Bảo Vệ Quyền Shtt Đối Với Nhãn Hiệu Hàng Hóa Tại Biên Giới

trong điều khoản quy định về “Các dấu hiệu là nhãn hiệu” (Châu Âu). Các điều khoản này thường liệt kê các dấu hiệu thông thường có khả năng đăng ký nhãn hiệu. Mặc dù các quy định còn có những điểm khác nhau, song chúng đều giống nhau ở cách tiếp cận khái niệm theo chức năng phân biệt.

Nhãn hiệu có nhiều chức năng, trong đó chức năng cơ bản nhất là tính phân biệt. Pháp luật của cả Việt Nam, Châu Âu và Hoa Kỳ phù hợp với pháp luật quốc tế đều dựa trên chức năng tính phân biệt để đưa ra khái niệm nhãn hiệu. Luật SHTT Việt Nam không có điều khoản riêng về khái niệm nhãn hiệu, nhưng qua các điều khoản cụ thể có thể hiểu nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy được và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Luật Châu Âu và luật Hoa Kỳ quy định mở hơn đối với các dấu hiệu có thể làm nhãn hiệu. Đó là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt chứ không chỉ bó hẹp ở các dấu hiệu nhìn thấy được. Do đó, các dấu hiệu không thông dụng (unusual) như mùi vị, âm thanh… cũng có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu.

Do đó, thay vì việc giải thích từ ngữ, Luật SHTT Việt Nam nên xây dựng khái niệm nhãn hiệu để tránh các cách hiểu không thống nhất. Nếu theo quy định tại Điều 4 Luật SHTT (giải thích từ ngữ) thì sẽ bị hiểu rằng dấu hiệu chỉ cần đáp ứng chức năng phân biệt là đủ để được đăng ký nhãn hiệu, trong khi Luật SHTT Việt Nam chỉ chấp nhận các dấu hiệu nhìn thấy được.

Hơn nữa, theo tác giả, Luật SHTT không nên chỉ quy định dấu hiệu nhìn thấy được tức là qua thị giác mà nên quy định các dấu hiệu có khả năng phân biệt được qua cả các giác quan khác như thính giác. Do đó, có thể xây dựng một khái niệm về nhãn hiệu trong Luật SHTT Việt Nam như sau :

Bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau cho cùng một loại sản phẩm hàng hoá hoặc hàng hoá trên cùng thị trường liên quan.

1.2. Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới

Hiện nay, trên thực tế còn một số cơ quan chức năng và các tổ chức, cá nhân liên quan mặc dù đã và đang tham gia vào các hoạt động bảo hộ quyền SHTT nhưng vẫn chưa phân biệt được thế nào là bảo vệ quyền SHTT và thế nào là bảo hộ quyền SHTT. Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa ba khái niệm: bảo vệ quyền SHTT, bảo hộ quyền SHTT và thực thi quyền SHTT.

Bảo hộ quyền SHTT bao gồm ba nội dung: ban hành các quy định pháp luật về SHTT (xây dựng pháp luật), cấp văn bằng bảo hộ hoặc giấy chứng nhận đăng ký cho các chủ thể khác nhau khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền) và thực hiện các phương thức, biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền (bảo vệ quyền).

Thực thi quyền SHTT là việc triển khai thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền SHTT trên thực tế thông qua các hoạt động bảo hộ quyền.

Muốn nhận thức đúng và đầy đủ về hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là quyền SHTT? Cho đến hiện nay, chưa có Điều ước quốc tế nào có định nghĩa cụ thể thế nào là quyền SHTT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Theo Luật SHTT của Việt Nam, quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng. [13]

Trong đó, quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không làm mạnh.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 3

Với các định nghĩa trên, nhãn hiệu hàng hoá là một trong những đối tượng của quyền SHTT nói chung và một trong những đối tượng của quyền SHCN nói

riêng. Như vậy, quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá là quyền của tổ chức, cá nhân đối với nhãn hiệu do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Đối với tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu toàn diện đối với tài sản trí tuệ của mình "nhãn hiệu hàng hoá", vừa là người sáng tạo ra đồng thời là người sở hữu nó thì tổ chức, cá nhân đó có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình. Theo quy định của Luật SHTT Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có các quyền tài sản sau đây:

- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình như: Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ; NK hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

- Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình, trừ các trường hợp sau đây:

+ Việc lưu thông, NK, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.

+ Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sử bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó.

Theo quy định chung, nội dung của quyền SHTT bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với các đối tượng quyền SHTT. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu hàng hoá Luật SHTT không có quy định về quyền nhân thân đối với tác giả tạo ra nhãn hiệu mà không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu, người tạo ra nhãn hiệu trong trường hợp này là người được chủ sở hữu nhãn hiệu thuê để thiết kế, pháp luật không quy định cho họ có quyền nhân thân nào đối với nhãn hiệu do mình

tạo ra, họ chỉ được hưởng quyền tài sản là nhận tiền thù lao thiết kế từ người chủ sở hữu nhãn hiệu.

Về căn cứ phát sinh, xác lập quyền SHTT đối với nhãn hiệu, quyền SHTT đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật quốc gia nơi đăng ký, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi nhãn hiệu đó được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ, đối với nhãn hiệu đã được đăng ký quốc tế chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó khi được cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia đó công nhận.

Quyền SHTT được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Trong đó, chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Toà án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền SHTT tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Thanh tra chuyên ngành, Cảnh sát kinh tế, Hải quan hoặc Quản lý thị trường. Hay nói một cách khác, bảo vệ quyền SHTT là việc chủ thể quyền SHTT hoặc cơ quan có thẩm quyền sử dụng các biện pháp cần thiết mà pháp luật cho phép để bảo đảm quyền SHTT được thực thi trên thực tế.

Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá được hiểu là Nhà nước và chủ thể quyền SHTT của nhãn hiệu hàng hoá sử dụng các phương pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đang được nhà nước bảo hộ.

Để hiểu rõ hơn thế nào là bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “biên giới” ở đây được hiểu như thế nào?

Biên giới ở đây không phải là biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 1 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới

hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay lãnh thổ Hải quan theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan 2005 “Lãnh thổ Hải quan gồm những khu vực trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi Luật Hải quan được áp dụng”. Mà với đặc thù hoạt động là thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hoá XK, NK, phương tiện và hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua lại biên giới quốc gia. Các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan được thực hiện giới hạn trong một không gian địa lý nhất định trên lãnh thổ quốc gia gọi là phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan. Do vậy, công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới cũng bị chi phối bởi các giới hạn này vì nó xác định gianh giới các hoạt động kiểm tra, giám sát và kiểm soát đối với hàng hoá XK, NK cũng như trách nhiệm của cơ quan Hải quan về vấn đề này.

Địa bàn hoạt động Hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục Hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi Hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, NK trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động Hải quan khác theo quy định của pháp luật. [11, 6]

Phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan khác là khu vực có ranh giới xác định tại những nơi có hoạt động XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh cần có hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan. Trong đó:

- Tại khu vực cửa khẩu đường bộ là các khu vực có ranh giới xác định tại một cửa khẩu đường bộ trên tuyến biên giới được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2002/NĐ- CP của Chính phủ. Trong trường hợp cần thiết phải

điều chỉnh phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động Hải quan tại từng khu vực cửa khẩu đường bộ, Bộ Tài chính sẽ chủ trì xem xét, trình Thủ tướng quyết định.

- Tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế gồm: Khu vực nhà ga sử dụng cho các chuyến tầu liên vận quốc tế đi, đến; nơi hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; sân ga, khu vực cho hàng hoá XK, NK, quá cảnh; bến bãi và các khu vực sử dụng cho các chuyến tầu hoả liên vận quốc tế đi, đến và thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hoá được XK, NK; những khu vực có các chuyến tàu hoả liên vận quốc tế chưa làm thủ tục Hải quan, đang chịu sự giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan mà di chuyển đến một địa điểm khác.

- Tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế bao gồm: Khu cách ly của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; Khu vực sân ga, nhà ga hàng không, nơi đi, đến của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo hàng hoá, hành lý được XK, NK phải làm thủ tục Hải quan;

- Tại cửa khẩu cảng biển, cảng sông quốc tế bao gồm: khu vực ngăn cách tính từ đường ranh giới phía ngoài của vùng nước cảng có hàng hoá ra vào cảng phải chịu sự giám sát Hải quan đến ranh giới các cổng cảng, cụ thể gồm các khu bãi cầu cảng, vùng neo đậu, chuyển tải, vùng tránh bão, vùng nước của nhiều cảng gần kề nhau và luồng quá cảnh; khu vực đón trả hoa tiêu vào đến cảng và nơi quy định cho tàu, thuyền xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh neo đậu để chờ vào cảng biển, cảng sông quốc tế, neo đậu để chuyển tải và các luồng lạch từ các khu vực nói trên vào cảng biển, cảng sông quốc tế; Những khu vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Tại bưu điện quốc tế bao gồm: Khu vực thuộc bưu điện quốc tế; khu vực thuộc bưu điện và bưu cục kiểm quan nơi nhận chuyển thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, các dịch vụ chuyển phát nhanh với nước ngoài theo Công ước của Liên minh bưu chính quốc tế và các quy định về bưu chính của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tại các khu vực ngoài cửa khẩu có thực hiện quản lý Hải quan là những khu vực có ranh giới xác định mà ở đó được làm thủ tục Hải quan, giám sát Hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá, cụ thể gồm: Các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại tự do, khu vực ưu đãi Hải quan; khu vực cảng nội địa (ICD), cảng chuyên dùng, kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho bãi chuyên dùng chứa hàng hoá XK, NK, quá cảnh của các tổ chức vận tải kinh doanh và giao nhận hàng hoá XK, NK, quá cảnh; cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế trong nội địa để bán hàng miễn thuế cho hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; khu vực địa điểm kiểm tra hàng hoá XK, NK, hoặc địa điểm trưng bày, giới thiệu hàng hoá tạm NK.

- Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động Hải quan khác là các khu vực trên biển, trên sông, trên bộ khi có phương tiện vận tải neo, đậu, di chuyển để vận chuyển hàng hoá được XK, NK, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển tải, chuyển cửa khẩu, quá cảnh đang trong quá trình làm thủ tục Hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan.

Tại các khu vực thuộc phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan, cơ quan Hải quan chủ trì, chủ động thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, giám sát, kiểm soát; sử dụng các phương tiện kỹ thuật được trang bị để phát hiện, ngăn ngừa, truy đuổi, khám xét, điều tra, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan.

Như vậy, bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới được hiểu là hoạt động của cơ quan Hải quan và chủ thể quyền SHTT của nhãn hiệu hàng hoá, sử dụng các biện pháp hành chính để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp nhãn hiệu, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đang được nhà nước bảo hộ trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan.

Phạm vi và hiệu lực bảo vệ quyền SHTT đối với các nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký là khác nhau mà theo một số tài liệu nghiên cứu gọi là "tính lãnh thổ tuyệt đối", do phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ sở hữu quyền SHTT, họ có đăng ký quốc tế về nhãn hiệu hay không? và ngay cả khi nhãn hiệu có đăng ký quốc tế, thì xét về mặt địa lý, phạm vi bảo hộ quốc tế cũng rộng, hẹp khác nhau. Vì "Một đơn đăng ký nhãn hiệu do công dân của một nước thành viên của Liên minh nộp tại bất cứ nước nào trong liên minh cũng không thể bị từ chối hoặc một đăng ký nhãn hiệu cũng không thể bị huỷ bỏ với lý do rằng việc nộp đơn đăng ký hoặc gia hạn tại nước xuất xứ không có hiệu lực. Một nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ tại một nước thành viên của Liên minh được coi là không phụ thuộc vào các nhãn hiệu đăng ký tại các nước thành viên khác của Liên minh, kể cả nước xuất xứ." [42, 6].

1.3. Đặc điểm của việc bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới

Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa nói chung là hoạt động của nhiều cơ quan thực thi pháp luật như: cơ quan Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Tòa án, Ủy ban nhân dân các cấp và chủ thể quyền SHTT của nhãn hiệu. Hoạt động này được thực hiện không giới hạn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, được thực hiện bằng nhiều biện pháp như: biện pháp hành chính, biện pháp hình sự và biện pháp dân sự, bao gồm cả biện pháp tự bảo vệ của chủ thể quyền SHTT. Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa có sự tham gia trực tiếp của đông đảo các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề và cộng đồng xã hội. Đối tượng của hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa là toàn bộ hàng hóa mang nhãn hiệu đang được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam không phân biệt nguồn gốc là hàng hóa sản xuất trong nước hay hàng hóa được NK từ nước ngoài.

Ngày đăng: 29/10/2023