Hiệp Định Giữa Việt Nam Và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Về Thương Mại Và Sở Hữu Trí Tuệ (Hiệp Định Bta)

kể cả các tiêu chuẩn tối thiểu về nghĩa vụ thực thi để bảo vệ quyền. Các hình phạt này, hoàn toàn không có trong Công ước Paris. Và cũng chưa bao giờ vấn đề thực thi, bảo vệ quyền được đề cập tập trung một số lượng lớn các điều khoản với những quy định cụ thể như vậy trong một điều ước quốc tế (gồm 21 điều khoản, từ Điều 41 đến Điều 61) trong tổng số 73 điều khoản của toàn bộ Hiệp định).

Trong phần III và phần IV của Hiệp định TRIPs có quy định rằng các nước thành viên phải quy định trong luật quốc gia của mình các thủ tục cho phép áp dụng các biện pháp có hiệu quả đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Các quốc gia thành viên cũng phải quy định một cơ chế nhằm ngăn chặn các hành vi tái vi phạm các quyền đó và có nghĩa vụ phải áp dụng cả hai biện pháp nói trên để tránh rào cản gây trở ngại cho thương mại hợp pháp và các biện pháp an toàn đối với liệc lạm dụng quyền.

Nhằm ngăn chặn hàng giả, Hiệp định TRIPs quy định rằng, luật nhãn hiệu hàng hoá quốc gia của các nước thành viên phải quy định một số thủ tục và các thủ tục này phải được công khai đối với chủ sở hữu quyền. Trong số đó có cơ chế để bảo vệ quyền chẳng hạn như các thủ tục dân sự, hình sự và hành chính, bao gồm các biện pháp tạm thời, bồi thường thiệt hại, tiêu huỷ tang vật vi phạm. Hiệp định cũng quy định cần thiết lập các thủ tục kiểm soát hàng giả tại biên giới.

Hiệp định TRIPs cũng quy định rằng, các phán quyết của toà án về các vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do và được thông báo kịp thời cho các bên. Các phán quyết phải dựa trên các bằng chứng và các bên nhất thiết phải có cơ hội để trình bày ý kiến. Trong quy định về xét xử nhất thiết phải quy định các thủ tục xem xét tại toà án tất cả các quyết định hành chính cuối cùng.

Phần III, các mục từ Mục 2 đến Mục 5 của Hiệp định TRIPs quy định các biện pháp trừng phạt hình sự, dân sự và hành chính. Trường hợp có vi

phạm, chủ sở hữu quyền có thể lựa chọn cách giải quyết thông qua các cơ quan xét xử, hành chính và hải quan với việc áp dụng các biện pháp như lệnh và các biện pháp trừng phạt hoặc tịch thu hay tiêu huỷ hàng giả nhãn hiệu. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, chủ sở hữu quyền có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời như đình chỉ việc lưu thông hàng hoá.

1.2.3. Hiệp định giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thương mại và sở hữu trí tuệ (Hiệp định BTA)

Sau 9 vòng đàm phán chính thức (bắt đầu từ năm 1996 và kết thúc vào tháng 7/1999), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Bộ trưởng - Đại diện Thương mại Mỹ Charlene Barshefsky ký tại trụ sở đại diện Thương mại Mỹ (Washington D.C) ngày 13/7/2000 và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Hiệp định gồm 7 chương với tổng cộng 71 điều và 9 Phụ lục. Tinh thần chung của Hiệp định là hai bên thoả thuận mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư cho nhau và dành cho các chủ thể kinh doanh của nhau các chế độ đối xử bình đẳng không phân biệt, đồng thời thoả thuận cùng bảo đảm các chế độ bảo hộ một cách đầy đủ và có hiệu quả đối với các quyền sở hữu trí tuệ của nhau.

Vấn đề sở hữu trí tuệ được coi là một trong bốn nội dung chính của Hiệp định (ba vấn đề khác là: thương mại hàng hoá; thương mại dịch vụ và quan hệ đầu tư) và được sắp xếp vào chương II (Quyền sở hữu trí tuệ) của Hiệp định với tổng cộng 18 điều (chiếm 40% phần chính của Hiệp định) với những nội dung và nghĩa vụ sau:

(i) Hai bên cam kết dành cho công dân của nhau sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả đối với các quyền sở hữu trí tuệ; trong đó, bao gồm: các quyền tác giả và quyền liên quan; tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá; nhãn hiệu hàng hoá; sáng chế; thiết kế bố trí mạch tích hợp; thông tin bí mật (hay bí mật thương mại); kiểu dáng công nghiệp và giống cây trồng mới;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

(ii) Việc bảo hộ nói trên mà các bên dành cho công dân bên kia phải phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia;

(iii) Việc bảo hộ nói trên phải phù hợp với các quy định có nội dung kinh tế của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, cụ thể là: Công ước Paris (1967) về bảo hộ sở hữu công nghiệp; Công ước Berne (1971) về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật; Công ước Geneva (1971) về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống lại sự sao chép trái phép; Công ước về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (1974) và Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới - UPOV (1978 - 1991); đồng thời, việc bảo hộ nói trên cũng phải đáp ứng các điều kiện quy định thêm ở chính chương 2 của Hiệp định này;

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự - 5

(iv) Mỗi bên phải bảo đảm các điều kiện cho việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ một cách có hiệu quả nhằm chống lại mọi hành vi xâm phạm; các biện pháp nhằm bảo đảm cho việc thực thi quyền bao gồm các thủ tục dân sự, hành chính và hình sự phù hợp, đủ mạnh, nhưng không quá phức tạp, không gây tốn kém, đặc biệt là phải công bằng và không được cản trở hoạt động thương mại hợp pháp và không được phép lạm dụng.

Vấn đề thực thi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (trong đó có quyền sở hữu công nghiệp) được hai bên đặc biệt quan tâm và dành 5 điều (từ Điều 11 đến Điều 15) để quy định cụ thể về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các quy định này có yêu cầu là mỗi bên phải tuân thủ các nguyên tắc chung về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, quy định trong luật quốc gia của mình thủ tục, biện pháp để bảo vệ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ. Các thủ tục và biện pháp xử lý trong nước phải đủ mạnh để ngăn chặn vi phạm xảy ra và không gây cản trở thương mại hợp pháp và chống sự lạm dụng, bao gồm cả những thủ tục hành chính và dân sự cụ thể, các biện pháp tạm thời nhanh chóng và có hiệu quả được hỗ trợ bởi chứng cứ và khoản bảo chứng hoặc bảo đảm tương đương. Các biện pháp kiểm soát biên giới cũng được đặc biệt quan tâm, nhằm xử lý kịp thời hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

qua biên giới và hạn chế cao nhất hàng hoá vi phạm thông quan. Các thủ tục hình sự và hình phạt phải được áp dụng ít nhất đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan với quy mô thương mại bằng hình thức phạt tù và/hoặc tiền. Có thể áp dụng các biện pháp phạt bổ sung như thu giữ, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm.

Qua các quy định về bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng trong các điều ước quốc tế nêu trên, chúng ta càng thấy rõ quyết tâm khắc phục tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong quan hệ quốc tế với những quy định về bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng chặt chẽ, mạnh mẽ, đầy đủ, cụ thể và phải được coi là nghĩa vụ bắt buộc mà mỗi quốc gia tham gia đều phải cam kết thực hiện.

Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới để phát triển đất nước trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, đặc biệt là đang quá trình hội nhập sâu, rộng WTO, thì việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bắt buộc về bảo vệ, thực thi quyền sở hữu công nghiệp theo các quy định trong các điều ước quốc tế nêu trên là một việc tất yếu. Bên cạnh đó, với yêu cầu nội tại về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì một trong những vấn đề cần phải quan tâm để góp phần thúc đẩy sự phát triển này là đảm bảo một chính sách bảo vệ thoả đáng về sở hữu công nghiệp. Do đó, Việt Nam cần phải nghiên cứu nghiêm túc các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã hoặc sẽ tham gia hoặc đã ký kết và có chính sách áp dụng các quy định về bảo vệ, thực thi quyền sở hữu công nghiệp trong các điều ước quốc tế đó một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam với lộ trình cụ thể và thận trọng, đảm bảo sự hội nhập một cách tốt nhất cho việc phát triển kinh tế đất nước.

Chương 2‌

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ


2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QSHCN BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng phụ thuộc vào chủ trương, chính sách về sở hữu trí tuệ ở từng giai đoạn, pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cũng có những dấu ấn riêng, trong đó, bảo vệ các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh và đã có bước phát triển đáng kể.

Trước khi Hội đồng nhà nước thông qua Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, thì việc bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp chưa được coi trọng. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp không được độc quyền khai thác các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, lợi ích mà các chủ thể này có được chủ yếu về mặt tinh thần và việc bảo hộ được thiết lập theo mô hình của các nước xã hội chủ nghĩa. Theo TS. Pham Duy Nghĩa: “mãi đến đầu những năm 80, những văn bản đầu tiên về sáng chế theo mô hình pháp luật Xô viết mới được du nhập vào Việt Nam. Cũng như đối với toàn bộ tư liệu sản xuất nói chung, mô hình Xô viết không công nhận quyền tài sản về trí tuệ [31]. Đến đầu những năm 80, Chính phủ đã ban hành một số nghị định về bảo hộ sở hữu công nghiệp như: Nghị định 31/CP ngày 23/01/1981 về bảo hộ sáng chế; Nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa; Nghị định số 85/HĐBT ngày 13/5/1988 về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 về giải pháp hữu ích. Theo nội dung của các nghị định nêu trên thì mọi hành vi xâm phạm độc quyền của chủ văn bằng đều bị xử lý theo pháp luật. Người xâm phạm

phải chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại cho chủ văn bằng và chịu hình thức xử phạt khác tùy theo mức độ xâm phạm. Chủ văn bằng bảo hộ khi phát hiện hành vi xâm phạm độc quyền của mình, có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu người xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm.

Trong trường hợp tự xét thấy mức độ xâm phạm gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đề nghị của mình đến cơ quan có trách nhiệm không được giải quyết thỏa đáng, thì chủ văn bằng có quyền khiếu nại lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Đến năm 1989, để nâng cao tính pháp lý của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Hội đồng nhà nước đã thông qua Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Lần đầu tiên khái niệm “sở hữu công nghiệp” được chính thức sử dụng trong các văn bản của nhà nước. Trong đó thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp là quyền tư hữu [9]. Năm 1993, Cục sáng chế được đổi tên thành Cục Sở hữu công nghiệp với chức năng, nhiệm vụ được bổ sung cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới về sở hữu công nghiệp, chuẩn bị đưa hoạt động sở hữu công nghiệp đi vào quỹ đạo của nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của Pháp lệnh đã tạo sự chuyển biến sâu sắc của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Kế thừa các quy định của các văn bản trước đó, các quy định trong Pháp lệnh đã thừa nhận quyền tự bảo vệ của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp cũng như quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Khi quyền bị xâm phạm, các chủ thể quyền có thể yêu cầu Tòa án nhân dân xem xét để giải quyết vụ việc, thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nếu một trong hai bên đương sự là người nước ngoài thì thẩm quyền này thuộc về Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án, ngày 22/7/1989, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành thông tư

số 03/NCLP, trong đó đã đề cập đến việc hướng dẫn xử lý các hành vi xâm phạm QSHCN.

Ngày 28/10/1995, Quốc hội Việt nam, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp đã thông qua Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 01/01/1996) trong đó toàn bộ chương II, Phần thứ sáu đã quy định về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện, qua đó góp phần quan trọng việc thúc đẩy phát triển sự sáng tạo không ngừng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Sau khi Bộ luật Dân sự ra đời, nhằm đáp ứng quá trình hội nhập của Việt Nam và thể chế hóa các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật Dân sự, xác định hành vi xâm phạm đối với các đối tượng QSHCN [6], chúng ta đã ban hành một số văn bản: Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; Nghị định 06/CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP; Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp; Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 24/10/2001 về bảo hộ giống cây trồng mới; Nghị định số 42/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 về bảo hộ bố trí thiết kế mạch tích hợp. Các văn bản này đã có tác dụng tích cực trong việc chuyển hoá các quy định chung của BLDS về SHCN.

Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên, Việt Nam đã tích cực tham gia các điều ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như: Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp; Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa; Công ước Stockholm về Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Hiệp ước hợp tác sáng chế (PTC), Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ với Liên bang Thụy sĩ, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ (BTA)…

Đặc biệt, khi quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đứng trước yêu cầu hội nhập sâu, rộng, ngày 29/11/2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ (có hiệu lực từ ngày 01/7/2005), trong đó vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được đặc biệt quan tâm. Lần đầu tiên thuật ngữ “bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” đã được sử dụng chính thức trong luật và có hẳn một chương riêng (Chương XVII) quy định xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự [40].

Thể chế hóa các q uy điṇ h trong Luât Sở̃u trí tuê ̣về bảo vê ̣quyêǹ

̉ ̃u công nghiêp

, ngày 22/9/2006, Chính phủ đã ban hành 03 nghị định

liên quan đến sở ̃u công nghiêp

bao gồm : Nghị định 103/2006/NĐ-CP

quy điṇ h chi tiết và hướng dân

thi h ành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

về sở ̃u công nghiêp

(gọi tắt là Nghị định 103/2006/NĐ-CP); Nghị định

105/2006/NĐ-CP quy điṇ h chi tiết và hướng dân

thi hành môt

số điều của

Luât

̉ ̃u trí tuê ̣về bảo vê ̣quyền sở ̃u trí tuê ̣và quản lý nhà nước về

̉ ̃u trí tuệ (gọi tắt là Nghị định 105/2006/NĐ-CP); Nghị định

106/2006/NĐ-CP quy điṇ h xử phat

vi pham

hành chính về sở ̃u công

nghiêp (gọi tắt là Nghị định 106/2006/NĐ-CP).

Như vậy, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là việc pháp luật quy định các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đồng thời quy định các biện pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp khi có hành vi xâm phạm. Quyền sở hữu công nghiệp như trên đã đề cập đó là quyền dân sự, do vậy theo nguyên tắc chung của pháp luật thì mọi quyền dân sự hợp pháp đều được nhà nước bảo vệ.‌


2.2. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QSHCN BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

2.2.1. Xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 11/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí