Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự - 1


đại học quốc gia hà nội khoa luật


phạm văn toàn


Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.30


Tóm tắt Luận văn thạc sĩ luật học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


hà nội - năm 2008

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự - 1


MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Lời mở đầu1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU 8

CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

1.1. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU8

CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp 8

1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự 12

1.1.3. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp 20

1.2. MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN VỀ BẢO VỆ QUYỀN26

SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1.2.1. Công ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 27

(Công ước Paris)

1.2.2. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền 28 sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs)

1.2.3. Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng 31 quốc Hoa Kỳ về thương mại và sở hữu trí tuệ (Hiệp định BTA)

Chương 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ 34

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP34

LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

2.2. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO37

VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

2.2.1. Xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo 37

quy định của pháp luật

2.2.2. Các hành vi không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 44

theo quy định của pháp luật

2.3. XỬ LÝ CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP45

BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

2.3.1.

2.3.2

Các biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm 47

quyền sở hữu công nghiệp

Các quy định về quyền khởi kiện và chứng cứ chứng minh hành 51

vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

2.3.3. Xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công 55

nghiệp theo quy định của pháp luật

2.3.4. Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 58

2.3.5. Trình tự, thủ tục bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện 62

pháp dân sự

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ 67

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

3.1. THỰC TRẠNG XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU67

CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN SỞ76

HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện về pháp luật 77

3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện về tổ chức 85

3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của Toà án và tuyên truyền 89 pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

KẾT LUẬN93

TÀI LIỆU THAM KHẢO94

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quan hệ kinh tế quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) và bảo vệ QSHTT là vấn đề đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, QSHTT và bảo vệ QSHTT chưa bao giờ được coi trọng như hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu với rất nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi chúng ta một mặt phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo, mặt khác cần đề cao việc bảo vệ QSHTT. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT), trong đó có việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHTT đầy đủ và hiệu quả là những vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành công trong phát triển kinh tế tại Việt Nam, nhất là hiện nay chúng ta đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ QSHTT, hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ theo hướng mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ QSHTT, phù hợp với yêu cầu khi gia nhập WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên [2] là yêu cầu cấp bách cần sự quan tâm đặc biệt. Trong Báo cáo ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm từ 2006 đến 2010” đã khẳng định: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là phải thực hiện tốt Luật sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ, đổi mới quản lý nhà nước đối với thị trường khoa học,

công nghệ theo cơ chế thị trường; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các công trình khoa học và hoạt động sáng tạo [4]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy, khóa X về Xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ: “Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với các sản phẩm sáng tạo, nhằm bảo đảm lợi ích của trí thức khi chuyển giao phát minh, sáng kiến và khuyến khích đội ngũ trí thức gia tăng sự cống hiến” [5].

Nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ QSHTT, chúng ta đã ban hành đồng bộ những văn bản luật liên quan đến SHTT như Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật Sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Hải quan, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS), Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS)… Đây là nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để thực hiện các yêu cầu khi gia nhập WTO và hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Có thể nói rằng, chúng ta đã ban hành được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ để điều chỉnh lĩnh vực về SHTT. Các quy định này trong thực tế đã có tác dụng tích cực, giúp các chủ thể của QSHTT yên tâm hơn khi đã có các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Nói đến QSHTT là nói đến sự công nhận từ phía nhà nước đối với một quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền tài sản) của tổ chức, cá nhân đối với tài sản sở hữu trí tuệ nhất định và có chế độ bảo vệ tài sản đó như bất kỳ tài sản nào khác. Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì biện pháp dân sự thường được áp dụng trước tiên để giải quyết. Tuy nhiên, ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các hành vi xâm phạm QSHTT xử lý bằng biện pháp dân sự chưa nhiều, chưa phát huy được hiệu quả. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2000 đến 2005, toàn ngành Tòa án đã thụ lý để giải quyết theo thủ tục dân sự được 93 vụ tranh chấp về QSHTT (bao gồm 32 vụ về quyền tác giả, 18 vụ về quyền liên quan đến

quyền tác giả, 43 vụ tranh chấp về QSHCN) [33]. Trong khi các tranh chấp, yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm QSHCN bằng biện pháp hành chính là phổ biến. Đây là điều bất hợp lý và chứng tỏ pháp luật về bảo vệ QSHTT nói chung và thực tiễn giải quyết các xâm phạm QSHTT nói riêng bằng biện pháp dân sự tại Toà án còn ít và có nhiều bất cập.

Để phù hợp với tính chất và nội dung của quan hệ pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế thì chúng ta cần sớm tìm ra nguyên nhân và lý giải nguyên nhân đó.

Trong thời gian qua, pháp luật về QSHTT đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và đề cập. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ nghiên cứu về nội dung của QSHTT, về hoạt động xét xử nói chung của Tòa án hoặc nghiên cứu về nâng cao năng lực của Tòa án trong thực thi QSHTT, các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu nghiên cứu việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự. Trước tình hình đó, tác giả đã chọn đề tài: “Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự” để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật, chuyên ngành Luật dân sự.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung và bảo vệ QSHCN nói riêng đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong những năm gần đây, liên quan đến QSHTT nói chung đã có một số công trình tiêu biểu như: “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ” do Tiến sỹ, Luật sư Lê Xuân Thảo biên soạn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005; “Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại” do Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tâm biên soạn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006. Liên quan đến thực thi QSHTT bằng biện pháp tư pháp có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nâng cao vai trò và năng lực của Toà án trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Toà án nhân dân Tối cao (mã số 99-98-098) do PTS.

Đinh Ngọc Hiện - Phó Viện trưởng Viện khoa học xét xử TANDTC làm chủ nhiệm. Tuy nhiên, đề tài này được nghiên cứu khi Luật SHTT chưa được ban hành và chủ yếu tập trung nghiên cứu về vai trò của TAND và nâng cao năng lực của Toà án trong việc thực thi QSHTT ở Việt Nam. Năm 2007 có luận văn tốt nghiệp của cử nhân Luật của Phạm Thị Tình với đề tài: “Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự theo Luật sở hữu trí tuệ 2005”. Như tên đề tài đã giới hạn, nội dung của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của Luật SHTT về bảo vệ QSHCN.

Tại Việt Nam, vấn đề về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự đã và đang rất được quan tâm do đây là biện pháp có nhiều ưu điểm mà pháp luật sở hữu trí tuệ của nhiều nước trên thế giới đề cao, vì vậy cần phải được nghiên cứu kỹ hơn, đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này - với tư cách là một quyền dân sự cần phải được bảo vệ bằng nhiều biện pháp trong đó chủ yếu là biện pháp dân sự. Tuy nhiên, số công trình khoa học và bài nghiên cứu riêng biệt về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự chưa nhiều, chưa có tài liệu, công trình nào khái quát ở mức độ tổng thể, cũng như đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của biện pháp dân sự trong lĩnh vực bảo vệ QSHCN.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bảo vệ QSHTT nói chung, bảo vệ QSHTT bằng biện pháp dân sự nói riêng là những đề tài rộng lớn, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách tổng quát, khoa học và mang tính đối chiếu so sánh giữa các ngành luật để tạo ra sự thống nhất. Mặt khác, QSHTT là một nội dung lớn bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu vấn đề: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Trong đó tập trung phân tích, đề xuất việc xử lý hành vi xâm phạm QSHCN bằng biện

pháp dân sự. Các vấn đề về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng… sẽ không đề cập trong luận văn này.

Về thời gian tham khảo số liệu thực tiễn, luận văn chủ yếu sử dụng số liệu và tư liệu trong khoảng từ 2005 (năm Luật Sở hữu trí tuệ được thông qua) đến 2007.

4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

4.1. Mục đích của luận văn

Bảo vệ QSHCN có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, với nhiều mục đích nhằm giải quyết các vấn đề trong mối liên hệ pháp luật giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tư pháp, giữa chủ thể QSHCN đối với các đối tượng xâm phạm quyền…Tuy nhiên, bằng việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự, tác giả luận văn mong muốn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam hiện nay.

4.2. Nhiệm vụ của luận văn

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

- Làm rõ các quy định của pháp luật về QSHCN và bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự,

- Phân tích thực trạng pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự,

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Thực hiện luận văn này, tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, trên cơ sở của khoa học chuyên ngành về SHTT, đồng thời, tác giả cũng vận dụng những quan điểm về phát triển khoa học công nghệ và SHTT của Đảng và nhà nước được đề cập trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2023