Những Mặt Hạn Chế Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Việt Nam:


thấy được yêu cầu của quản lý hiện đại nên chưa chú ý đến công tác nghiên cứu và phát triển (R&D).

2.2.7.5 Trình độ khoa học công nghệ:


Việc đầu tư để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn chậm. Trình độ công nghệ rất lạc hậu, đáng lo ngại là trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hoá sản xuất. Qua khảo sát của tổ chức JICA Nhật Bản năm 2001, chỉ có một số ít doanh nghiệp nhà nước đạt trình độ công nghệ hiện đại hoặc mức trung bình củ thế giới và khu vực. Đó là công nghệ phát dẫn điện, san xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử, sản xuất sợi dệt, vật liệu xây dựng. Số còn lại các công nghệ của Việt Nam lạc hậu so với thế giới 10 - 20 năm, thậm chí 30 năm như cơ khí, sản xuất phôi. Đối với các doanh nghiệp tư nhân hầu hết sử dụng các máy móc, thiết bị lạc hậu so với thế giới 3

- 4 thế hệ.


Công nghệ lạc hậu, cộng thêm với tốc độ đổi mới quá chậm, tính bình quân khoảng 10% doanh nghiệp một năm, ngoài ra 30% doanh nghiệp chỉ sử dụng 50% công suất máy móc. Những yếu tố trên đã cản trở doanh nghiệp Việt Nam không thể chế tác các sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp, trong khi nguyên liệu để chế tác rất đa dạng và sẵn có. Càng nhập khẩu công nghệ thì giá thành sản phẩm càng tăng cao. Có nhiều nguyên nhân cản trở quá trình đổi mới công nghệ. Đó là hạn chế về tài chính, thông tin về công nghệ thiếu, đội ngũ chuyên gia hiểu biết về công nghệ quá ít lại không có khả năng đàm phán, ký kết các hợp đồng nhập khẩu công nghệ. Về phía nhà nước, chi phí hàng năm cho hoạt động khoa học công nghệ khoảng 1% tổng ngân sách tiêu dùng, tương đương 0,4% GDP, so với các nước trong khu vực là 2% GDP thì mức đầu tư này là quá thấp. Việc phân bổ nguồn nhân lực cho hoạt động công nghệ chưa hợp lý. Hầu hết các cán bộ có trình độ chuyên môn cao


tập trung ở các viện nghiên cứu, các trường đại học. Số cán bộ hoạt động R&D làm việc ở doanh nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể. Mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp không chặt chẽ, nhiều sản phẩm mới và công nghệ mới không đến được với ứng dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Việc thực hiện Luật doanh nghiệp, bãi bỏ và thay thế khoảng 160 giấy phép kinh doanh đã cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đương đầu với áp lực cạnh tranh đã có bước phát triển về trình độ quản lý, chất lượng sản phẩm thông qua việc nhận các chứng chỉ tiêu chuẩn và ISO 9000, SA 8000... mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhưng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, biểu hiện ở nhiều mặt đã nêu trên. Nếu đổ lỗi tất cả cho doanh nghiệp thì không đúng, yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam, có tác động của thể chế chính sách của nhà nước.

2.2.7.6 Năng lực nghiên cứu thị trường:

Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 12


Về hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp: Một số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ chưa đầy 10% số doanh nghiệp là thường xuyên thăm thị trường nước ngoài, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước, 42% số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có cuộc đi thăm thị trường nước ngoài, và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân thì khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài hầu như không có.

Hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Đa số các


doanh nghiệp trên cơ sở thông tin thu thập được họ tiến hành phân tích bằng cảm tính rồi đưa ra dự báo. Các thông tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi phí để thu thập, dẫn đến tình trạng đa số các doanh nghiệp kinh doanh thụ động, không chắc chắn.

Nhìn chung công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh như nghiên cứu thị trường, thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu… còn hạn chế. Trình độ khai thác và sử dụng thông tin của cán bộ còn thấp, sự quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức không tương ứng… Còn có những mặt hàng của doanh nghiệp Nhà nước đang được bảo hộ tuyệt đối (ưu đãi độc quyền) hoặc bảo hộ qua hàng rào thuế quan, trợ cấp (qua ưu đãi tín dụng và bù lỗ, miễn thuế…), thậm chí nhiều doanh nghiệp cố gắng luận chứng để Nhà nước tăng cường các biện pháp bảo hộ mạnh hơn để duy trì việc làm và thị phần.

Nói tóm lại, trên cả thị trường trong nước và quốc tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, nguyên nhân là do:

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo kinh nghiệm và theo cảm tính là chủ yếu.

Chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể hoặc marketing đa dạng sản phẩm và đa thương hiệu.

Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ). Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm


giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) hầu như rât hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh.

Nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp không xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước ngoài; Văn hoá doanh nghiệp, văn minh thương mại, hệ thống dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu; Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, điều đó phần nào làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp; Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng còn ít.

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chí phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tốt, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanh và khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ kinh doanh còn lạc hậu…

Nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên chủ yếu do nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, chưa hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới, vị thế độc quyền trên thị trường của các doanh nghiệp nhà nước không phải do sức cạnh tranh mà có. Ngoài ra, chính sách của Việt Nam còn thiên về bảo hộ các ngành công nghiệp thâm dụng nhiều


vốn của xã hội, dẫn tới cơ cấu ngành không hợp lý. Những yếu kém này đã làm tăng giá đầu vào, khiến giá hàng hoá và dịch vụ cao, giá trị gia tăng thấp. Nếu thực trạng này không được cải thiện nhiều thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cạnh tranh dựa vào giá lao động rẻ và chỉ ở trong các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng thấp nhất. Điều này đe doạ khả năng tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước trong thời gian tới, khó mà tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế.

2.3 Những mặt hạn chế về năng lực cạnh tranh của Việt Nam:


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: khẩn trương xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chương trình hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.


Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta do thành quả đổi mới những năm qua đã đạt được những thành công nhất định... Độ mở của nền kinh tế là một trong ít nhóm yếu tố cấu thành cạnh tranh của Việt Nam được đánh giá cao hơn. Mức độ mở cửa thương mại của Việt Nam tương đối cao trong các nước đang phát triển và ngày càng được mở rộng. Chính sách thương mại được tự do hoá tương đối nhanh theo 3 hướng chính là mở rộng thương quyền cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cắt giảm thuế quan và xoá bỏ phí thuế quan và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy vậy, chính sách nhập khẩu vẫn còn một số bất cập, trái với quy định của WTO. Công tác xúc tiến thương mại quốc tế vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng


thông thoáng song thực tế chưa theo kịp các nước trong khu vực về độ hấp dẫn. Vai trò của Chính phủ trong chính sách tài khoá, xây dựng môi trường kinh doanh, cạnh tranh được nâng cao dần trong những năm gần đây. Tuy vậy, Chính phủ vẫn còn can thiệp nhiều vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, ưu đãi dành cho doanh nghiệp Nhà nước chưa có sự chọn lọc và tính toán lâu dài. Ngoài ra, việc thực hiện cải cách hành chính, chống tham nhũng diễn ra còn chậm, thiếu hiệu quả và thiếu đồng bộ.


Các nhóm yếu tố cạnh tranh còn lại của Việt Nam vẫn còn rất yếu kém. Thể chế, nhất là thể chế kinh tế tuy được cải thiện song còn chậm, còn thiếu bất cập. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa phù hợp với luật pháp quốc tế trong hội nhập. Những yếu kém trong thể chế dẫn đến khả năng thực thi và hiệu lực thực thi thấp, làm méo mó môi trường kinh doanh và cạnh tranh. Các thể chế thị trường kém hiệu quả và chưa đồng bộ, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như tài nguyên, kết cấu hạ tầng chậm phát triển, chất lượng lao động thấp, trình độ khoa học và công nghệ còn lạc hậu... Sau đây là những đánh giá tổng quát:


Vị trí xếp hạng so với các nước còn thấp. Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia hàng năm do WEF đưa ra, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam luôn luôn thấp, và không ổn định, thậm chí có xu hướng xuống hạng. Năm 1997 Việt Nam đứng vị trí 49 về năng lực cạnh tranh trong số 55 nước được xem xét, năm 1998 nâng lên vị trí 39 trong số 53 nước, năm 1999 lại tụt xuống vị trí 48 trong số 59 nước. Năm 2001 và năm 2002 ở vị trí 60 trong số 75 nước và 65 trong số 80 nước. Năm 2003 Việt Nam xếp hạng 60 trong 102 nước; Năm 2004 xếp hạng 77 trong 104 nước; Năm 2005 xếp hạng 81 trong 117 nước. Còn theo cách đánh giá xếp hạng tính điểm của các chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Porter thì năm


2001-2002 trong số 77 lĩnh vực được đưa ra tính điểm thì Việt Nam có 38 lĩnh vực đạt trên 50 điểm, 39 lĩnh vực đạt dước 50 điểm. Trong số các lĩnh vực đạt dưới 50 điểm có 4 lĩnh vực chỉ đạt từ 0 đến 4 điểm. Như vậy Việt Nam đang ở trong tình trạng bất lợi về khả năng cạnh tranh.


Hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng. Nhiều nội dung của một số luật hiện hành chưa phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chậm được điều chỉnh, bổ sung. Luật pháp chưa chặt chẽ, còn chồng chéo, có thể vận dụng khác nhau, do được thiết kế để phục vụ quá nhiều mục tiêu. Tính minh bạch, công khai của nền kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước còn thấp.


Các thông tư hướng dẫn của các bộ (như quyết định về thuế suất thuế nhập khẩu đối với phụ tùng xe máy, phụ tùng xe ô-tô) có những thay đổi đột ngột làm cho môi trường kinh doanh của nước ta trở nên khó dự đoán, thiếu tính ổn định, gây tâm lý lo lắng cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, giảm năng lực cạnh tranh quốc gia trong thu hút vốn đầu tư.


Tính minh bạch, công khai của nền kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước còn thấp. Chính quyền địa phương ở một số nơi còn can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không phù hợp với cơ chế thị trường. Hiện tượng hình sự hoá các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế đang rất nặng nề, cơ quan bảo vệ pháp luật hành động quá quy định cua pháp luật, thiên vị trong xử lý tranh chấp còn tiếp diễn ở một số nơi. Cơ quan xét xử, hoà giải, trọng tài còn có những quyết định thiếu khách quan.


Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng tuy đã đạt được một số kết quả, song vẫn còn khá nghiêm trọng, nhất là ở những khâu liên quan đến lợi ích


của doanh nghiệp, chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Chi phí kinh doanh cao hơn một số nước khác trong khu vực.


Nền kinh tế nặng về thay thế nhập khẩu hơn là xuất khẩu. Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ các ngành thay thế nhập khẩu tăng nhanh hơn các ngành hướng về xuất khẩu. Năm 1997, lĩnh vực thay thế nhập khẩu có 8 ngành; hướng về xuất khẩu có 3 ngành, năm 2001 tỷ lệ tương ứng là 14 và 1. Như vậy trong bối cảnh hội nhập, công nghiệp Việt Nam lại hướng vào thị trường nội địa, hậu quả là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế rất thấp.


Trong xuất khẩu, nhiều hạn chế đã được dỡ bỏ, cũng không còn thuế xuất khẩu, song vẫn còn những hạn chế về định lượng nhập khẩu, mức thuế nhập khẩu cao để bảo hộ một số sản phẩm. Đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực do các tổng công ty nhà nước nắm giữ còn chịu nhiều cản trở.


Các dịch vụ tài chính phục vụ xuất, nhập khẩu và đầu tư nước ngoài như tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất, nhập khẩu… còn chậm phát triển. Các dịch vụ về thông tin thị trường, tiếp cận khách hàng, tư vấn luật pháp và kinh doanh còn kém phát triển.


Việc sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế không hiệu quả. Việc sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế không hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế rất thấp và xu hướng suy giảm làm cho năng lực của nền kinh tế thấp kém. Chỉ số ICOR (hế số giá trị sản phẩm gia tăng - nó thể hiện để thu được 1 đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn) của cả nền kinh tế tăng nhanh, đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước. ICOR tăng là một xu hướng tất yếu bởi nó gắn với phản ánh sự tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, ICOR tăng nhanh lại là điều đáng lo ngại cho quá trình phát triển của mọi nền kinh tế. Ở Việt

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí