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh đã trở nên cấp thiết luôn được Nhà nước chú trọng sửa đổi để phù hợp với vai trò bảo vệ và điều chỉnh các hoạt động tự do kinh doanh.

Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nói như tiến sĩ Lê Đăng Doanh đó là "một ngày lịch sử của đất nước" và "vào WTO Việt Nam chấp nhận với mức cạnh tranh cao hơn trên toàn cầu và sức mạnh cạnh tranh sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động hơn". Tiếp đó, với nhãn quan sắc bén tại Nghị quyết số 9- NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đánh giá:

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhờ đó nhận thức về vai trò của đội ngũ doanh nhân có nhiều chuyển biến tích cực... [11].

Trong Nghị quyết đã đưa ra định hướng: "Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp (…) xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, quan hệ lao động hài hòa, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, bảo đảm doanh nghiệp phát triển bền vững…" [11].

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 21/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí