Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp


Việt Nam được coi là một đất nước có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng thực tế có rất nhiều doanh nghiệp lại kêu thiếu nhân lực. Sự khan hiểm tập trung ở số lao động có trình độ, kỹ năng làm việc và có khả năng nắm giữ một số vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp.


Chất lượng nguồn nhân lực thấp và không được đào tạo bài bản đang khiến người lao động nước ta chịu lép vế và phải nhường lại các vị trí có thu nhập cao cho người nước ngoài.

Ví dụ: Tại nhà máy Xi măng Nghi Sơn (Thanh Hoá), những vị trí chủ chốt do người Nhật nắm giữ do họ không tìm được người bản xứ có khả năng đáp ứng các yêu cầu đưa ra. Tổng quỹ lương của 20 người Nhật làm việc trong nhà máy này bằng tổng quỹ lương của gẩn 2000 người Việt Nam làm việc ở đây. ở một số loại hình dịch vụ cao cấp khác, như ngân hàng, y tế… có tới 40% tổng số lao động có thu nhập từ 14.000 USD/năm trở lên, song hầu hết những vị trí đó hiện do người nước ngoài nắm giữ.

Nhóm lao động quản lý kinh doanh ở khu vực ngoài quốc doanh ít có cơ hội được đào tạo nên ít hiểu biết về thị trường và cơ chế thị trường, trong khi nhu cầu về loại lao động này càng ngày càng trở nên cấp bách và gay gắt bởi áp lực của thị trường, của cạnh tranh, của hội nhập. Sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trí thức thực sự đang là một thách thức to lớn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực thời gian tới.

+ Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu


Điểm nổi bật nhất năm 2005 chính là lực lượng lao động cả nước vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, tuy nhiên chất lượng lao động lại không tăng tương xứng. Lao động qua đào tạo có tăng, song đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 24,8%, chất lượng đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

cầu của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu đô thị tập trung (cả về cơ cấu ngành nghề cũng như kỹ năng tay nghề).

Nhiều ngành, nhiều địa phương còn thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trong khi đó lao động đã qua đào tạo (kể cả cao đẳng, đại học) lại đang thất nghiệp với tỷ lệ không nhỏ.

Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 11

Sự cách biệt về chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn còn lớn, đã, đang và sẽ gây bất lợi cho khu vực nông thôn. Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực II (công nghiệp, xây dung) còn thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Tỷ lệ lao động tham gia thị trường lao động (làm công ăn lương) chiếm tỷ lệ còn nhỏ, chứng tỏ thị trường lao động phát triển chưa cao, chưa ổn định.

+ Kỷ luật lao động chưa cao


Đại bộ phận người lao động có nguồn gốc từ nông thôn, chưa được rèn luyện về kỷ luật lao động công nghiệp. Còn mang nặng tác phong của một nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm; thiếu tinh thần hợp tác và gánh chịu rủi ro; ít thể hiện sáng kiến cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Để đáp ứng yêu cầu về kỹ năng và kỷ luật lao động, nhiều xí nghiệp (nhất là các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất) phải mất hàng tháng để đào tạo tác phong cho các công nhân mới được tuyển vào làm việc tại xí nghiệp.

+ Xuất khẩu lao động mất dần thế cạnh trah trên thị trường lao động quốc tế


Thông qua xuất khẩu lao động và chuyên gia, đất nước thu về mỗi năm khoảng 1,6 tỉ USD. Lao động Việt Nam hiện nay đang có mặt trên gần 40 quốc gia, chủ yếu là tại các vùng Đông Bắc Á, Đông Nam Á, khu vực Trung Đông, Nam Á - Thái Bình Dương. Tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài hiện có khoảng 400 nghìn người.

Thế nhưng chất lượng và ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động hiện nay đang là thách thức đối với công tác xuất khẩu lao động Việt Nam. Lao động nước ta đi xuất khẩu đa phần là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, chưa có nhận thức đúng về quan hệ chủ – thợ trong cơ chế thị trường, phần lớn chưa có trình độ ngoại ngữ cần thiết để giao tiếp với chủ sử dụng lao động trong làm việc.

Do không có tay nghề hoặc tay nghề thấp, lao động của Việt Nam chủ yếu được bố trí làm việc trong các nhóm ngành nghề không đòi hỏi nhiều về trình độ chuyên môn và tay nghề, điều kiện vệ sinh an toàn lao động, thu nhập không cao. Số lao động xuất khẩu làm các công việc cần đến trình độ tri thức cao như chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp... còn tương đối ít. Lao động Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với lao động các nước đã đi trước và đã có chỗ đứng, có uy tín trên thị trường.

Trong tương lai chúng ta còn phải cạnh tranh với lao động từ nước ngoài vào Việt Nam. Mặc dù khi chính thức gia nhập WTO, nước ta có thể sẽ chưa mở cửa thị trường lao động, nhưng sẽ có một dòng chảy lớn lao động nước ngoài vào nước ta. Thực tế không có điều khoản nào của WTO yêu cầu chúng ta phải mở cửa thị trường lao động, song lao động nước ngoài có thể vào làm việc tại nước ta từ các gói dịch vụ do nước ngoài cung cấp.

Để hạn chế luồng lao động từ nước ngoài, cách tốt nhất cần thực hiện là nâng cao chất lượng lao động để lao động bản xứ có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ. Khi đó, thay vì đưa lao động từ nước ngoài


vào làm việc, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tuyển lao động bản xứ để tiết kiệm chi phí.

2.2.7 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp


Các doanh nghiệp là nhân tố trực tiếp tham gia và chịu tác động của quá trình hội nhập, khi tham gia hội nhập thì sức cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế sẽ ngày càng gay gắt, khốc liệt, do đó các doanh nghiệp cần phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình phải thúc đẩy các hoạt động R&D, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả quản lý và hoạt động tài chính, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng vượt trội hơn các đối thủ để duy trì và phát triển. Thông thường, người ta đánh giá khả năng này thông qua các yếu tố sau:

2.2.7.1 Quy mô và số lượng doanh nghiệp


Đến cuối năm 2002 có khoảng 93.400 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư khoảng 100 ngàn tỷ đồng. Khá nhiều doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp chỉ đăng ký với số vốn điều lệ mang tính hình thức. Các doanh nghiệp nhà nước cũng trong tình trạng tương tự như vậy, vì nhà nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp này cho nên quy mô và vốn kinh doanh không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp. Trong mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động chưa hề có một doanh nghiệp nào của Việt Nam được xếp hạng theo danh mục quốc tế. So sánh các doanh nghiệp Việt Nam với nhau thì 17 tổng công ty 91 là những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất. Tổng trị giá của 17 tổng công ty này tính đến 31/12/2000 là 166.254.947 triệu đồng, có 3 tổng công ty lớn: Điện lực có tổng giá trị tài sản


là 52.829.531 triệu đồng và vốn kinh doanh là 22.710.846 triệu đồng; Dầu khí tương ứng là 28.435.676 triệu đồng và 11.395.678 triệu đồng; Bưu chính viến thông là 28.016.260 triệu đồng và 9.510.062 triệu đồng. Xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp của Việt Nam là vừa và nhỏ ở hai mặt giá trị tài sản và vốn kinh doanh.

2.2.7.2 Sản phẩm:


Khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế so sánh của nó. Lợi thế so sánh lại được đánh giá theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Quan điểm cổ điển đều xuất phát từ việc so sánh các yếu tố cấu thành nên sản phẩm như vốn, lao động, nguyên liệu, chi phí, giá thành, giá cả. Tuy nhiên, quan niệm về lợi thế so sánh hiện nay đã thay đổi và chủ yếu dựa vào các lợi thế động, đặc biệt chú ý đến vấn đề tiêu thụ và mở rộng thị trường quốc tế. Sản phẩm của Việt Nam có những đặc điểm cơ bản.

Thứ nhất, yếu tố vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động rẻ và vị trí địa lý. Một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực lại không mang thương hiệu Việt Nam, vì làm gia công chế biến cho nước ngoài (dệt may) hoặc chỉ xuất khẩu sản phẩm thô chưa qua chế biến (như dầu thô, nông lâm sản). Các sản phẩm điện tử thuộc vào lĩnh vực công nghệ cao như máy tính, đồ điện gia dụng, đa số chỉ là lắp ráp, các bộ phận tinh xảo hầu hết đều được chế tạo ở nước ngoài.

Thứ hai, yếu tố lao động là lợi thế so sánh của sản phẩm Việt Nam, nhưng chủ yếu dựa vào lao động giản đơn. Mặc dầu là lao động giản đơn nhưng tiền lương lại không phải là thấp. Thí dụ tiền lương của công nhân dệt


may tại Trung Quốc là 22 USD/tháng, Inđônêxia là 25 USD/tháng còn ở Việt Nam là 1,12 triệu đồng, xấp xỉ 80 USD/tháng.

Thứ ba, về chất lượng sản phẩm, chưa thấy sản phẩm nào thực sự có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới nhờ vào yếu tố chất lượng. Xét một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh của Việt Nam, ta thấy hầu hết chúng thuộc nhóm sản phẩm thô. Năng lực cạnh tranh nhờ vào yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu tạo ra thí dụ cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Sản phẩm dệt may được coi là mũi nhọn, nhưng chỉ có sản phẩm dệt kim đạt tiêu chuẩn chất lượng cao của thế giới. Việt Nam là nước đứng vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo, tuy nhiên chất lượng gạo lại thấp so với Thái Lan.

Thứ tư, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp so với mức trung bình của thế giới. Sở dĩ như vậy là do chi phí các yếu tố đầu vào, chi phí trung gian cao, quá trình vận chuyển, giao nhận chậm chạp, kiểu dáng mẫu mã luôn đi sau các nước và không độc đáo.

Thứ năm, năng suất của hầu hết các sản phẩm của Việt Nam đều thấp. Trong 10 mặt hàng xuất khẩu có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn nhaat năm 2002 chỉ có cà phê và lúa gạo có năng suất cao (năng suất cà phê và lúa gạo của Việt Nam là 2.400 tạ/ha, 4,14 tấn/ha so với năng suất của thế giới là 995 tạ/ha và 3,98 tấn/ha).

2.2.7.3 Năng lực quản lý:


Trình độ học vấn nói chung của các doanh nghiệp hoặc giám đốc doanh nghiệp Việt Nam không thấp. Nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ mới tốt nghiệp văn hoá phổ thông. Về kinh nghiệm đa số chủ doanh nghiệp tư nhân và giám đốc doanh nghiệp nhà nước đều trải qua thời kỳ hoạt động trước đó. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì giám đốc hoặc các thành viên hội


đồng quản trị được bầu chọn theo truyền thống kinh nghiệm, sống lâu lên lão làng, nói chung độ tuổi cao.

Nhiều cuộc điều tra khảo sát của Viện quản lý kinh tế trung ương cho thấy các chủ doanh nghiệp không thích ứng được với những thay đổi của moi trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi môi trường thể chế, thị trường, thị hiếu tiêu dùng... thay đổi các doanh nghiệp lại không hề có phản ứng kịp thời trước những thay đổi đó. Vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, quá trình sản xuất cũ, mẫu mã cũ để sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu. Một thí dụ điển hình là khi EU cấm nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ tự nhiên vì lý do môi trường thi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn xuất khẩu đồ gỗ từ các loại gỗ trắc, pơmu. Nói khác đi là các nhà quản lý không nắm bắt được các thông tin về thị trường, không nhạy bén trước các thay đổi của thị trường.

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mô hình tổ chức, quản lý tương tự như các mô hình trên thế giới. Do đó quá trình ra quyết định về mặt lý thuyết là không có sự khác biệt gì đáng kể. Tuy nhiên, trong thực tế lại phát sinh một số vấn đề, thí dụ các doanh nghiệp do một số thành viên là những người thân thuộc trong gia đình, họ hàng góp vốn kinh doanh, họ không chấp nhận luật lệ kinh doanh quốc tế, dẫn đến mâu thuẫn. Đối với các công ty cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có vai trò chi phối thì việc can thiệp của nhà nước diễn ra thường xuyên. Trong những trường hợp trên, các quyết định đầu tư, thay đổi thị trường, sản phẩm, đổi mới công nghệ thường bị ách tắc, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, phân cấp quản lý có những đặc điểm phức tạp, nhiều tầng lớp. Chủ sở hữu không được xác định rõ ràng có nhiều cơ quan được cử làm đại diện của chủ sở hữu, nhưng không có cơ quan


nào chịu trách nhiệm toàn diện với doanh nghiệp nhà nước, đã cản trở khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.2.7.4 Chi phí kinh doanh:


Nhiều loại chi phí đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực như giá cước điện thoại, giá bốc xếp, giá vận chuyển, giá cả các sản phẩm độc quyền. Ngoài ra, các doanh nghiệp luôn bị sách nhiễu và phải trả những khoản chi phí ngoài quy định, bất hợp lý. Những khoản chi phí đó cộng với tiền lương đã đẩy chi phí sản phẩm của Việt Nam tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Trong khi công nghệ thông tin và thương mại điện tử là công cụ giúp cho chi phí gia nhập thị trường quốc tế ngày càng giảm thì doanh nghiệp Việt Nam lại không tranh thủ được các cơ hội đó và không bắt kịp với các xu hướng đó. Đa số doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh, nếu có cũng không theo đuổi chiến lược đến cùng.

Đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay, nhất là tại các nước phát triển, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D) chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo một vị trí vững chắc trên thị trường. Qua điều tra, có 69,1% doanh nghiệp đầu tư chi phí cho R&D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ cao nhất chiếm 84,6%, cuối cùng là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ dành 0,2% đến 0,3% doanh thu cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Thực tế là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược kinh doan, trong điều hành chủ yếu vẫn là “xử lý tình huống” với công việc hàng ngày, chưa

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí