Hiệp Định Thương Mại Tự Do Asean – Úc – Niu Zi Lân

- Tăng cường thực thi và bảo vệ quyền SHTT trong đó có hoạt động nâng cao hiệu quả bảo vệ và thực thi quyền SHTT, hợp tác thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới; thiết lập mạng lưới thông tin giữa Tòa án với các cơ quan thực thi SHTT.

- Tăng cường quản lý SHTT trong ASEAN như: tự động hóa để cải thiện việc quản lý các hoạt động SHTT, xây dựng một cơ sở dữ liệu ASEAN về đăng ký quyền SHTT;

- Hoạt động tăng cường pháp chế về SHTT như: nghiên cứu so sánh các thủ tục, các quy định pháp luật và quản trị văn phòng SHTT trong ASEAN; hoạt động thực hiện các quy định liên quan tại Hiệp định TRIPs và điều ước quốc tế khác về SHTT.

- Các hoạt động thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực như: xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về SHTT để tiến tới thành lập một Viện đào tạo khu vực về SHTT hoặc các cơ sở đào tạo tương tự với chức năng như vậy.

- Trao đổi nhân viên và các chuyên gia về SHTT, nâng cao nhận thức cộng đồng về SHTT, trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan.

- Thúc đẩy hợp tác khu vực tư nhân về SHTT để tiến tới việc thành lập một Hiệp hội ASEAN về SHTT; cung cấp các dịch vụ trọng tài hoặc cơ chế gây tranh cãi thay thế khác cho việc giải quyết tranh chấp SHTT.

2.1.4.2. Kế hoạch cộng đồng kinh tế ASEAN

Kế hoạch cộng đồng kinh tế ASEAN được đưa ra nhằm hoạch định chiến lược phát triển kinh tế trong khu vực ASEAN từ năm 2008 đến 2015 trên cơ sở thỏa thuận cam kết giữa các nhà lãnh đạo của các nước thành viên. Trong đó, một trong những nội dung trong chiến lược là các hoạt động ưu tiên thực hiện trong khu vực là SHTT [37].

Tại Bản kế hoạch này, các nước ASEAN đã xác định thực thi và bảo vệ quyền SHTT nhằm cải thiện chất lượng và số lượng các hoạt động thương mại,

thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ tiên tiến, nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các nước thành viên với bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Hợp tác trong khu vực về SHTT đã được triển khai thực hiện bằng Kế hoạch hành động ASEAN về SHTT giai đoạn 2004 – 2010. Kế hoạch này cũng được thiết kế để thúc đẩy nâng cao nhận thức cộng đồng, điều phối và thiết lập mạng thông tin, dự đoán trước, xây dựng năng lực, đóng góp vào việc phát triển và tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp về SHTT.

Để thực hiện kế hoạch này, các nước thành viên ASEAN đã đưa ra chương trình hành động bao gồm: tăng cường việc trao đổi và cung cấp thông tin giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT, thiết lập một hệ thống nộp đơn đăng ký bảo hộ khu vực, cải thiện việc điều phối của các văn phòng SHTT tại các nước thành viên ASEAN, đẩy mạnh hợp tác khu vực trên cơ sở các thông tin và nguồn lực sẵn có để triển khai có hiệu quả. Trong hai năm 2012 – 2013, các nước ASEAN sẽ triển khai mạnh mẽ các hoạt động nâng cao năng lực, thiết lập mạng lưới thông tin khu vực về SHTT. Bằng việc hợp tác thực hiện kế hoạch này, ASEAN sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định tại Hiệp định TRIPs.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 7

2.1.4.3. Hiệp định đối tác kinh tế ASEAN – Nhật Bản

Hoạt động hợp tác về SHTT là một trong những hoạt động hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Vì vậy trong khuôn khổ Hiệp định này đã chỉ ra rằng, tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có và pháp luật áp dụng, hợp tác trong lĩnh vực SHTT sẽ được triển khai thực hiện thông qua việc tăng cường các hoạt động sau:

- Thiết lập các hoạt động thương mại về SHTT;

- Trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động thực thi có hiệu quả nhằm đảm bảo tính minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến SHTT. Trong các hoạt động này, hoạt động của cơ quan Hải quan đóng một vai trò quan trọng, là một trong những đầu mối triển khai thực hiện các hoạt động kiểm soát biên giới về SHTT.

- Nâng cao giáo dục nhận thức cộng đồng về SHTT.

. Với mục đích thực hiện có hiệu quả các hoạt động này, Tiểu ban về kinh tế được thành lập theo Hiệp định này sẽ thành lập một Tiểu ban đặc biệt về SHTT. Các chức năng của Tiểu ban này đặc biệt là trách nhiệm:

- Xem xét và giám sát việc thực hiện các quy định tại Hiệp định này về SHTT;

- Trao đổi về các nội dung liên quan đến SHTT nhằm đạt được mục tiêu phổ biến được nêu tại Hiệp định về các vấn đề liên quan đến bảo vệ và thực thi quyền SHTT;

- Trao đổi về các vấn đền liên quan đến cách thức thực hiện việc hợp tác.

Với việc thực hiện hợp tác về SHTT trong tổng thể chương trình hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản, Nhật Bản đã có nhiều chương trình hỗ trợ năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam thông qua các Dự án hỗ trợ Chính phủ như Dự án JICA, hay các chương trình hợp tác giữa các cơ quan thực thi của Nhật Bản với cơ quan thực thi của các nước ASEAN.

2.1.4.4. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Zi Lân

Với mục đích thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa khu vực ASEAN với các nước Úc và Niu Zi Lân, Hiệp định quy định, trong phạm vi thẩm quyền của mình, các bên có trách nhiệm bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật quốc gia và quy định của Hiệp định TRIPs.

Các Bên tham gia Hiệp định, trên cơ sở năng lực thực tế có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc thúc đẩy thực hiện các hoạt động như: trao đổi các thông tin yêu cầu trong khuôn khổ quốc gia được yêu cầu, các hoạt động sáng tạo về SHTT để hướng tới thiết lập một hệ thống SHTT đáp ứng được yêu cầu đổi mới của các quốc gia.

Các bên đồng ý thúc đẩy thực hiện các hoạt động về các vấn đề liên quan đến SHTT, bao gồm:

- Thiết lập các đầu mối liên lạc trong các cơ quan Chính phủ liên quan, trong đó bao gồm cả các đầu mối liên lạc cho việc thực thi quyền SHTT tại biên giới.

- Khuyến khích sự giao lưu, trao đổi giữa các chuyên gia về SHTT để mở rộng hiểu biết lẫn nhau trong hệ thống SHTT.

- Trao đổi các thông tin liên quan đến SHTT, trong đó tập trung vào các thông tin về các hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của pháp luật quốc gia.

Liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới, các thành viên sẽ hợp tác để loại bỏ các hành vi thương mại xâm phạm quyền SHTT. Đặc biệt là các quốc gia là thành viên của WTO, sẽ hợp tác với nhau để hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các yêu cầu liên quan đến các quy định về biện pháp kiểm soát biên giới quy định tại Điều 51 đến 60 của Hiệp định TRIPs.

Để ghi nhận tầm quan trọng của việc đạt được các mục tiêu quy định tại Hiệp định này về SHTT, các bên có ý định tham gia vào bất kỳ điều ước quốc tế nào về SHTT, có thể hợp tác với các bên khác Hiệp định để hỗ trợ việc gia nhập WTO và thực hiện các nghĩa vụ thành viên của nó.

Hiệp định còn quy định thời gian chuyển tiếp theo quy định của Hiệp định TRIPs, khẳng định không có quy định nào liên quan đến SHTT tại Hiệp định này làm tổn hại đến bất kỳ giai đoạn chuyển tiếp cho việc thực hiện các quy định của Hiệp định TRIPs đã được hoặc có thể được sự đồng ý của Hội đồng TRIPS, được thành lập theo Điều IV của thỏa thuận WTO, trước hoặc sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

2.1.5. Các điều ước quốc tế song phương

2.1.5.1. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA)

Là thành viên chính thức của WTO từ năm 2005, Việt Nam và Mỹ đã ký kết Hiệp định thương mại đảm bảo kế thừa và cụ thể hoá các quy định của TRIPs liên quan đến lĩnh vực thực thi quyền SHTT tại biên giới. Các quy định về kiểm soát hàng hoá XNK tại biên giới quy định trong BTA đảm bảo tuân thủ và hoàn toàn phù hợp với các quy định của TRIPs:

Về phía chủ sở hữu quyền (người nộp đơn), quy định các thủ tục cho phép người có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan Hải quan đình chỉ việc thông quan đưa hàng hoá vào lưu thông tự do, khi có cơ sở hợp pháp để nghi ngờ có hoạt động XK, NK hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hoá; người nộp đơn có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ các chứng cứ để chứng minh rằng có dấu hiệu ban đầu về sự xâm phạm quyền SHTT theo luật quốc gia và cung cấp bản mô tả hàng hoá đủ chi tiết để cơ quan Hải quan có thể nhận biết ngay được hàng hoá đó; phải nộp một khoản bảo chứng hoặc khoản bảo đảm tương đương đủ để bảo vệ bị đơn và các cơ quan có thẩm quyền và tránh sự lạm dụng.

Về phía cơ quan Hải quan, trong một thời gian hợp lý phải thông báo cho người nộp đơn biết đơn yêu cầu đình chỉ thông quan có được chấp nhận hay không, nếu được chấp nhận thì thông báo thời hạn cơ quan Hải quan sẽ hành động; thông báo kịp thời cho người NK và người nộp đơn khi cơ quan Hải quan đình chỉ việc thông quan hàng hoá; cho thông quan hàng hoá bị tạm giữ, nếu trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông báo về việc đình chỉ thông quan mà cơ quan Hải quan không nhận được thông báo là chủ thể quyền đủ tư cách nộp đơn hoặc cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện những biện pháp tạm thời để kéo dài thời hạn tạm giữ hàng hoá, với điều kiện là tất cả các điều kiện khác liên quan đến NK hoặc XK đã được đáp ứng. Trong trường hợp thích hợp, cơ quan Hải quan có thể kéo dài thời hạn đình chỉ thông quan thêm 10 ngày làm việc nữa [8, 15]; buộc người nộp đơn phải trả

cho người NK, người NK uỷ thác, chủ sở hữu hàng hoá khoản tiền bồi thường thoả đáng đối với thiệt hại gây ra do việc thu giữ hàng hoá sai trái hoặc do việc thu giữ hàng hoá đã được thông quan; dành cho người có quyền và người NK đủ cơ hội để yêu cầu kiểm tra mọi hàng hoá bị cơ quan Hải quan giữ nhằm chứng minh các yêu cầu của mình. Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền có quyết định giải quyết vụ việc thuận theo yêu cầu của nguyên đơn, mỗi bên có thể quy định cho phép các cơ quan có thẩm quyền được thông báo cho người có quyền tên và địa chỉ của người uỷ thác NK, người NK và người NK uỷ thác, và số lượng hàng hoá liên quan.

BTA quy định cụ thể hơn TRIPs trường hợp cơ quan Hải quan có thẩm quyền thực hiện “hành động mặc nhiên” theo quy định tại Điều 58 của TRIPs. Theo đó, cơ quan Hải quan của mỗi nước có thẩm quyền chủ động hành động và đình chỉ thông quan hàng hoá khi họ có được các chứng cứ rõ ràng về việc quyền SHTT bị xâm phạm. Để thực hiện hành động này, cơ quan Hải quan có thể yêu cầu người có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu cung cấp mọi thông tin tại bất cứ thời điểm nào; thông báo ngay cho người NK và người có quyền về việc tạm giữ hàng hoá, và trường hợp người NK khiếu nại việc tạm giữ hàng hoá. Cơ quan Hải quan có thể được miễn trách nhiệm pháp lý, trừ khi hành vi vi phạm được thực hiện hoặc dự định thực hiện với ý đồ không trung thực.

Cơ quan Hải quan có quyền buộc tiêu huỷ hoặc xử lý hàng hoá xâm phạm ngoài các kênh thương mại theo cách thức tránh mọi thiệt hại cho người có quyền với điều kiện không gây phương hại đến các quyền khiếu kiện khác dành cho người có quyền và bị đơn. Đối với hàng giả mạo nhãn hiệu, các cơ quan có thẩm quyền không được cho phép tái xuất nguyên trạng hàng hoá xâm phạm hoặc chuyển sang các thủ tục Hải quan khác, trừ các trường hợp đặc biệt.

Liên quan đến các trường hợp ngoài trừ, BTA quy định cơ quan Hải quan không có nghĩa vụ phải áp dụng thủ tục đình chỉ thông quan đối với hàng hoá quá cảnh và có thể không áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với hàng hoá

XNK liên quan đến quyền SHTT đối với số lượng nhỏ hàng có tính chất phi thương mại nằm trong hành lý cá nhân hoặc được gửi bằng kiện nhỏ và không lặp lại nhiều lần.

Như vậy, các quy định liên quan đến bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới tại BTA phù hợp và tuân thủ hầu hết quy định của TRIPs. Chỉ riêng vấn đề hàng hoá NK song song có được coi là trường hợp loại trừ hay không? BTA không đề cập đến. Do đó, khi triển khai áp dụng hai bên phải thực hiện trên cơ sở quy định của TRIPs.

2.1.5.2. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Với mục tiêu nhằm tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên, đảm bảo bảo vệ quyền SHTT và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Tại Hiệp định, Việt Nam và Nhật Bản dành và đảm bảo sự bảo hộ đầy đủ, có hiệu quả và không phân biệt đối với quyền SHTT, quy định các biện pháp đảm bảo thực thi quyền SHTT một cách đầy đủ và các hiệu quả nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền. Hai Bên cam kết, tất cả các đối tượng quyền SHTT là đối tượng theo Hiệp định TRIPs và/hoặc các điều ước quốc tế liên quan được đề cập trong Hiệp định TRIPs.

Tại Điều 85 Hiệp định cũng quy định, các Bên phải tiến hành các biện pháp thích hợp để nâng cao nhận thức của công chúng về bảo vệ quyền SHTT, bao gồm việc thực hiện các chương trình giáo dục, tuyên truyền về sử dụng tài sản trí tuệ và thực thi quyền SHTT. Liên quan đến việc thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới, Hiệp định đã dẫn chiếu quy định cho các Bên phải đảm bảo việc thi hành đầy đủ và hiệu quả các biện pháp kiểm soát biên giới phù hợp với các Điều từ 51 đến 60 của Hiệp định TRIPs. [41]

Để đảm bảo thực hiện các quy định về SHTT tại Hiệp định, hai Bên sẽ thành lập Tiểu ban về SHTT thực hiện việc giám sát và triển khai thực hiện các quy định về SHTT tại Hiệp định này, trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến

SHTT nhằm tăng cường việc bảo vệ quyền SHTT đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.

2.1.5.3. Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ SHTT và hợp tác trong lĩnh vực SHTT

Nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả và thỏa đáng đối với quyền SHTT, ngăn chặn sự sai lệch trong thương mại do việc bảo vệ quyền SHTT không hiệu quả gây ra, Hiệp định được ký kết nhằm đảm bảo việc bảo vệ quyền SHTT một cách hữu hiệu, trong đó có việc thực thi quyền SHTT, chống lại nạn hàng giả. Hai Bên phải đảm bảo việc bảo vệ quyền SHTT ít nhất phải đạt mức độ quy định cho Hiệp định TRIPs.

Liên quan đến việc bảo vệ quyền SHTT tại biên giới, Hiệp định đã khẳng định, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định không chỉ giới hạn ở các lĩnh vực SHTT liên quan đến việc quản lý Nhà nước về SHTT, cũng như thực thi quyền SHTT, mà còn bao gồm cả các biện pháp kiểm soát biên giới.

Các nội dung hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Sỹ về SHTT nhằm hướng tới Chính phủ Thụy Sỹ sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT, bao gồm:

- Các hoạt động nhằm phát triển khung quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quyền SHTT:

- Nghiên cứu các điều ước quốc tế có liên quan về SHTT, đặc biệt là Hiệp định TRIPS và các điều ước do WIPO điều hành mà Việt Nam chưa tham gia; khi thích hợp, chuẩn bị ý kiến đề xuất và khuyến nghị trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét để Việt Nam tham gia các điều ước đó;

- Nghiên cứu các lĩnh vực SHTT chưa được bảo hộ tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như thông tin bí mật, chống cạnh tranh không lành mạnh;

- Đánh giá nhu cầu hiện đại hoá khung pháp luật, đề xuất việc ban hành mới, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về SHTT của Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023