So Sánh Một Số Chỉ Tiêu Sử Dụng Cơ Sở Hạ Tầng Giữa Việt Nam Và Thái Lan


Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có các tác động dây chuyền tích cực, như tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức bố trí sản xuất, quản lý, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm và cách thức tiếp thị, phục vụ khách hàng, v.v. Tuy nhiên, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài còn yếu. Điều này được thể hiện ở tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong tổng số nguyên liệu sử dụng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn rất cao. Do vậy, tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước cần được nhấn mạnh trong các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động FDI tại Việt Nam.

Mở rộng thị trường tiêu thụ


Tác động rõ nét nhất của đầu tư nước ngoài tới mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hoá được sản xuất ở Việt Nam là đóng góp hết sức to lớn của các doanh nghiệp này vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) của khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong thời kỳ 1996-2000, năm 2001 đạt trên 3,5 tỷ USD, tăng hơn 8 lần so với năm 1995 và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu tăng nhanh: thời kỳ 1991-1995 đạt gần 28%; thời kỳ 1996-2000 đạt 49%. Ngoài ra, khu vực đầu tư nước ngoài cũng có đóng góp nhất định trong việc mở rộng thị trường trong nước, phát triển các hoạt động dịch vụ, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của Việt Nam còn có nhiều hạn chế. Tỷ trọng các dự án đầu tư nước ngoài thay thế nhập khẩu, hướng vào thị trường


nội địa còn lớn. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tuy tăng nhanh nhưng chủ yếu vẫn là gia công dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử, giá trị gia tăng thấp và hàm lượng công nghệ không cao. Hoạt động của các công ty thương mại có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế, trong khi các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu.

Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế


Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, mở ra nhiều ngành công nghiệp mới, đưa ra nhiều sản phẩm mới như ô tô, xe máy, điện tử... Tuy nhiên, cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài còn bất hợp lý, hạn chế khả năng tạo ra cơ cấu ngành kinh tế có năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Phần lớn vốn giải ngân (khoảng 60%) tập trung vào các ngành công nghiệp nặng (15%), dầu mỏ và khí đốt (28%), bất động sản (17%). Đó là những ngành không có khả năng sử dụng lợi thế về lao động của đất nước. Đó cũng chính là các ngành kinh doanh độc quyền hoặc được bảo hộ ở mức cao ở nước ta. Thực tế đó có thể sẽ làm cho quá trình cải cách mở cửa và điều chỉnh cơ cấu trở nên khó khăn hơn.

+ Một số hạn chế:


Những kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước trong khu vực diễn ra hết sức gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng, trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại nước ta vẫn còn những hạn chế cần khắc phục:

Thứ nhất, kết quả thu hút vốn đầu tư đăng ký tuy tăng, nhưng vẫn còn ở mức thấp. Năm 2003, vốn đăng ký mới đạt 3,1 tỉ USD chỉ bằng khoảng 40% của năm 1996, năm 2004 bằng 50%, năm 2005 đạt khoảng 65-70% của năm


1996. Vốn FDI thực hiện tuy tăng qua các năm nhưng tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm dần vì vốn FDI thực hiện tăng chậm hơn so với đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ khoảng 30% trong 5 năm 1991-1995 xuống 24% trong giai đoạn 1996-2000 và 17% trong năm 2001-2005. Kết quả trên cho thấy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta, cũng như với nhu cầu huy động vốn nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, mặc dù tiến độ giải ngân đã được đẩy nhanh so với các năm trước, nhưng vốn thực hiện vẫn còn thấp hơn đáng kể so với vốn đăng ký.

Thứ hai, tỷ lệ các dự án lớn gắn với chuyển giao công nghệ nguồn của các Công ty xuyên quốc gia còn thấp; dòng vốn đầu tư chủ yếu vẫn từ các nước châu Á; đầu tư từ các nước phát triển có thế mạnh về công nghệ nguồn như Nhật, EU, Mỹ tăng chậm. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã thúc đẩy gia tăng mạnh mẽ kim ngạch buôn bán giữa hai nước nhưng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam chưa có chuyển biến đáng kể. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế. Việc chậm triển khai các khu công nghệ cao đã làm giảm khả năng thu thu đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Thứ ba, đầu tư nước ngoài vẫn tập trung chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm với những lợi thế về kết cấu hạ tầng và thị trường tiêu thụ; đầu tư vào các địa phương khác nhau chưa có dấu hiệu khởi sắc. Cơ cấu vốn đầu tư còn có một số bất hợp lý. Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp mặc dù đã có những chính sách ưu đãi nhất định, nhưng đầu tư nước ngoài còn quá thấp và tỷ trọng vốn FDI đăng ký liên tục giảm. Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi, trong khi có tác động rất hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đồng Bằng sông Cửu Long. Điều này cho thấy các chính sách khuyến khích


đầu tư vào các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa mang lại kết quả mong muốn và đòi hỏi trong thời gian tới cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm hạn chế tình trạng mất cân đối về đầu tư nước ngoài giữa các vùng kinh tế, qua đó góp phần hạn chế khoảng cách về phát triển giữa các vùng.

Thứ tư, sự gắn kết giữa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế trong nước vẫn còn lỏng lẻo, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển và việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho doanh nghiệp FDI chưa đáp ứng được yêu cầu làm giảm khả năng tham gia vào chương trình nội địa hoá và xuất khẩu qua các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.. Điều này vừa hạn chế tác động lan toả (tác động tràn) của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, vừa làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ta.

Ngoài ra, khả năng góp vốn của bên Việt Nam trong các liên doanh còn hạn chế, hầu hết là các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 98% tổng vốn đầu tư và 92% tổng số dự án liên doanh) chủ yếu là góp vốn bằng giá trị sử dụng đất nên tỷ lệ góp vốn của Việt Nam không đáng kể. Cho đến nay vẫn còn thiếu có chế huy động các nguồn lực khác nhau để góp vốn liên doanh với nước ngoài.

Có thể nói, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế nói trên là những bất cập về cơ chế, chính sách. Nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến đầu tư còn quá hạn hẹp, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài chưa được cập nhật bổ sung; chính sách ưu đãi đối với các dự án công nghệ cao và đầu tư vào các vùng kinh tế - xã hội khó khăn còn chưa hợp lý; việc nghiên cứu, ban hành quy hoạch và cơ chế chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ còn chậm.

2.2.4 Phát triển kết cấu hạ tầng


2.2.4.1 Cải thiện tình trạng kết cấu hạ tầng


Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) kể từ năm 1990, hạ tầng cơ sở của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhờ có sự tài trợ của nhiều quốc gia và tổ chức tài chính quốc tế. Bên cạnh đó chính sách mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cấp một số lĩnh vực hạ tầng cơ sở quan trọng.

Mười năm qua, sản lượng điện Việt Nam đã tăng gấp 4 lần, hệ thống đường giao thông và các cảng biển chính được nâng cấp và mở rộng, hàng không đã được hiện đại hoá, đặc biệt là bưu chính viễn thông, từ một mạng lưới nhỏ và lạc hậu trước năm 1990, đến nay, Việt Nam đã có mạng viễn thông hiện đại, mức tăng trưởng đứng thứ hai sau Trung Quốc, sự tiếp cận dịch vụ mới của quốc tế nhanh, trung bình chỉ sau tám tháng kể từ khi dịch vụ mới được tung ra thị trường quốc tế thì ở Việt Nam đã có loại hình dịch vụ này.

Tuy nhiên cơ sở hạ tầng mới phát triển mạnh ở các thành phố lớn và trung tâm của cả nước; các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn rất thiếu. Nhìn chung, mức độ phát triển hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại và trong tương lai của sản xuất kinh doanh trong nước, cũng như nhu cầu phát triển của khu vực trong tương lai. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, cơ sở hạ tầng của Việt Nam không chỉ giới hạn ở nhu cầu trong nước. Với ưu thế về vị trí địa lý nằm trong một vùng phát triển năng động với tuyến vận tải lưu lượng cao, Việt Nam có thể phát triển cơ sở hạ tầng như một trạm trung chuyển quốc tế để cung cấp dịch vụ cho khu vực. Cơ sở hạ tầng có thể trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nền kinh tế.

Để thấy được khoảng cách giữa chúng ta và các nước về phát triển kết cấu hạ tầng có thể so sánh với Thái Lan là nước có trình độ phát triển trung


bình của ASEAN (Thái lan đứng sau Singapore, Malaysia và trước Phillippin, Inđônêsia về nhiều chỉ tiêu phát triển). (Bảng 2.8)

Bảng 2.8 So sánh một số chỉ tiêu sử dụng cơ sở hạ tầng giữa Việt Nam và Thái lan


Chỉ tiêu

Việt Nam

Thái lan

1. Viễn thông



Số đường dây điện thoại trên 100 người dân

2,6

7,9

Số người sử dụng điện thoại di động trên 100 người dân


0,18


3,31

Số người sử dụng Internet tính trên 10000 người dân


0,02


6,00

2. Năng lượng điện



Tỷ lệ dân được dùng điện (%)

75

89

Mức tiêu dùng điện theo đầu người (kwh)

290

1.570

3. Vận tải



Đường sắt: *km -hành khách/1 triệu USD sức mua tương đương của GDP

*km-hàng hoá/1 triệu USD sức mua tương

đương của GDP


21,84

11,36


33.653

8.835

4. Nước sạch



Tỷ lệ dân được cung cấp nước sạch

65

89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 8

Nguồn: Nguồn: CIEM - UNDP, dự án VIE 01/025.4


4 Số liệu tham khảo từ Dự án VIE 01/025 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương


Về viễn thông, hiện nay số mạng điện thoại chính tính trên 100 dân của Việt Nam là 2,6 trong khi của Thái lan là 7,9; số người sử dụng điện thoại di

động trong 100 người dân của Việt Nam là 0,18, trong khi ở Thái lan là 3,31. Mức độ chênh lệch lớn hơn hẳn khi so sánh số người sử dụng Internet tính trên

10.000 dân: Việt Nam có 0,02 người, Thái lan có 6 người. Mức năng lượng

điện tính theo đầu người chỉ bằng 15% của Thái lan và 75% dân số Việt Nam

được dùng điện trong khi của Thái lan là 87 %.


Về giao thông, Việt Nam chỉ có 25% mạng lưới đường bộ được rải nhựa, 9% trong số đó còn tốt. Hệ thống giao thông nông thôn rất kém phát triển: 70% dân vùng nông thôn không thể đi chợ quanh năm do chất lượng

đường quá thấp. Đường sắt chỉ có một chiều, không có đầu tàu chạy điện và không có toa xe chuyên dụng chở công-ten-nơ và toa lạnh. Ngành hàng không mặc dù có đội bay hiện đại nhưng số lượng ít và mạng đường bay tương đối hẹp; hành khách và hàng hoá đến Việt Nam phải trung chuyển qua các sân bay đầu mối ở nước khác, làm tăng chi phí về thời gian và tiền bạc. Độ an toàn của lịch bay thấp, tỷ lệ tạm hoãn chuyến bay cao. Đội tàu thuỷ, kể cả tầu viễn dương chủ yếu là tàu cũ, trọng tải thấp. Các cảng biển nhỏ và không đủ sâu cho các tàu đúng tiêu chuẩn quốc tế; khả năng giải phóng hàng thấp do thiết bị bốc dỡ lạc hậu, kho hàng không đủ diện tích và điều kiện bảo quản. Khả năng bốc xếp gạo của cảng Saigòn là 1.000T/ngày so với 6.000 T/ngày của cảng Bangkok.

Hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước rất thiếu và không đảm bảo

điều kiện vệ sinh: khoảng hơn 65 % dân số ở Việt Nam được cung cấp nước sạch, còn ở Thái lan là 89%. Tại các thành phố thường xảy ra tình trạng úng lụt khi mưa lớn.

2.2.4.2 Giá cả dịch vụ


Một số giá dịch vụ cơ sở hạ tầng của Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực, trong khi một số giá khác lại quá thấp không đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Nghiên cứu của cơ quan JETRO (Nhật Bản) so sánh giá dịch vụ giữa thành phố của các nước là Singapore, Thái Lan, Philipin, Indonesia và Việt Nam cho thấy 5 chỉ số giỏ cả của Việt Nam cao hơn mức trung bỡnh của cỏc thành phố được so sỏnh. Mức chờnh lệch lớn nhất là giỏ cước điện thoại quốc tế (136%), giỏ thuờ bao điện thoại cố định (91%), giỏ nước sạch (71%), giỏ điện (25%) rồi đến giỏ cước điện thoại di động (14%).

Bảng 2.9 Chi phí dịch vụ hạ tầng ở một số thành phố của Châu Á - 2003

Đơn vị: USD


Các loại chi phí

Hà Nội

Tp.HCM

Singapore

Bangkok

Jakarta

Manila

1. Thuê khu công nghiệp (m2/tháng)


0,22


0,08


0,66-2,75


4,6


3,8-4,1


4,5-5,0

2. Thuê văn phòng (m2/tháng)


21


21


45,77


10,13


14-20


7,49

3. Phí lắp đặt điện thoại cố định


84,75


84,75


17,02


85,16


49,94


65,54

4. Cước điện thoại quốc tế (3 phút tới

Nhật)


6,93


6,93


1,0


2,07


3,76


1,2

5. Giá điện cho kinh doanh (kwh)

0,05-

0,07

0,05-

0,07


0,07


0,04


0,04

0,03-

0,04

6. Giá nước cho kinh doanh (m3)


0,23


0,23


1,03-1,32

0,22-

0,36


0,58

0,17-

0,20

7. Vận chuyển

1470

1078

550

1304

820

700

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí