dễ dàng nhận biết những hàng hoá đó. Trong một thời hạn hợp lý, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho nguyên đơn về việc đơn có được chấp nhận hay không, và về thời hạn mà cơ quan Hải quan sẽ hành động nếu điều này được các cơ quan có thẩm quyền ấn định thời hạn đó.
Trước khi ra quyết định đình chỉ thông quan, cơ quan Hải quan có thẩm quyền yêu cầu nguyên đơn nộp khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương đủ để bảo vệ bị đơn và các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền của nguyên đơn. Khoản bảo đảm hoặc vật bảo chứng tương đương đó không được cản trở một cách bất hợp lý việc vận dụng các thủ tục đó [35,53].
Thời hạn đình chỉ thông quan không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nguyên đơn nhận được thông báo của cơ quan Hải quan về việc đình chỉ thông quan, thời hạn này có thể được kéo dài thêm 10 ngày làm việc [35,55]. Nếu cơ quan Hải quan không nhận được thông báo là vụ việc đã được khởi kiện tại toà án, hoặc cơ quan có thẩm quyền đã quyết định áp dụng các biện pháp tạm thời để kéo dài thời hạn đình chỉ việc thông quan đối với hàng hoá, thì hàng hoá đó sẽ được thông quan, nếu đáp ứng mọi điều kiện khác đối với việc NK hoặc XK. Bởi vậy, vấn đề đặt ra không phải là phụ thuộc hiệu lực kiểm soát và thu giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm, mà là cơ chế bảo đảm thực thi, tạo điều kiện để người có quyền lợi bảo vệ được lợi ích hợp pháp của họ thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hiệp định cũng quy định rất bình đẳng ràng buộc quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn và người NK đảm bảo, một mặt quyền SHTT của chủ thể quyền được bảo vệ, đồng thời lợi ích hợp pháp của người NK, chủ sở hữu hàng hoá hoặc người NK theo uỷ thác không bị xâm hại do bị lạm dụng. Điều này thể hiện ở việc quy định, nguyên đơn và người NK được bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình. Cơ quan Hải quan phải dành cơ hội cho chủ thể quyền và người NK được tiến hành kiểm tra bất kỳ hàng hoá nào bị cơ quan Hải quan bắt giữ để chứng minh yêu cầu của mình. Họ được thông báo về
việc đình chỉ thông quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT theo yêu cầu của chủ thể quyền. Khi vụ việc được phán quyết thuận theo yêu cầu của chủ thể quyền, họ có quyền được thông báo để biết về tên và địa chỉ của người NK, người NK uỷ thác và về số lượng của hàng hóa đó. Nguyên đơn phải trả cho người NK, người NK cho uỷ thác hoặc chủ sở hữu hàng hoá khoản bồi thường thoả đáng đối với bất cứ thiệt hại nào mà người đó phải gánh chịu do việc ngăn giữ hàng hoá một cách sai trái hoặc do việc ngăn giữ hàng hoá đã được thông quan.
Theo quy định của Hiệp định TRIPs, cơ quan Hải quan có quyền thực hiện “hành động mặc nhiên”, đó là việc cơ quan Hải quan có thẩm quyền chủ động hành động và phải đình chỉ thông quan những hàng hoá mà các cơ quan đó đã thu được chứng cứ hiển nhiên về sự xâm phạm quyền SHTT, bất kỳ lúc nào cơ quan Hải quan cũng có thẩm quyền có thể yêu cầu chủ thể quyền cung cấp những thông tin có thể giúp họ thực hiện các quyền lực đó.
Trường hợp người NK nộp đơn khiếu nại về việc đình chỉ thông quan, việc đình chỉ đó vẫn được thực hiện.
Các quốc gia thành viên chỉ được miễn trách nhiệm pháp lý cho cả cơ quan Nhà nước và các công chức Nhà nước khỏi bị áp dụng các biện pháp chế tài tương ứng nếu những hành vi được thực hiện hoặc dự định thực hiện một cách có thiện ý. Theo quy định này, việc đình chỉ thông quan nếu kết quả cho thấy không phát hiện hàng hoá xâm phạm quyền thì cơ quan Hải quan và công chức Hải quan sẽ không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nếu trong quá trình kiểm tra, giám sát hàng hóa XK, NK liên quan đến quyền SHTT tại biên giới mà phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ là xâm phạm. Đây là một quy định hợp lý, nhằm đảm bảo cho cơ quan Hải quan có thẩm quyền đủ mạnh để trấn áp các hành vi vi phạm, vì đây nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan Hải quan. Nhà nước trao quyền cho cơ quan Hải quan phải thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát để kiểm soát có hiệu quả đối với hàng hoá XK, NK.
Liên quan đến các biện pháp chế tài, Hiệp định TRIPs quy định cho các cơ quan có thẩm quyền phải có quyền ra lệnh tiêu huỷ hoặc xử lý hàng hoá xâm phạm theo các nguyên tắc loại bỏ các yếu tố xâm phạm để đưa vào phân phối không vì mục đích thương mại. Đối với hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo, các cơ quan có thẩm quyền không được cho phép tái xuất những hàng hoá xâm phạm vẫn giữ nguyên trạng hoặc xử lý chúng theo một thủ tục Hải quan khác, trừ các trường hợp ngoại lệ với các điều kiện không làm ảnh hưởng tới các quyền khiếu kiện dành cho chủ thể quyền và quyền khiếu nại của bị đơn.
Hiệp đinh TRIPs cũng quy định các trường hợp loại trừ không xử lý việc xâm phạm quyền đối với những hàng hoá phi thương mại với số lượng nhỏ, là hành lý cá nhân hoặc hàng gửi với số lượng nhỏ.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Vệ Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hóa Tại Biên Giới
- Vai Trò Của Việc Bảo Vệ Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hóa Tại Biên Giới
- Công Ước Paris Về Bảo Hộ Quyền Shcn
- Hiệp Định Thương Mại Tự Do Asean – Úc – Niu Zi Lân
- Pháp Luật Một Số Quốc Gia Điển Hình Trên Thế Giới
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 9
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Có thể nói, mặc dù các biện pháp kiểm soát biên giới chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn trong Hiệp định TRIPS và chủ yếu liên quan đến bảo hộ hàng hóa có nhãn hiệu và tên thương mại được đăng ký bảo hộ, song nếu như, những hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm bản quyền đã được bảo hộ này bị kiểm soát và thu giữ tại biên giới, sẽ làm giảm nguy cơ gây nhầm lẫn hoặc gây thiệt hại của chúng trên thị trường phân phối và lưu thông nội địa. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những nhằm bảo hộ tích cực quyền SHTT mà còn bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, các nhà sản xuất, quyền lợi của người tiêu dùng và xã hội.
2.1.3. Luật mẫu về bảo vệ quyền SHTT của WCO
Nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi pháp luật về SHTT của các nước thành viên trong WCO và đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền SHTT tại biên giới của cơ quan Hải quan các nước. Năm 2003, WCO đã ban hành Luật mẫu về bảo vệ quyền SHTT nhằm cung cấp cho các cơ quan chức năng phụ trách việc chuẩn bị và hiện đại hóa hải quan. Luật mẫu này dành cho các cơ quan áp dụng các biện pháp biên giới cho việc thực thi quyền SHTT cũng như cho những người đang tiến hành đánh giá hoặc cải cách lập pháp. Nội dung chủ yếu của Luật
là hướng dẫn Hải quan các nước thành viên thực hiện các quy định của Hiệp định TRIPs.
Luật mẫu đã chỉ ra rằng, các thành viên của WTO có nghĩa vụ phải thực hiện "các biện pháp biên giới đặc biệt” phù hợp với tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Hiệp định TRIPs. Kinh nghiệm của hải quan nhiều nước đã chỉ ra rằng chỉ bằng cách ban hành thẩm quyền nhất định và các biện pháp vượt quá yêu cầu tối thiểu được quy định trong Hiệp định TRIPS, Chính phủ mới có thể thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ và thực thi quyền SHTT tại biên giới của họ.
Chủ sở hữu quyền có thể nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan, trên cơ sở các thủ tục và theo các điều kiện quy định của luật này để yêu cầu đình chỉ làm thủ tục hải quan và tạm giữ hàng hoá NK, XK và quá cảnh. Chủ sở hữu quyền có thể nộp hồ sơ hải quan để: yêu cầu Hải quan đình chỉ thông quan hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, cung cấp bằng chứng rằng hàng hóa là vi phạm luật pháp quốc gia trong các nước xuất xứ, và đưa các hàng hoá bị đình chỉ khi XK, quá cảnh, là một hành vi vi phạm của pháp luật quốc gia trong nước đến đích cuối cùng/bán.
Thời hạn có hiệu lực của việc đăng ký giám sát tại cơ quan hải quan tối thiểu là một năm, trừ khi người nộp đơn yêu cầu một khoảng thời gian ngắn hơn để được hỗ trợ hoặc áp dụng cho hành động trong trường hợp các lô hàng cụ thể. Người có quyền được yêu cầu thông báo cho Hải quan khi quyền SHTT của mình không còn có giá trị hoặc khi họ chấm dứt quyền SHTT.
Hướng dẫn thực hiện Điều 52 về yêu cầu chủ thể quyền SHTT cung cấp chứng cứ về hành vi vi phạm, Luật mẫu quy định chủ sở hữu phải được khuyến khích cung cấp bằng chứng càng nhiều càng tốt để hỗ trợ cơ quan Hải quan đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, các yêu cầu không nên bị từ chối và được thực thi không nên bị dừng lại do không các chi tiết cụ thể của lô hàng hoặc hàng hoá.
Trong thời hạn một thời gian hợp lý, không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận đơn yêu cầu, Hải quan có trách nhiệm thông báo cho người nộp đơn dù yêu cầu đã được cấp hoặc từ chối. Đối với các yêu cầu khẩn cấp mà trong đó hành động ngay lập tức được yêu cầu và được cung cấp đầy đủ thông tin cụ thể liên quan đến lô hàng được biết đến có chứa hàng hóa bị cáo buộc vi phạm, Hải quan phải triến hành đánh giá ngay lập tức, Hải quan thông báo cho chủ sở hữu quyền càng sớm càng tốt và không muộn hơn ba (3) ngày làm việc. Nếu yêu cầu được chấp thuận, nó sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian quy định. Nếu yêu cầu bị từ chối, phải nêu rõ lý do [57, 4].
Luật mẫu cũng khuyến cáo, chi phí của các hành động pháp lý chống lại xâm phạm nên chủ yếu do người xâm phạm tự chịu. Đây cũng là điểm bắt đầu theo Hiệp định TRIPs (Điều 45.2). Trong một số trường hợp, bên vi phạm không thể liên lạc được. Hải quan có thể yêu cầu người có quyền ký một cam kết để chấp nhận các chi phí thực tế phát sinh, chúng có thể bao gồm chi phí lưu kho, bãi, xử lý, tiêu huỷ và chi phí hoạt động khác phát sinh. Cam kết có thể được yêu cầu tại thời điểm cơ quan hải quan thực hiện yêu cầu, tại thời điểm khi hàng hóa được tạm đình chỉ thông quan hoặc vào thời gian sau đó. Hải quan có thể yêu cầu người nộp đơn cung cấp một khoản đảm bảo hoặc tương đương hoặc một cam kết, đủ để bảo vệ nhà NK, người nhận hàng, người gửi hàng, XK hoặc chủ sở hữu của hàng hoá và các cơ quan có thẩm quyền.
Hướng dẫn thực hiện các Điều 50. 6, 53.2 và 55 của Hiệp định TRIPs, Luật mẫu quy định: nếu trong một thời hạn mười (10) ngày làm việc sau khi nộp đơn tạm dừng, Hải quan đã không được thông báo hoặc các biện pháp kéo dài thời gian đình chỉ hàng hoá. Thời hạn có thể kéo dài thêm mười (10) ngày làm việc trong những trường hợp thích hợp. Trong trường hợp hàng hóa dễ hư hỏng, bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT, thời hạn sẽ là ba (3) ngày làm việc, thời gian này có thể không được gia hạn. Trong trường hợp không xác định như vậy, thời hạn không quá hai mươi (20) ngày làm việc ngày hoặc 31 ngày, tùy theo mức độ
nào dài hơn. Hết thời hạn trên mà Tòa án không áp dụng biện pháp thu giữ tạm thời và cung cấp tất cả các điều kiện khác cho NK đã được tuân thủ, thì hàng hoá đó được thông quan, khoản bảo đảm sẽ dùng để bồi thường thiệt hại cho người NK, XK hàng hóa.
Hải quan cho phép chủ sở hữu quyền, người NK hoặc người XK kiểm tra hàng hóa và có thể cung cấp mẫu thử nghiệm, kiểm tra và phân tích hỗ trợ trong việc xác định hàng hoá vi phạm. Hải quan có trách nhiệm thông báo cho chủ thể quyền, theo yêu cầu tên và địa chỉ của người khai hải quan, thông tin liên quan đến các lô hàng đã được đình chỉ thông quan.
Liên quan đến hành động mặc nhiên, Điều 58 Hiệp định TRIPs quy định cho Hải quan quyền hạn mặc nhiên, quyền hạn đó là một tính năng thiết yếu thực hiện các biên pháp biên giới hiệu quả, đó là khuyến cáo để các quốc gia thành viên WCO quy định thành một điều khoản có hiệu lực trong pháp luật quốc gia. Như một bổ sung rõ ràng quyền hạn mặc nhiên ở đây, các nước thành viên WCO có thể xem xét một thủ tục theo đó Hải quan khi có đủ cơ sở để nghi ngờ rằng hàng hoá vi phạm, có thể bắt giữ một lô hàng trong một khoảng thời gian định trước cho phép người có quyền nộp đơn xin tạm đình chỉ thông quan lô hàng. Hải quan sẽ lập tức thông báo cho chủ sở hữu hoặc đại diện của mình và nhà NK, hoặc XK và ngày của việc đình chỉ thủ tục hải quan [58, 10].
Về việc xử lý hàng hóa vi phạm, Luật mẫu xác định hàng hóa xâm pham quyền SHTT bị tịch thu, bị loại bỏ dưới sự giám sát của hải quan, với điều kiện:
- Hàng hóa sẽ bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại và để giảm thiểu nguy cơ xâm phạm, cách thức xử lý không gây thiệt hại cho người có quyền, người có quyền được phép đề xuất một cách thích hợp xử lý hàng hoá [58, 11].
- Hải quan không cho phép tái XK hàng hoá xâm phạm ra khỏi lãnh thổ nước NK nếu trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc sau khi đã được thông
báo hải quan vẫn không xác định được người NK, XK, người nhận hàng, người gửi hàng, chủ sở hữu của hàng hoá hoặc người khai hải quan [58, 11].
Hải quan yêu cầu chủ sở hữu quyền, người NK, XK, người nhận hàng hoặc người gửi hàng thanh toán các chi phí lưu kho và tiêu hủy bất cứ hàng hoá bị đình chỉ và xác định là giả mạo SHTT.
Với việc hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng giữa Hải quan các nước trong việc chống các hành vi xâm phạm quyền SHTT, Hiệp định TRIPS buộc các nước thành viên phải thiết lập và thông báo cho nhau các đầu mối liên lạc để thúc đẩy việc trao đổi thông tin về thương mại hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, và để thực hiện và phối hợp hợp tác giữa cơ quan hải quan [58, 13].
Liên quan đến các trường hợp loại trừ không áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới, Luật mẫu WCO nêu rõ, Điều 60 của Hiệp định TRIPs cho phép các Bên ký kết loại trừ cái gọi là mức tối thiểu NK từ phạm vi áp dụng các biện pháp biên giới. Đó là đề nghị cơ quan Hải quan phát triển một chính sách rõ ràng liên quan đến vấn đề này để người vi phạm không thể khai thác triệt để giới hạn mức tối thiểu như là một kẽ hở pháp lý. Các quốc gia nên được giải thích các trường hợp ngoại lệ này một cách rõ ràng. Nó nên được giới hạn ở mức sử dụng vào mục đích tiêu dùng cá nhân.
Hải quan nên được miễn trách nhiệm dân sự hoặc hình sự đối với hành động của họ đã thực hiện đúng theo thủ tục quy định của pháp luật. Điều 58 của Hiệp định TRIPs bao gồm một giới hạn trách nhiệm tương tự.
Việc XK, NK, quá cảnh hàng hóa vi phạm quyền SHTT sẽ bị trừng phạt như là một vi phạm Hải quan. Với quy định này, cho phép Hải quan tiếp tục tiến hành các biện pháp xử lý đối với các vụ việc nêu trên sau khi bị cơ quan khác thu giữ để tránh sự chậm trễ không cần thiết và sự nhầm lẫn khi vụ việc được chuyển từ Hải quan cho các cơ quan khác [58, 17].
Như vậy, với việc hướng dẫn thực hiện các quy định của Hiệp định TRIPs về áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới liên quan đến SHTT. Luật mẫu về bảo vệ quyền SHTT của WCO đã có những định hướng cho Hải quan các nước thành viên thực hiện có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ đặc thù về kiểm tra, giám Hải quan đối với hàng hóa XNK, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nghi ngờ xâm phạm SHTT. Đặc biệt, một số quy định tại Luật mẫu này đã tiến xa hơn so với hiệp định TRIPs như các vấn đề về: trách nhiệm của chủ thể quyền trong việc hỗ trợ hải quan xử lý hàng hóa vi phạm, khuyến khích các nước thành viên kiểm soát đối với hàng hóa quá cảnh, vấn đề giải trừ trách nhiệm pháp lý của cơ quan Hải quan.
2.1.4. Các điều ước quốc tế trong khuôn khổ ASEAN
2.1.4.1. Hiệp định khung ASEAN về hợp tác SHTT
Với mục tiêu tăng cường hợp tác trong lĩnh vực SHTT với thiện chí nhằm góp phần vào việc thúc đẩy và phát triển tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu. Hiệp định quy định, các nước thành viên có trách nhiệm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực SHTT giữa các cơ quan chính phủ, các chủ thể trong khu vực tư nhân và cơ quan chuyên môn của ASEAN.
Các quốc gia thành viên, là thành viên của các công ước quốc tế về quyền SHTT mà họ là các bên tham gia, có các nghĩa vụ quốc tế theo quy định của TRIPs, chịu trách nhiệm thi hành trong nội bộ ASEAN về SHTT một cách phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc, và chỉ tiêu đặt ra trong công ước liên quan và thỏa thuận về TRIPs. Thông qua việc thực hiện các nguyên tắc này, các quốc gia phải tôn trọng việc bảo vệ và thực thi các quyền SHTT và áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và cải thiện lợi ích cộng đồng là vấn đề quan trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công nghệ, phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của họ.
Các hoạt động hợp tác giữa các nước ASEAN về SHTT, bao gồm: