Bảo vệ quyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay có sự tham gia của rất nhiều các chủ thể, Đảng đưa ra định hướng để Nhà nước thiết lập những cơ chế hữu hiệu nhằm bảo vệ, xây dựng và cổ vũ quyền tự do kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư được áp dụng đối với cả Nhà đầu tư trong nước và Nhà đầu tư nước ngoài. Trước những thay đổi mang tính đột phá đó, trong khoảng 15 năm trở lại đây, môi trường kinh doanh ở Việt Nam phát triển tương đối ổn định, hàng loạt các doanh nghiệp ra đời, nền kinh tế đã có những tín hiệu của nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân được cải thiện một cách đáng kể. Đặc biệt, quyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay đã trở thành quyền Hiến định: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật". Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những cố gắng của Đảng và Nhà nước thì tương tự như bất kỳ một quốc gia đang phát triển nào trên thế giới nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn một số khuyết tật, cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh còn bộc lộ một số hạn chế. Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm ra những luận cứ khoa học, những định hướng và giải pháp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh là một đòi hỏi cần thiết. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc bổ sung thêm cơ sở lý luận, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài "Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Dưới các góc độ khác nhau, đề tài này đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới. Có thể kể đến những cuốn sách chuyên khảo của các giáo sư, tiến sĩ, các luật gia hàng đầu nghiên cứu về Luật kinh tế và bảo vệ quyền tự do kinh doanh như:
Tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam của PGS.TS Ngô Huy Cương; Chuyên khảo về Luật Kinh tế của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa; Pháp luật trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước của GS.TS Trần Ngọc Đường; Một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết để đảm bảo quyền tự do kinh doanh
của PGS.TS Dương Đăng Huệ; Pháp luật và quyền tự do kinh doanh của PGS.TS Lê Hồng Hạnh; Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam của TS. Bùi Ngọc Cường; Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng của TS. Đỗ Văn Đại; Thực trạng pháp luật kinh tế ở nước ta và các quan điểm đổi mới đưa pháp luật kinh tế vào cuộc sống của PGS.TS Trần Trọng Hựu; Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam của PGS.TS Ngô Huy Cương; Các điều khoản độc quyền trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại của TS. Bùi Ngọc Cường; Về vị trí, tính chất của Chính phủ trong bộ máy nhà nước ở nước ta của PGS.TS Vũ Hồng Anh; Về thủ tục rút gọn trong quy trình lập pháp của PGS.TS Vũ Hồng Anh; ...
Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh và các mức độ khác nhau về việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh, các hoạt động kinh doanh nói riêng và sự vận động của xã hội là không ngừng. Do đó, việc tiên đoán, dự liệu, phân tích chưa thể bao trùm toàn bộ hệ thống lý luận việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh. Bởi vậy, trên cơ sở khảo cứu các tư liệu quý của các học giả trước đây, đồng thời bằng kiến thức của mình tác giả đề tài xin đóng góp một số ý kiến để bổ sung vào hệ thống lý luận của việc "Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam".
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh; luận giải vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 1
- Khái Niệm Và Các Thiết Chế Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Trong Pháp Luật Việt Nam
- Những Yếu Tố Tác Động Đến Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh
- Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Trong Định Hướng Kinh Tế Thị Trường Của Trung Quốc
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật để bảo vệ quyền tự do kinh doanh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam là một vấn đề rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật, tuy nhiên, trong luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận trong việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh, cụ thể như sau:
- Các khái niệm cơ bản về kinh doanh, tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam;
- Các khái niệm, nội dung về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam;
- Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh
- Giải pháp để hoàn thiện các quy chế của pháp luật trong việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh, các biện pháp, hình thức bảo vệ quyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất của việc vận dụng đó là bám sát vào sự thay đổi của dân chủ hóa trong đời sống kinh tế - xã hội để phát huy mọi tiềm năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận văn vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, của lý luận nhà nước và pháp luật để làm cơ sở nhìn nhận đánh giá đa chiều về bảo vệ quyền tự do kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là cách thức tiếp cận cụ thể đối tượng nghiên cứu của quyền bảo vệ do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.
Đề tài này có sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể tiêu biểu như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp xã hội học, phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vẫn đề lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật ở nước ta hiện nay.
Chương 3: Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh ở nước ta hiện nay.
Chương 1
NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH, BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm, nội dung của quyền tự do kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh
Ngay từ thời kỳ cổ đại con người đã biết đến các hoạt động giao thương buôn bán, lịch sử nhân loại đã ghi nhận sự lớn mạnh của các các thành bang thuộc vùng Hy Lạp, Địa Trung Hải, kéo theo đó là thương mại phát triển vô cùng rực rỡ. Ở Châu Á việc giao thương buôn bán nổi tiếng với con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 7 ngàn km, trải dài trên nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn.
Như vậy, có thể thấy lịch sử cổ đại là minh chứng rõ nét nhất để đánh giá vai trò của thương mại trong việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, kinh doanh càng thể hiện rõ vai trò không thể thay thế của mình trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, nó là hệ thống đòn bẩy, đôi khi còn là cứu cánh cho cả một nền kinh tế có thể khắc phục được những hạn chế về tài nguyên để đưa đất nước đến phồn thịnh, chúng ta có thể nhìn thấy sự lớn mạnh của Singapor, Hồng Kông, Nhật Bản… là những minh chứng hùng hồn nhất.
Đối với dân tộc Việt Nam, bên cạnh nghề nông thuần túy chúng ta cũng tự hào trong lịch sử dân tộc việc giao thương, buôn bán đã có từ rất lâu
đời, trong các di chỉ khảo cổ tại Óc Eo, Hội An, Vân Đồn… chúng ta đã tìm thấy những đồng tiền cổ, vật dụng bằng đồng của Châu Âu qua đó cho thấy việc giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia khác đã xuất hiện từ rất lâu đời. Bên cạnh đó, chúng ta có thể ngắm nhìn các trung tâm thương mại cổ như: Phố Hiến, Vân Đồn, Hội An, Thăng Long… Tuy nhiên, trong một xã hội trọng nông ức thương, duy trì chính sách bế quan tỏa cảng nên chúng ta không có một nền thương mại phát triển rực rỡ, kéo theo nó là một nền kinh tế chủ yếu là thuần nông, dựa vào thiên nhiên tự cấp tự túc.
Qua những dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể thấy được vai trò đòn bẩy của tự do kinh doanh. Bởi vậy, dù dưới bất kỳ hình thức chính trị nào thì việc thúc đẩy kinh doanh, phát huy vai trò của đội ngũ thương nhân là một trong những nhân tố quyết định để phát triển kinh tế đất nước.
Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là một phạm trù gắn liền với sản xuất hàng hóa, là tổng thể các hình thức, phương thức và biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế, phản ánh quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm mục đích thu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu.
Với quan niệm đó, kinh doanh được chia thành nhiều kiểu, chế độ, lĩnh vực khác nhau như kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh trong tư bản chủ nghĩa, kinh doanh trong xã hội chủ nghĩa, kinh doanh trong công nghiệp, kinh doanh trong nông nghiệp, kinh doanh vận tải… [9, tr. 12].
Tuy nhiên, dù phân chia thế nào thì về cơ bản mục đích của kinh doanh là làm tăng thêm giá trị vật chất cho xã hội và đối với từng nhà kinh doanh thì đó chính là lợi nhuận. Nhưng không bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh, bởi nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhiều nhà kinh doanh đặt mục tiêu phi lợi nhuận như: việc kinh doanh mang mục đích xã hội, giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa…
Ở Việt Nam trước đây trong thời gian nền kinh tế được đặt trong cơ chế, kế hoạch hóa, tập trung bao cấp. Chúng ta chỉ quen với các khái niệm: kế hoạch năm năm lần thứ nhất, hợp tác, mậu dịch…còn khái niệm kinh doanh rất ít được đề cập. Hiện nay, dưới quyết tâm đổi mới nền kinh tế đất nước, phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, quyền kinh doanh là một quyền Hiến định thì khái niệm kinh doanh không còn quá xa lạ đối với đại đa số quần chúng nhân dân.
Khoản 2, Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa kinh doanh như sau: "2. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" [40].
Như vậy, theo như khái niệm nêu trên thì kinh doanh được hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn bao gồm tất cả các hoạt động như: đầu tư, sản xuất, trao đổi, dịch vụ nếu các hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động này không nhất thiết phải bao gồm tất cả các công đoạn để đạt kết quả cuối cùng mà chỉ cần một trong các hoạt động nêu trên là đủ, miễn sao hoạt động đó mang tính sinh lợi. Với khái niệm này thì kinh doanh có nội dung rộng và tính khái quát cao. Tuy nhiên, trong tư tưởng của những nhà làm luật thì khái niệm kinh doanh mang tính "duy lợi", cũng có những điểm chưa thỏa đáng. Bởi, nhiều nhà kinh doanh đưa tiêu chí hoạt động của mình mang tính xã hội, phục vụ lợi ích cộng đồng ví dụ các doanh nghiệp công ích (bảo vệ môi trường, bảo vệ văn hóa …).
1.1.1.2. Khái niệm quyền tự do kinh doanh
Bản chất thật sự của tự do là sự lựa chọn. Đối với tự nhiên con người có quyền lựa chọn những đối tượng mà mình thủ đắc bởi họ là chủ thể của thế giới. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề này có nhiều khác biệt bởi sự hạn chế cho sự tồn tại chung của cộng đồng. Đối với nhau con người có quyền lựa chọn cách thức ứng xử và trao đổi
các đối tượng phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, đồng thời cũng nhằm bảo đảm cho sự tồn tại chung của cộng đồng, sự lựa chọn này cũng bị những hạn chế nhất định [8, tr. 13].
Quyền tự do kinh doanh là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các quyền tự do của công dân. Để có quan niệm đúng đắn về nó, trước hết cần tìm hiểu để nhận thức đầy đủ nội hàm các khái niệm quyền con người, quyền công dân nói chung dưới góc độ lịch sử. Mỗi bước phát triển của lịch sử xã hội loài người đều gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội nhằm giải phóng con người.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại có các quan niệm khác nhau về sự ra đời, bản chất của quyền con người. Trước khi có học thuyết "pháp luật tự nhiên" ra đời, lịch sử nhân loại đã từng có quan niệm (tuy ít và còn rời rạc) cho rằng con người mang thuộc tính tự nhiên, con người ra đời đương nhiên có quyền tự do. Quyền tự do của con người không do ai ban phát. Quyền con người ra đời trước pháp luật và nhà nước. Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó quan niệm này thể hiện khát vọng tự do của con người.
Đến thế kỷ XVII, XVIII các nhà tư tưởng, nhà cải cách lỗi lạc như Locke, Rousseau… đã đưa ra học thuyết "pháp luật tự nhiên". Theo quan niệm của thuyết này thì quyền con người là đặc quyền tự nhiên, đứng trên cao hơn pháp luật nhà nước. Thuyết pháp luật tự nhiên ra đời để chống lại, phủ nhận quyền lực, pháp luật của nhà nước quân chủ phong kiến, luật lệ của nhà thờ thiên chúa giáo. Thuyết pháp luật tự nhiên mang giá trị nhân bản, nhân đạo sâu sắc. Nó đưa ra những tư tưởng, nguyên tắc để bảo vệ quyền cá nhân của con người trước quyền lực nhà nước.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng luôn đặt con người cũng như quyền con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Quyền tự do của con người là khái niệm mang tính lịch sử, hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh giai cấp vì sự tiến bộ xã hội, chịu sự chi phối của chế độ kinh tế, chế