Thực Tiễn Xử Lý Vi Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Bằng Biện Pháp Dân Sự

Tân và hình ông già theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 41523, số 44964, 44965 của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại chế biến thực phẩm Tân Tân tại địa chỉ số 32C ấp Nội Hóa, xã Bình An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương cho sản phẩm đậu phộng chiên thuộc nhóm 29, nhóm 30. Hành vi sử dụng nhãn hiệu "Hi Cros Lug" cho sản phẩm lốp của công ty cao su Đà Nẵng tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu "Hi Cross Lug 80" của CEAT LIMITED địa chỉ 463 Dr.Annie, Besant road, Worli, Mubai 400 025, India cho sản phẩm săm, lốp, lót săm nhóm 12.7

Vi phạm pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như kể trên có những biểu hiện đáng lo ngại. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp chế tài nhằm bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm và đã thu được một số kết quả nhất định, nhưng nhìn chung, hiệu quả bảo đảm thực thi vẫn còn rất khiêm tốn. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có một cuộc điều tra tổng hợp về tình hình vi phạm, xâm phạm sở hữu trí tuệ cũng như về nhãn hiệu, chưa thiết lập được hệ thống theo dõi về tình hình này, do đó chưa có các số liệu chính xác. Tuy nhiên có thể nhận biết tình hình khái quát thông qua các hoạt động thị trường và qua những ý kiến đánh giá của nhiều người quan sát khác nhau ở trong nước và nước ngoài với nhận định chung về vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam là một điểm yếu cần phải khắc phục.

Vi phạm, xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông qua việc làm hàng giả trở thành phổ biến. Hầu như mọi sản phẩm hàng hóa đều có hàng nhái, hàng có chứa yếu tố vi phạm sở hữu công nghiệp. Từ các sản phẩm tiêu dùng thông thường như thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép, đồ vệ sinh cá nhân đến đồ dùng gia đình, phương tiện, máy móc hoặc các sản phẩm cao cấp đặc dụng như mỹ phẩm, dược phẩm…đều có các sản phẩm nhái nhãn hiệu, sao chép nhãn hiệu. Hành vi xâm phạm xảy ra ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu trong đó phổ biến nhất là ở khâu lưu thông và nhập khẩu. Hàng nhái, hàng hóa có chứa yếu tố xâm phạm quyền sở

hữu đối với nhãn hiệu có mặt cả ở thành thị lẫn nông thôn, được bày bán ở cả các quầy hàng nhỏ, tại các chợ lẫn ở các trung tâm thương mại hiện đại và các siêu thị với độ nhái, giả tinh vi khác nhau. Hành vi xâm phạm xảy ra ở mọi thành phần kinh tế như tư nhân, nhà nước và liên doanh thậm chí ở cả một số doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho các chủ sở hữu mà còn gây ảnh hưởng tai hại đến người tiêu dùng, người sử dụng các sản phẩm đó bởi các sản phẩm nhái không đảm bảo chất lượng, không hoàn thành được chức năng của sản phẩm. Không những thế, các sản phẩm nói trên còn có khả năng ảnh hưởng dây chuyền đến các hệ thống sản xuất của một ngành, một địa phương, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.

Về mức độ nghiêm trọng và phức tạp của tình hình xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đang có dấu hiệu gia tăng. Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, nếu những năm đầu 1990 số vụ việc xâm phạm về sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mà cơ quan này được báo cáo trong mỗi năm là rất ít thì hiện nay tăng lên đáng kể, cụ thể là: năm 1994 số vụ xâm phạm về sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là 41 vụ, năm 2001 con số này đã tăng lên là 198 vụ, năm 2002 là 282 vụ, năm 2003 là 260 vụ8.

Về mức độ các vụ việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nếu như trong thời gian trước đây, việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thường dễ bị phát hiện vì chất lượng hoặc hình thức của hàng nhái, hàng chứa yếu tố vi phạm thường dễ phân biệt với hàng chính hiệu nhưng đến nay tình hình đó đã có nhiều thay đổi vì rất nhiều mặt hàng bị rời vào tình trạng thật giả lẫn lộn, rất khó phân biệt và nhận biết. Cùng với đà phát triển của công nghệ, phương tiện và công nghệ sao chép ngày càng được cải tiến và cũng đã được du nhập vào Việt Nam. Bản thân các công nghệ và phương tiện đó không có lỗi nhưng một khi được sử dụng vì mục đích phi pháp thì hậu quả sẽ trở thành nghiêm

trọng, sản phẩm vi phạm sẽ được sản xuất với số lượng lớn và với tốc độ cao…

Một thực tế thấy rõ là các hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đang được nhiều người buôn bán, thậm chí có nhiều người chủ yếu chỉ buôn bán những mặt hàng đó. Và có một bộ phận lớn dân cư không có khả năng tiếp cận với các sản phẩm chính hiệu giá cao, nhu cầu về chất lượng của sản phẩm bị nhu cầu về giá cả của sản phẩm đẩy xuống hàng thứ yếu. Do đó trong thực tế, trên thị trường đang tồn tại mối mâu thuẫn lớn giữa cung và cầu đối với các sản phẩm trí tuệ nói chung và đối với vấn đề nhãn hiệu nói riêng.

Theo Phòng Giải quyết khiếu nại (Cục Sở hữu trí tuệ), cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, các tranh chấp trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ đang ngày càng tăng lên. Các chuyên gia về Sở hữu trí tuệ cũng cho biết, với lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gia tăng thì những tranh chấp, vi phạm trong lĩnh vực này cũng gia tăng.

Tóm lại, thực trạng vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như đã phân tích ở trên đã và đang trở thành mối lo lớn ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, gây nguy hiểm cho mọi mặt đời sống xã hội, tạo ra bầu không khí, tâm lý xã hội không lành mạnh, đe dọa sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Các vấn đề này đang tiếp tục được nỗ lực khắc phục và phòng ngừa bằng các biện pháp thực thi chặt chẽ, nghiêm khắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


3.1.3. Thực tiễn xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự - 11

Theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa có thể bị xử lý vi phạm hành chính, chịu trách nhiệm dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn một hình thức nhất định để bảo vệ quyền của mình. Trong trường hợp

giải quyết xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự thì tòa án là cơ quan có thẩm quyền và chức năng do Nhà nước giao. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của Việt Nam bằng biện pháp dân sự trên thực tế thường ít được lựa chọn áp dụng. Thực tiễn trong quá trình vừa qua, theo thống kê chưa đầy đủ, số lượng vụ việc xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đã được Tòa án nhân dân thụ lý, giải quyết từ năm 1998 đến 2003 là 54 vụ9. Việc xử lý các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền thường tập trung vào những vấn đề chính sau:

- Xử lý yêu cầu áp dụng biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. Đây là biện pháp được yêu cầu xử lý nhiều nhất trong hầu hết các vụ kiện đến tòa án trong thời gian qua. Trên thực tế, có một số vụ việc đã được tòa án giải quyết áp dụng biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, ví dụ:

Vụ tranh chấp về nhãn hiệu giữa ông Bùi Minh H và ông Phan Thành T ở Tây Ninh về nhãn hiệu "Quán Thanh Tùng" cho dịch vụ nhà hàng ăn uống: Ông Bùi Minh H được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa "Quán Thanh Tùng" số 25564 ngày 18 tháng 11 năm 1997 theo Quyết định số 2054/QĐNH, có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn là ngày 10 tháng 9 năm 1996. Ông H sử dụng nhãn hiệu nói trên để kinh doanh dịch vụ ăn uống (mở quán bán cháo lòng).

Năm 1995, ông Phan Thanh T mở quán bán cháo lòng cũng sử dụng biển hiệu "Thanh Tùng". ông H yêu cầu ông T phải dỡ biển hiệu "Thanh Tùng". ông T không thực hiện nên ông H kiện ông T tại Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Bản án sơ thẩm số 12 ngày 25 tháng 9 năm 1998 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh và bản án phúc thẩm số 05 ngày 26 tháng 2 năm 1999 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xử:

- Ông Bùi Minh H chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng biển hiệu "Thanh Tùng" thuộc danh mục nhóm 42 - dịch vụ ăn uống.

- Ông Phan Thanh T phải tháo dỡ, không được sử dụng biển hiệu "Thanh Tùng" cho quán ăn của mình.


Vụ tranh chấp nhãn hiệu hàng hóa giữa công ty ROTHMANS OF PALL MALL LIMITED của Liechtenstein và Nhà máy thuốc lá Bến Tre có trụ sở tại thị xã Bến Tre: Công ty ROTHMANS được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các nhãn hiệu "ROTHMANS và hình" năm 1992. Năm 1994 công ty ROTHMANS phát hiện trên thị trường Việt Nam thuốc lá Samson do nhà máy thuốc lá Bến Tre sản xuất có hình trang trí trên bao bì gói thuốc giống hệt phần hình của nhãn hiệu hàng hóa của công ty ROTHMANS. Công ty đã yêu cầu nhà máy thuốc lá Bến Tre đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu Samson và hình giống với nhãn hiệu của Công ty nhưng không có kết quả. Công ty khởi kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre yêu cầu xử lý buộc nhà máy thuốc lá Bến Tre chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại 50 triệu đồng.

Tại bản án sơ thẩm số 84 ngày 31 tháng 10 năm 1998, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xử:

- Buộc nhà máy thuốc lá Bến Tre chấm dứt sử dụng nhãn hiệu Samson và hình trên vỏ bao thuốc lá do nhà máy thuốc lá Bến Tre sản xuất ngay khi án có hiệu lực pháp luật.

- Nhà máy thuốc lá Bến Tre có trách nhiệm thu hồi lại tất cả các bao thuốc lá có nhãn hiệu Samson và hình do nhà máy sản xuất.

- Bác yêu cầu của công ty ROTHMANS đòi nhà máy thuốc lá Bến Tre bồi thường thiệt hại 50 triệu đồng

- Ghi nhận tự nguyện của nhà máy thuốc lá Bến Tre bồi thường cho công ty ROTHMANS OF PALL MALL LIMITED 1.000.000 đồng.

Vụ tranh chấp nhãn hiệu "Trường sinh" giữa công ty sữa trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Foremost, trụ sở tại Hà Nội và công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Trường Sinh, trụ sở tại Hà Nội: Công ty FOREMOST nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ vào ngày 11 tháng 12 năm 1996 và được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Trường Sinh" số 27280 ngày 15 tháng 6 năm 1998 cho sản phẩm sữa đặc có đường, sữa bột nhóm 29. Cuối năm 1998, công ty FOREMOST phát hiện trên thị trường sản phẩm sữa đậu nành do xưởng sản xuất Trung Thực (nay đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Sinh) sản xuất, lưu thông cũng mang nhãn hiệu "Trường Sinh". Công ty FOREMOST đã yêu cầu công ty Trường Sinh chấm dứt ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu"Trường Sinh" và bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Công ty Trường Sinh (trước đây là xưởng sản xuất Trung Thực) cho rằng mình không vi phạm vì sản phẩm sữa đậu nành cao cấp Trường Sinh đă được lưu thông trên thị trường từ cuối năm 1998. Ngày 04 tháng 11 năm 1998, công ty Trường Sinh nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ cho sản phẩm "sữa đậu nành" nhưng cho đến thời điểm tranh chấp thì chưa có kết quả.

Công ty Trường Sinh lý giải việc sử dụng nhãn hiệu "Trường Sinh" cho sản phẩm sữa đậu nành của mình là vì: sản phẩm của công ty FOREMOST là sản phẩm sữa đặc có đường thuộc nhóm 29. Sản phẩm của công ty Trường Sinh là sản phẩm sữa đậu nành thuộc nhóm 32. Do đó, việc sử dụng nhãn hiệu của công ty Trường Sinh chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, không gây thiệt hại cho công ty FOREMOST.

Bản án sơ thẩm số 08 ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và bản án phúc thẩm số 115 ngày 18 tháng 9 năm 2000 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã xử buộc công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Trường Sinh chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu "Trường Sinh" cho sản phẩm sữa đậu nành của công ty Trường Sinh; bác yêu

cầu đòi bồi thường thiệt hại của công ty sữa trách nhiệm hữu hạn Việt Nam FOREMOST.

- Xử lý yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại: Các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thường được sử dụng trong giải quyết các vụ án dân sự nói chung cũng như trong các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Khi tiếp nhận yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, tòa án căn cứ vào quy định pháp luật để xác định thiệt hại thực tế và mức bồi thường nhất định. Có thể tham khảo một số vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại mà tòa án đã giải quyết:

Giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn lương thực - thực phẩm Đồng Khánh, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh kiện cơ sở kinh doanh Tân Đồng Khánh đòi bồi thường thiệt hại do sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng hộp bánh trung thu. Tại quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 31 ngày 06 tháng 6 năm 1998 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở kinh doanh Tân Đồng Khánh đã cam kết tự nguyện chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại cho bên nguyên đơn là 5.000.000 đồng.

Giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp: Công ty lương thực - thực phẩm Đồng Khánh cũng khởi kiện cơ sở kinh doanh Sài Gòn - Đồng Khánh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh đòi bồi thường thiệt hại do cơ sở này sử dụng trái phép nhãn hiệu, kiểu dáng hộp bánh trung thu. Theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự số 30 ngày 06 tháng 6 năm 1998, cơ sở kinh doanh Sài Gòn - Đồng Khánh tự nguyện chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại cho công ty lương thực - thực phẩm Đồng Khánh số tiền 10.000.000 đồng.

Qua các vụ án trên đây cùng với việc nghiên cứu phân tích tình hình giải quyết tranh chấp, vi phạm về nhãn hiệu tại tòa án nhân dân theo thủ tục tố

tụng dân sự, có thể thấy thực trạng về công tác xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự có những điểm nổi bật sau:

Số lượng vụ việc tranh chấp, vi phạm yêu cầu tòa án giải quyết bằng biện pháp dân sự trong suốt thời gian qua là quá ít.

Cho đến nay, số vụ việc vi phạm được giải quyết trước tòa án theo thủ tục dân sự là rất ít ỏi. Nếu so sánh với hàng ngàn vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ được giải quyết trước cơ quan hành chính thì tỷ lệ số vụ được giải quyết trước cơ quan tòa án là không đáng kể. Hầu như trong mọi trường hợp xảy ra vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, người có quyền bị xâm phạm đều nộp đơn cho cơ quan có chức năng xử lý hành chính để yêu cầu xử lý và các cơ quan có chức năng xử lý hành chính đều chấp nhận nếu được khẳng định rằng hành vi vi phạm, xâm phạm quyền là có. Có thể nói thực tế này đang là xu hướng chung trong giải quyết xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu ở nước ta, tình trạng hành chính hóa các quan hệ dân sự về sở hữu đối với nhãn hiệu đã vượt quá mức cần thiết và không phát huy đúng bản chất của quan hệ này. Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ yếu, phải được áp dụng một cách triệt để và phổ biến nhằm bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu lại trở thành giải pháp ít được sử dụng. Cho đến nay, khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã ra đời và có hiệu lực được hơn một năm, tình hình vẫn chưa mấy thay đổi.

Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà lập pháp cũng như những người nghiên cứu pháp luật cần tìm hiểu để có lời giải đáp và có được chính sách pháp luật hợp lý hơn điều chỉnh vấn đề này.

Việc xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự của tòa án trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế.

Hiện nay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam đã có đầy đủ các biện pháp chế tài: biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp hành chính và trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đề cập đến biện pháp kiểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2023