Đánh Giá Tác Động Của Kết Cấu Hạ Tầng Tới Năng Lực Cạnh Tranh


container 40feet (nhà máy - cảng gần nhất - Yokohama)







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 9

Nguồn: CIEM - UNDP, dự án VIE 01/025.5


Chế độ quản lý giá của nhà nước:


Giá cước các dịch vụ công ích cơ bản như điện, nước, viễn thông, vận tải đều do Nhà nước quy định. Bản thân doanh nghiệp không có quyền định giá cước mà chỉ xây dựng mức giá trình cơ quan nhà nước và Chính phủ phê duyệt. Trên thực tế, do hoạt động không có đối thủ cạnh tranh đưa ra mức giá so sánh nên doanh nghiệp có thể đề nghị mức giá mua, giá bán không hợp lý. Doanh nghiệp có thể tính gộp những chi phí bất hợp lý không liên quan đến kinh doanh hoặc những chi phí do trình độ quản lý và tổ chức yếu kém gây ra. Trong trường hợp khác, mức giá quy định không sát với chi phí, mức cước phí do cơ quan quản lý giá phê duyệt có thể chênh lệch khá lớn so với chi phí thực tế của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp chênh lệch giữa giá dịch vụ và chi phí cung cấp dịch vụ rất lớn. Chi phí của cuộc gọi quốc tế thấp hơn nhiều lần so với cước cuộc gọi. Công nghệ mới như gọi điện thoại qua mạng Internet có chi phí gần như bằng 0, trong khi cuộc gọi quốc tế từ Việt Nam có thể lên tới gần 3 USD/ phút. Ngược lại, trong trường hợp cung cấp nước sạch thì giá lại được quy định bằng một nửa so với mức cần thiết để bù đắp chi phí hoạt

động và bảo dưỡng.


Phân biệt đối xử về giá:


5 Số liệu tham khảo từ Dự án VIE 01/025 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương


Một số tổng công ty vừa kinh doanh, vừa định giá những mặt hàng độc quyền, tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường giữa những người kinh doanh. Sự bất bình đẳng còn thể hiện trong việc đối với cùng một loại hàng hoá và dịch vụ, tổng công ty áp dụng nhiều loại giá với các loại khách hàng. Giá

điện, nước, vé máy bay, tàu hoả giữa người Việt Nam và người nước ngoài là một điển hình. Giá điện quy định khác nhau giữa sinh hoạt với kinh doanh, trong kinh doanh phân biệt giữa sản xuất và văn phòng, thương mại dịch vụ, giữa công nghiệp với thuỷ lợi, nông nghiệp, giữa nông thôn với thành thị. Cách định giá như vậy làm cho việc hạch toán rất phức tạp và làm méo mó quan hệ cạnh tranh giữa các ngành, sản phẩm.

Chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh chưa cao:


Thăm dò ý kiến khách hàng của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho thấy trong một vài năm gần đây chất lượng dịch vụ đã được cải thiện rõ rệt, nhưng chất lượng dịch vụ còn thấp so với mức độ của các nước trong khu vực và chưa đa dạng.

Trong ngành điện, tần số cắt điện trong một năm vẫn còn nhiều: 36% số khách hàng bị cắt điện dưới 3 lần và có đến 25% khách hàng bị cắt điện hơn 10 lần trong 1 năm gần đây. Việc cắt điện làm cho 50% số khách hàng phải dừng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, 46% dừng một phần hoạt động. Không những thế, 56% khách hàng không được báo trước việc cắt điện. Ngoài ra, điện áp không ổn định ảnh hưởng không tốt tới các thiết bị sử dụng điện. Ở nhiều nước khỏc, thớ dụ như Thỏi Lan, Hàn quốc, những điều này hầu như khụng xảy ra.

Trong lĩnh vực viễn thông, 90% khách hàng bị gián đoạn liên lạc dưới 3 lần trong vòng 3 tháng gần nhất với thời điểm được hỏi ý kiến, trong đó 65% bị gián đoạn vì đường dây, 28% vì tổng đài. Thời gian lắp đặt thiết bị


viễn thông khá lâu: 45 % số khách hàng được hỏi mất hơn 10 ngày để lắp đặt điện thoại. 32% khách hàng có thắc mắc về việc tính cước điện thoại.

Hiệu quả kinh doanh thấp thể hiện bằng chỉ tiêu năng suất lao động. Trong ngành viễn thông Việt Nam có 50 người làm việc trên 1.000 đường điện thoại chính, còn ở Thái Lan là 7,3 người. Mức thất thoát trong truyền tải và phân phối điện của Việt Nam là 15,3% trong khi của Thái Lan là 6-9 %. Mức thất thoát nước sạch lên đến 40%.6

2.2.4.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động


Trong lĩnh vực hạ tầng, kể cả xây dựng cơ sở và cung cấp dịch vụ hầu như chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nước ngoài được phép hoạt động.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng thường được tổ chức theo mô hình khép kín theo chiều dọc từ A đến Z. Thí dụ như ngành điện đảm nhiệm toàn bộ từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng mạng lưới và nhà máy phát điện, quản lý phát điện, truyền tải và phân phối. Trong lĩnh vực viễn thông cũng tương tự như vậy, công ty dịch vụ viễn thông bên cạnh chức năng chính là xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới viễn thông còn đồng thời tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp, bảo trì, sửa chữa và xuất nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị chuyên ngành.

Với tổ chức doanh nghiệp khép kín như vậy, dù hạch toán độc lập giữa các khâu cũng vẫn có nhiều khả năng đẩy chi phí lên cao hoặc bù lỗ giữa các công ty thành viên và giữa các dịch vụ mà kết quả là người tiêu dùng phải gánh chịu giá cao. Trong viễn thông và vận tải hàng không, một số dịch vụ trong nước được bù lỗ bằng cách nâng giá dịch vụ quốc tế: viễn thông bù lỗ


6 Số liệu tham khảo từ Dự án VIE 01/025 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương


cho bưu điện và viễn thông quốc tế bù lỗ cho điện thoại trong nước, giá vé máy bay quốc tế bù lỗ cho giá vé máy bay nội địa.

Với trình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, bao gồm cả xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước và nước ngoài còn gặp nhiều trở ngại trong đầu tư. Hình thức đầu tư của tư nhân chủ yếu là hợp đồng hợp tác liên doanh trong viễn thông, BOT trong các lĩnh vực khác. Năm 2003 đã bắt đầu mở ra các hình thức liên doanh trong lĩnh vực viễn thông và BOT trong ngành điện.

Tác động của kết cấu hạ tầng tới năng lực cạnh tranh chung được tổng hợp trong Bảng 2.10 dưới đây.

Bảng 2.10 Đánh giá tác động của kết cấu hạ tầng tới năng lực cạnh tranh



Loại kết cấu hạ tầng


Mức độ cạnh tranh


Khả năng cung cấp dịch vụ


Giá cả, cước phí


Năng suất trong ngành

Tác động tới năng lực cạnh tranh


Sân bay


Độc quyền nhà nước

Hợp lý, thiếu phương tiện xử lý hàng


Cao


Thấp


Tuỳ theo vùng và sản phẩm

Vận tải hàng không


Độc quyền

Thiếu kho lạnh, phương


-


Thấp


Tiêu cực




tiện bốc dỡ phương tiện kiểm tra an ninh lạc hậu,





Vận tải thuỷ nội địa

Tàu lớn của nhà nước, tàu nhỏ của tư nhân

Luồng lạch thiếu nạo vét, thiếu biện pháp an toàn


Tuỳ từng địa điểm


Thấp


Tuỳ theo vùng và sản phẩm


Vận tải đường bộ


Cạnh tranh

Thiếu duy tu bảo dưỡng


Cạnh tranh


Thấp


Trung bình


Cảng biển


Độc quyền nhà nước

Thiếu phương tiện bốc dỡ công te nơ


Cao


Thấp


Tuỳ theo vùng và sản phẩm

Vận tải biển quốc tế


Nhà nước- nước ngoài

Tàu cũ, trọng tải thấp


Cao


Thấp


-

Vận tải đường sắt

Độc quyền nhà nước


Tốt


Phù hợp


Rất thấp


Tiêu cực


Điện

Độc quyền nhà nước

Không ổn

định, điện thế thất


Phù hợp


Rất thấp


Tiêu cực




thường





Viễn thông

Độc quyền nhà nước, hợp tác, liên doanh với nước ngoài


Không ổn định, hạn chế sử dụng Internet


Rất cao


Thấp


Tiêu cực

Cấp nước sạch

Độc quyền nhà nước


Trung bình


Thấp


Thấp


-


Thoát nước

Độc quyền nhà nước


Trung bình


Chưa tính


Rất thấp


-

Nguồn: Nguồn: CIEM - UNDP, dự án VIE 01/025.7


2.2.5 Công nghệ


2.2.5.1 Thực trạng năng lực công nghệ và so sánh với các nước


Khoa học và công nghệ có vai trò ngày càng to lớn để tăng trưởng kinh tế. Nếu quá trình tích luỹ, đầu tư mở rộng qui mô sản xuất được coi là tái sản xuất theo chiều rộng thì phát triển khoa học và công nghệ được gọi là quá trình tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. Trong nền kinh tế toàn cầu, chỉ số cạnh tranh của nước ta năm 2005 đứng 81 trong số 117 nước được xếp hạng; với mức độ này, đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế còn nhiều hạn chế. Theo tiêu chí đầu tư R&D bình quân trên cán bộ nghiên cứu, Việt Nam thấp hơn Thái Lan 4 lần, Trung Quốc 7 lần, 8 lần so với Malaysia và 26 lần so với Singapore. Đáng lưu ý là đầu tư R&D của khu vực


7 Số liệu tham khảo từ Dự án VIE 01/025 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương


ngoài Nhà nước đang còn quá thấp, mới đạt khoảng 19% trong khi mức độ này ở Trung Quốc là 45%, Malaysia 60% và Nhật Bản đạt trên 72%. Tính trung bình, các doanh nghiệp ở Việt Nam mới đầu tư chừng 0,03% doanh thu cho hoạt động khoa học công nghệ (thấp hơn 100 lần bình quân chung của các nước công nghiệp phát triển). Có thể vì chính sách đầu tư và tổ chức quản lý chưa phù hợp nên số lượng bằng phát minh, sáng chế bình quân đầu người ở Việt Nam mới chỉ bằng 9% Trung Quốc, 1% so với Singapore và trong áp dụng công nghệ, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu có sử dụng công nghệ cao mới đạt 8,2% (tỷ lệ này ở Malaysia là 67%, Thái Lan 39% và Philipin 33%...)

Theo đánh giá của giới nghiên cứu, trình độ công nghệ trong nền kinh tế nước ta còn thấp, lạc hậu 3,4 thế hệ so với những nước công nghiệp phát triển, đứng thứ 92 trong số 104 nước được điều tra (WEF, 2004) và thấp hơn Thái Lan 49 bậc. Đáng buồn là tình trạng này trước thềm hội nhập WTO chưa được cải thiện mà lại có chiều hướng suy giảm. Kết quả phân tích trên 41.000 doanh nghiệp ở 30 tỉnh, thành phố của Bộ Kế hoạc và Đầu tư cuối năm 2005 cho biết, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến thông tin về khoa học và công nghệ, chỉ có 5,6% doanh nghiệp điều tra có nhu cầu đào tạo. Trong số đó, các doanh nghiệp mong muốn được các nhà nghiên cứu và tư vấn đào tạo chỉ chiếm 15,2%.

Bắt đầu từ năm 2006, đất nước sẽ bước vào vòng tăng trưởng mới. Với sự gia tăng của khoa học và công nghệ, một số nhà phân tích cho rằng, độ mở của tăng trưởng sẽ lớn hơn nhiều cùng với tiến trình hội nhập. Điều đó cũng đặt ra cho các doanh nghiệp phải đổi mới cách nghĩ và mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra cho đất nước nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng nhiều


khó khăn cần phải vượt qua. Với lợi thế của nước đi sau, khoa học công nghệ nước nhà có thể tiếp thu chọn lọc để thích nghi và làm chủ những công nghệ cần thiết mà chưa cần đầu tư nhiều tiền vốn và cống sức vào nghiên cứu phát minh ở giai đoạn đầu tăng trưởng.

Thực tế công nghiệp hoá đã chỉ ra, hiệu quả kỹ thuật của khu vực công nghiệp còn hạn chế; điều đó gợi cho khoa học và công nghệ nước ta nhiều cơ hội để tăng năng suất lao động bằng nâng cao hiệu quả kỹ thuật công nghiệp, đó cũng là thời cơ để khoa học và công nghệ có những đóng góp thiết thực vào tăng trưởng kinh tế.

2.2.5.2 Những vấn đề chủ yếu hạn chế vai trò của công nghệ trong việc thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

+ Quản lý hoạt động khoa học công nghệ


Mặc dù những năm gần đây Nhà nước đã có qui định về ký kết các hợp đồng khoa học công nghệ và chính sách chuyển các Viện nghiên cứu triển khai của nhà nước về các doanh nghiệp nhà nước, song những chính sách này không làm tăng thêm sự gắn kết chặt chẽ giữa hai loại hình này. Lý do là vì việc chuyển giao này mang nặng tính hành chính.

Các cơ quan nghiên cứu hoạt động trong môi trường "độc quyền" theo chức năng nhiệm vụ được giao, và hầu hết chưa được thử sức qua cạnh tranh. Các Viện nghiên cứu trọng điểm của Nhà nước vẫn được bao cấp kinh phí hoạt động, tuy đã có năng động hơn nhưng chủ yếu vẫn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng và các hợp đồng nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023