Công Ước Paris Về Bảo Hộ Quyền Shcn

Trong khuôn khổ ASEAN có các hiệp định quy định vấn đề này, bao gồm:

- Hiệp định khung ASEAN về bảo vệ quyền SHTT được ký kết vào ngày 15/12/1995 tại Bangkok, Thái Lan bao gồm các điều khoản mang tính nguyên tắc về vấn đề hợp tác thực thi quyền SHTT giữa các quốc gia trong Cộng đồng ASEAN.

- Kế hoạch cộng đồng kinh tế ASEAN được ký kết giữa các quốc gia thành viên vào ngày 20/11/2007 tại Singapore. Trong đó, ASEAN đã đưa Chiến lược hành động về phát triển kinh tế trong khu vực giai đoạn 2008 – 2015, bao gồm các nội dung chiến lược về thực thi quyền SHTT trong các hành động ưu tiên về hợp tác phát triển kinh tế.

- Hiệp định đối tác kinh tế ASEAN – Nhật Bản được ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản vào năm 2008 tại Tokyo – Nhật Bản, Phụ lục 5 Hiệp định đã quy định về vấn đề hợp tác về thực thi quyền SHTT trong chương trình hoạt động hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản.

- Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – New zealand (AANZFTA) được ký kết ngày 27/2/2009 tại Thái Lan, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010. Tại Chương 13 Hiệp định đã quy định các nội dung liên quan đến thực thi quyền SHTT, trong đó có vấn đề bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa.

Các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các nước về SHTT, bao gồm:

- Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA) được ký kết vào tháng 7 năm 2000, bao gồm 7 Chương, 10 Phụ lục đã dành 18 Điều tại Chương II quy định về quyền SHTT, trong đó có thực thi quyền SHTT tại biên giới.

- Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ SHTT và hợp tác trong lĩnh vực SHTT được ký kết ngày 7/7/1999 tại Hà Nội gồm 9 điều và 02 Phụ lục.

- Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản được ký kết ngày 25/12/2008. Đây là một thỏa thuận song phương mang tính toàn diện nhằm thúc

đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản. Một trong những trọng tâm của Hiệp định là tăng cường hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực SHTT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

1.5.2. Pháp luật quốc gia

Các quốc gia khi tham vào các Điều ước quốc tế phải có nghĩa vụ thực hiện các nội dung quy tại các điều ước đó. Để các điều ước quốc tế được áp dụng tại mỗi quốc gia, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã có nhiều nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật tham gia điều chỉnh các vấn đề liên quan đến lĩnh vực SHTT trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam có:

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 5

- Bộ Luật hình sự Việt Nam 1999.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2009.

- Luật Hải quan năm 2001.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005.

- Luật SHTT 2005.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009.

- Nghị định số 154/2005/NĐ- CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan.

- Nghị định số 105/2006/ ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT.

- Nghị định số 119/2010/NĐ- CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/ ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT.

- Nghị định số 97/2010/NĐ- CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

- Thông tư số 44/2011/TT- BTC ngày 01/04/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực Hải quan.

- Thông tư số 37/2011/TT- BKHCN ngày 27/12/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ- CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP ngày 29/02/2008 của liên Bộ Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Chương 2‌‌

CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI BIÊN GIỚI THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1. Pháp luật quốc tế

2.1.1. Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN

Trước khi có Hiệp định TRIPS, liên quan đến việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới, Công ước về Bảo hộ SHCN (Công ước Paris năm 1883, được sửa đổi tại Stockholm năm 1967) tại Điều 9 đã có quy định về thu giữ khi NK hàng hóa có gắn trái phép nhãn hiệu hàng hóa hay tên thương mại.

Công ước xác định, việc thu giữ hàng hoá có thể được thực hiện tại nước sản xuất ra hàng hoá gắn nhãn hiệu trái phép hoặc nước hàng hoá được NK vào với điều kiện nhãn hiệu hàng hoá đó đã được bảo hộ pháp lý tại quốc gia nơi hàng hoá vi phạm bị phát hiện và bắt giữ. Điều này có thể thấy, việc kiểm soát hàng hoá mang nhãn hiệu được tiến hành ngay từ nguồn, tại khâu sản xuất, phân phối trong thị trường nội địa và khi NK vào thị trường nước ngoài để đảm bảo việc bảo vệ có hiệu lực và hiệu qủa tính nguyên vẹn của quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên với quy định này, việc kiểm soát đối với hàng hoá gắn nhãn hiệu trái phép không được tiến hành ở khâu XK, mà chỉ thu giữ trong nội địa. Với quy định này, vẫn chưa đảm bảo kiểm soát một cách đồng bộ ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng thương mại của hàng hóa.

Quy định việc thu giữ hàng hóa được tiến hành phù hợp với pháp luật quốc gia của mỗi nước theo yêu cầu của cơ quan công tố; hoặc bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào khác; hoặc của bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân nào có liên quan cho thấy, việc thu giữ hàng hoá NK có gắn nhãn hiệu trái phép được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của cơ quan tư pháp và hành pháp. Tuy nhiên, một hạn chế ở đây

là Công ước chưa xác định được trình tự thủ tục, phạm vi thẩm quyền của các cơ quan khi thu giữ hàng hoá, đặc biệt là vai trò kiểm soát biên giới của cơ quan Hải quan cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu giữ hàng hoá để bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu của mình.

Công ước cũng quy định loại trừ phạm vi kiểm tra, giám sát đối với hàng hoá XNK có gắn trái phép nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới. Đó là, các cơ quan có thẩm quyền không bị bắt buộc phải thu giữ đối với hàng hoá quá cảnh.

Liên quan đến việc đảm bảo cho các quốc gia thành viên thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá. Công ước đã quy định mở với một phạm vi rộng tối đa để các quốc gia có thể lựa chọn thực hiện nghĩa vụ của mình quy định tại Công ước. Theo đó, nếu pháp luật quốc gia không cho phép thu giữ hàng hóa khi NK, thì việc thu giữ được thay thế bằng biện pháp cấm NK hoặc thu giữ hàng hóa này trên thị trường nội địa. Trường hợp, pháp luật quốc gia không cho phép thu giữ hàng hóa khi NK, cũng như không cho phép cấm NK hoặc thu giữ hàng hóa này trên thị trường nội địa thì, chừng nào luật quốc gia đó chưa được sửa đổi một cách phù hợp, những biện pháp đó được thay thế bằng các hành động và biện pháp phù hợp mà pháp luật của nước đó áp dụng áp dụng trong những trường hợp tương tự như vậy đối với công dân của mình. Với quy định này, Công ước đã quy định cho phép áp dụng các biện pháp có tính chất tương tự để ngăn chặn được các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu.

Mặc dù còn hạn chế về phạm vi kiểm soát (chỉ tiến hành thu giữ hàng hoá trong nội địa và ở khâu NK), các trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn chưa được quy định cụ thể, trách nhiệm của các cơ quan thực thi hoạt động kiểm soát biên giới và của tổ chức, cá nhân liên quan khi yêu cầu tạm giữ hàng hoá vi phạm chưa rõ ràng. Công ước đã quy định biện pháp ngăn chặn đối với hàng hoá xâm phạm, nhưng chưa nêu được hình phạt đối với người thực hiện

hành vi vi phạm và xử lý đối với hàng hoá vi phạm như thế nào? để đảm bảo bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu quyền khi bị xâm phạm. Tuy nhiên, với các quy định này cho thấy, yêu cầu kiểm soát biên giới nhằm bảo đảm tính hợp pháp, trung thực của hàng hóa NK, bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được pháp luật quốc tế quan tâm từ rất sớm. Đây là một trong những thành tựu đáng ghi nhận của pháp luật quốc tế hiện đại.

2.1.2. Hiệp định TRIPs

Khi WTO được thành lập, một lần nữa vấn đề bảo vệ quyền SHTT trong đó có nhãn hiệu hàng hoá lại được đặt ra. Nó được coi là vấn đề quan trọng trong thương mại quốc tế và được WTO quan tâm xây dựng hành lang pháp lý khá chặt chẽ thông qua Hiệp định TRIPS. Đây là một Hiệp định đa phương của WTO có tính toàn diện nhất về quyền SHTT, nhằm hoàn thiện một cơ chế pháp lý bảo vệ các quyền tài sản vô hình của các quốc gia là tài sản trí tuệ. Ngoài các yêu cầu chung quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong xây dựng pháp luật, các thiết chế thực thi hiệu quả quyền SHTT; TRIPS cũng có quy định về các biện pháp nhằm đảm bảo cho việc thực thi quyền SHTT tại lãnh thổ của mỗi quốc gia Thành viên. Mục đích của việc đưa ra các quy định này trong TRIPs là nhằm chống lại một cách hiệu quả việc xâm phạm quyền SHTT. Những biện pháp bảo đảm này bao gồm: các biện pháp khẩn cấp tạm thời; các chế tài dân sự, hình sự và hành chính nhằm ngăn ngừa các hành vi xâm phạm; các biện pháp kiểm soát tại biên giới. Việc áp dụng các biện pháp này cần phải thực hiện với các điều kiện chung như:

- Việc áp dụng các thủ tục thực thi quyền không được cản trở hoạt động thương mại và phải có biện pháp để chống sự lạm quyền.

- Các thủ tục thực thi phải đúng đắn, công bằng, không quá phức tạp, tốn kém và không có những giới hạn bất hợp lý về thời gian hoặc có sự chậm trễ không chính đáng.

- Các quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự, hành chính phải bảo đảm các điều kiện như: Bằng văn bản, nêu rõ lý do ra quyết định; sẵn sàng được cung cấp ít nhất là cho các bên trong vụ kiện; Chỉ dựa trên chứng cứ mà các bên đã có cơ hội trình bày. Bảo đảm cho các bên trong vụ kiện có cơ hội đề nghị cơ quan tư pháp xem xét lại các quyết định hành chính cuối cùng và xem xét lại các quyết định xét xử ở cấp sơ thẩm. Các quốc gia phải đối xử công bằng đối với các chủ thể và đối tượng bảo hộ quyền SHTT.

Hiệp định TRIPS khi quy định về các biện pháp tạm thời cũng cho phép các cơ quan xét xử có quyền ra lệnh áp dụng một cách khẩn cấp và hữu hiệu các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm bất kỳ loại quyền SHTT nào và đặc biệt ngăn chặn hàng hóa NK vào các kênh thương mại thuộc phạm vi quyền hạn của mình ngay sau khi đã hoàn thành thủ tục Hải quan.

Qua quy định ở trên thấy rằng, về mặt nguyên lý, mọi hàng hóa XNK có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT khi qua biên giới đều có thể bị cơ quan Hải quan kiểm soát và thu giữ ngay tại chỗ theo những trình tự và thủ tục nhất định. Trong trường hợp nếu đã hoàn thành thủ tục thông quan rồi mới phát hiện vi phạm, thì cơ quan Hải quan có thể ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để thu giữ số hàng hóa vi phạm đó.

Liên quan đến biện pháp kiểm soát biên giới, TRIPs đã quy định một cách đầy đủ và toàn diện nhất các nội dung liên quan nhằm đảm bảo việc bảo vệ quyền SHTT tại biên giới đạt hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tạo khả năng khiếu kiện đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền SHTT mà không ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại hợp pháp. Các nội dung cụ thể được quy định từ Điều 51 đến Điều 60 Mục 4 “Các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới” tại Hiệp định.

Về phía chủ sở hữu quyền, khi có những căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng việc NK các hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo có thể xảy ra, họ được phép đệ đơn tới các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đình chỉ thông quan tại cơ quan Hải

quan để ngăn cản hàng hoá đó vào lưu thông tự do. Khác với Công ước Paris, Hiệp định quy định cho phép các thành viên có thể quy định các thủ tục đình chỉ thông quan tại các cơ quan Hải quan đối với những hàng hoá xâm phạm được tập kết để XK ra khỏi lãnh thổ của mình.

Theo quy định tại điều luật này, Cơ quan Hải quan có thẩm quyền đình chỉ thông quan đối với hàng hóa XK và NK có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT, đồng thời các quốc gia thành viên phải ban hành các quy định pháp luật về nội dung cũng như về thủ tục để bảo đảm:

- Cho phép các cá nhân, pháp nhân là chủ sở hữu quyền SHTT bao gồm cả những liên đoàn và hiệp hội ngành nghề có quyền nộp đơn cho các cơ quan có thẩm quyền (là cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử) để đề nghị Cơ quan Hải quan đình chỉ thông quan đối với các trường hợp có căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng, có thể xảy ra việc NK các hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo nhằm ngăn chặn việc đưa hàng hóa đó vào lưu thông tự do trong thị trường nội địa.

- Cho phép các chủ sở hữu quyền SHTT có quyền nộp đơn trong trường hợp phát hiện hàng hóa NK, XK xâm phạm các quyền SHTT khác.

- Quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đình chỉ thông quan tại cơ quan Hải quan đối với các loại hàng hóa XNK có xâm phạm quyền SHTT.

Tuy nhiên, Hiệp định TRIPs loại trừ trường hợp các nước thành viên không có nghĩa vụ phải tiến hành thủ tục đình chỉ thông quan tại cơ quan Hải quan đối với hàng hoá NK song song, là hàng hoá đã được chủ thể quyền hoặc người được sự đồng ý của chủ thể quyền ủy quyền đưa ra thị trường của một nước khác hoặc đối với hàng hoá quá cảnh.

Chủ thể quyền nào yêu cầu đình chỉ thông quan tại cơ quan Hải quan đều phải cung cấp chứng cứ thích hợp chứng minh với các cơ quan có thẩm quyền rằng, theo luật của nước NK, hiển nhiên có sự xâm phạm quyền SHTT và phải cung cấp một bản mô tả hàng hoá chi tiết đến mức các cơ quan Hải quan có thể

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí